Tiết 76: Kiểm tra phần thơ và truyện hiện đại

Tiết 76: Kiểm tra phần thơ và truyện hiện đại

Tuần: 16 - Tiết :76 KIỂM TRA PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

Ngày soạn: 6/12/12

Ngày dạy: /12/12 ( Kiểm tra tập trung theo lịch của trường)

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

-Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng phần thơ và truyện hiện đại học kì I lớp 9, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu, tạo lập đoạn văn của học sinh.

-Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ; phân tích nhân vật, kĩ năng viết đoạn văn.

-Ý thức ôn tập tốt kiến thức để kiểm tra; làm bài nghiêm túc.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Hình thức: tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm tự luận: 45 phút .

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần thơ và truyện hiện đại học kì I,lớp 9.

- Chọn các nội dung cần, kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Xác định khung ma trận.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 76: Kiểm tra phần thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 - Tiết :76 KIỂM TRA PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
Ngày soạn: 6/12/12 
Ngày dạy: /12/12 ( Kiểm tra tập trung theo lịch của trường) 
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: 
-Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng phần thơ và truyện hiện đại học kì I lớp 9, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu, tạo lập đoạn văn của học sinh.
-Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ; phân tích nhân vật, kĩ năng viết đoạn văn.
-Ý thức ôn tập tốt kiến thức để kiểm tra; làm bài nghiêm túc.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm tự luận: 45 phút . 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần thơ và truyện hiện đại học kì I,lớp 9.
- Chọn các nội dung cần, kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
 Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Cộng 
Cấp độ thấp 
Cấp độ cao 
Chủ đề 1:
 Văn học:VB
-Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-Đoàn thuyền đánh cá
-Nhớ được khổ thơ cuối và ý nghĩa của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
 Chỉ ra được điểm giống và khác nhau trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Số câu: 2
Số điểm: 5 
Tỉ lệ : 50 % 
Số câu: 1
Số điểm: 2,5
 Số câu: 1
Số điểm: 2,5
Số câu: 2
5điểm = 50 % 
Chủ đề 2:
Tiếng việt
Biện pháp tu từ
Tích hợp với phần văn
 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ.
Số câu :1
Số điểm: 2
Tỉ lệ :20% 
Số câu: 1
Số điểm:2
Số câu: 1
2điểm = 20 % 
Chủ đề 3:
Tập làm văn
-Nghị luận văn học
- Viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm văn học 
Số câu : 1
Số điểm: 3 
Tỉ lệ :30 % 
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 1
3 điểm = 30% 
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ : 100 % 
Số câu: 1
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ : 25 %
Số câu: 1
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ : 25 %
 Số câu: 1
Số điểm:2
Tỉ lệ : 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ : 30 %
Số câu: 4
Số điểm: 10 
Tỉ lệ : 100 % 
IV. BIEÂN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
 ĐỀ KIỂM TRA PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI - LỚP 9
 Câu 1: (2,5 điểm)Chép thuộc lòng khổ thơ cuối tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”và nêu ý nghĩa của bài thơ.
Câu 2( 2,5điểm) Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Câu 3: (2điểm) Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ từ vựng đã học để phân tích nghệ thuật độc đáo trong khổ thơ sau : “ Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.” 
 ( Nguyễn Duy – Ánh trăng)
Câu 4: (3 điểm) Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu , trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
V.HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Yêu cầu
Điểm
1
-Chép thuộc lòng khổ thơ cuối tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đúng theo SGK.
 - Nêu được ý nghĩa của “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống Mĩ xâm lược.
2,5
1
1,5
2
-Giống nhau: hai khổ thơ giống nhau ở hình ảnh : “Câu hát căng buồm ” 
 ->Thể hiện tinh thần lạc quan, vui tươi, phấn khởi và niềm tin của những con người lao động đánh bắt cá.
-Khác nhau:
+ Khố đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn, khi mặt trời xuống biển... 
+Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình minh, khi mặt trời đội biển.....
2,5
0,5
0,5
1,5
3
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ từ ẩn dụ và nhân hóa trong khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.Cụ thể :
+ Ẩn dụ: Trăng cứ tròn vành vạnh ->tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
+Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc ->Trăng chính là người bạn , nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở người lính (và cả mỗi chúng ta) :con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt .
2
1
1
4
* Yêu cầu về hình thức:
Học sinh viết được đoạn văn từ 10 đến 15 câu ,đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, trong sáng.
* Yêu cầu về nội dung: Trình bày cảm nhận về nhân vật anh thanh niên: Anh thanh niên hiện lên trong đoạn trích truyện ngắn ”Lặng lẽ Sa Pa” với nhiều vẻ đẹp: 
-Là người có tấm lòng yêu đời, yêu nghề ,luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. 
-Có suy nghĩ đúng đắn về công việc của mình....
-Cởi mở và chân thành, hiếu khách, quan tâm đến người khác một cách chu đáo.....
-Khiêm tốn khi nghĩ về mình.
->Là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho những con người xây dựng đất nước thầm lặng , thật đáng trân trọng.
( Lấy dẫn chứng )
* Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý , khi chấm phần đoạn văn , GV linh hoạt , trân trọng những bài làm sáng tạo.
3
 0,5
 2,5
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra tho truyen hien dai.doc