Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các vần có các nguyên âm, phụ âm cuối và bán âm cuối dễ lẫn

Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các vần có các nguyên âm, phụ âm cuối và bán âm cuối dễ lẫn

I.LUYỆN ĐỌC:

1.HS người Kinh:

* Đọc đúng các từ ngữ dưới đây và chú ý phát âm đúng các vần: uynh, uych, uyt, uyp, uya.

a. phụ huynh, khuynh gia bại sản, khuynh hướng, khuỷnh sông.

b. luỵch quỵch, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch, quỳnh quỵch.

c. suýt soát, suýt nữa, tiếng còi tuýt tuýt, nước xuýt, quả quýt, xuýt xoa.

d. tuýp thuốc, sông Đa – nuýp, đèn tuýp.

e. đêm khuya, phéc- mơ - tuya.

2.HS người dân tộc thiểu số:

* Đọc đúng các từ ngữ dưới đây và chú ý phát âm đúng các vần: ăng / eng; ang / an; ăc / at; oai / oay.

a. nặng gánh, năng suất, chuối bánh nẳng, nằng nặc, dài dằng dặc, đeo đủng đẳng, trăng trắng, căng thẳng, măng đắng.

b. mêng mang, hoang mang, man mác, ngang dọc, nắng chang chang, lan man, chàng màng, dễ dàng, rộn ràng.

c nguyên tắc, xuất sắc, lúc lắc, sặc sụa, nắc nẻ, lặc lè, hục hặc, hăng hắc, thắc mắc, đậm đặc, im phăng phắc.

d. loay hoay, hí hoáy, xoay xoả, khoái chí, trái khoáy, điện thoại, thoai thoải, thoái thác, khắc khoải.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các vần có các nguyên âm, phụ âm cuối và bán âm cuối dễ lẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 1 – 1 Tiết 
Tiếng Việt
từ ngữ địa phương:
_______________________
tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các vần
có các nguyên âm, phụ âm cuối và bán âm cuối dễ lẫn
Kết quả cần đạt:
- HS người Kinh đọc và viết đúng các vần: uynh, uych, uyt, uyp, uya.
- HS người dân tộc thiểu số đọc và viết đúng các vần: ăng / eng; ang / an; ăc / at; 
oai / oay.
I.Luyện đọc:
1.HS người Kinh:
* Đọc đúng các từ ngữ dưới đây và chú ý phát âm đúng các vần: uynh, uych, uyt, uyp, uya.
a. phụ huynh, khuynh gia bại sản, khuynh hướng, khuỷnh sông.
b. luỵch quỵch, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch, quỳnh quỵch...
c. suýt soát, suýt nữa, tiếng còi tuýt tuýt, nước xuýt, quả quýt, xuýt xoa...
d. tuýp thuốc, sông Đa – nuýp, đèn tuýp..
e. đêm khuya, phéc- mơ - tuya..
2.HS người dân tộc thiểu số:
* Đọc đúng các từ ngữ dưới đây và chú ý phát âm đúng các vần: ăng / eng; ang / an; ăc / at; oai / oay.
a. nặng gánh, năng suất, chuối bánh nẳng, nằng nặc, dài dằng dặc, đeo đủng đẳng, trăng trắng, căng thẳng, măng đắng...
b. mêng mang, hoang mang, man mác, ngang dọc, nắng chang chang, lan man, chàng màng, dễ dàng, rộn ràng....
c nguyên tắc, xuất sắc, lúc lắc, sặc sụa, nắc nẻ, lặc lè, hục hặc, hăng hắc, thắc mắc, đậm đặc, im phăng phắc..
d. loay hoay, hí hoáy, xoay xoả, khoái chí, trái khoáy, điện thoại, thoai thoải, thoái thác, khắc khoải.
II.luyện tập:
*HS người Kinh:
1.Điền các vần và các dấu thanh phù hợp vào chỗ trống trong các từ ngữ sau( uynh, uych, uyt, uyp, uya):
a. h......đệ tương tàn, chân kh.......kh......., mừng q........., Trạng Q........, chân tay l........q....., q......quáng, q........quàng.
b. chạy h......h........, làm gì mà cậm cà cậm q........mãi.
c. mừng cuống q........, xe b......., h........sáo, s.........ngã, lườm ng.........,q........nợ.
d. quần ống t........, hai gọng kìm kh........lại, 
e. đi sớm về kh........, đêm hôm kh.........khoắt.
2.Tìm các từ láy hoặc từ ghép có các vần: uynh, uych, uyt, uyp, uya.( mỗi vần 2 – 3 từ)
3. Đặt câu với các từ đã tìm được ở bài tập 2.
4. Viết một đoạn văn chừng 10 dòng, chủ đề tự chọn, có sử dụng các từ đã tìm được ở bài tập 2. 
*HS người dân tộc thiểu số:
1. Điền các vần và các dấu thanh phù hợp vào chỗ trống trong các từ ngữ sau ( ăng / eng; ang / an; ăc / at; oai / oay):
a. l......quăng, n...... nổ, máy bay trực th......., l......lẽ, leng k......., léng ph......., n.....nề, l....nghe, h.....hái, b......qua ghềnh thác, nhập nh......., sốt s.......
b. nể n......., nhớ m......m......, m........nhện, m .......lợn, l........xóm, r......buộc, t......tóc, khệnh kh......., kh.......trang, v......lừng, mắc m......., n......quạt, l.......khói, khô kh........
c. b.....cầu, ch.......chắn, trục tr........., ng......ngứ, reo r......., quân gi......., lâm t........, may m......, bát ng......., thơm m......, phương b........, cười sằng s.......
d. l.....hình, kh.......sắn, x......chuyển, x......mũi khoan vào tường, x......vần, x......xở đủ nghề để kiếm sống, đầu có hai kh........., hí h......ghi chép.
2. Tìm các từ láy hoặc từ ghép có các vần: ăng, ang, ăc, oay ( mỗi vần khoảng 2 – 4 từ).
3. Đặt câu với những từ đã tìm được ở bài tập 2.
4. Viết một đoạn văn chừng 10 dòng, chủ đề tự chọn, có sử dụng các từ đã tìm được ở bài tập 2.
III.Sưu tầm từ ngữ vào sổ tay chính tả:
*Sưu tầm các từ ngữ có các vần dễ lẫn:
1. HS người Kinh sưu tầm các từ ngữ có các vần: uynh, uych, uyt, uyp, uya, ghi vào sổ tay chính tả. 
2. HS người dân tộc thiểu số sưu tầm các từ ngữ có các vần: ăng, ang, ăc, oay, ghi vào sổ tay chính tả. 
tìm hiểu quy tắc viết hoa trong tiếng Việt
và chữa lỗi viết hoa cho học sinh Yên Bái
Kết quả cần đạt:
- HS nắm được quy tắc viết hoa trong tiếng Việt: tên người, tên con vật, tên địa lý, tên tổ chức chính trị- xã hội, tên các chức vụ, các danh hiệu...
- Biết viết hoa đúng quy tắc.
I.quy tắc viết hoa trong tiếng Việt:
1.Quan sát kĩ và nhận xét về cách viết tên riêng của người dưới đây:
a. Nguyễn Thị Thu Hiền, Đào Văn Đức, Giàng A Lử, Hà Thị Dẻo....
b. An – phông – xơ Đô - đê, Phơ - ri - đơ - rích ăng – ghen, Bin Clin – tơn....
c. Tư Mã Thiên, Thành Cát Tư Hãn, Kim Nhật Thành.....
2. Quan sát kĩ và nhận xét cánh viết tên các con vật trong truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài:
- Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, anh Cò....
3. Quan sát kĩ và nhận xét về cách viết tên địa lí dưới đây:
a. Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lục Yên, Văn Yên, Hà Nội, Sài Gòn....
b. Thác Y – a- li, núi Chư – pa, thác Krông A – na....
c. Xanh Pê – téc – bua, Béc- lin, Mát – xcơ - va, An – giê – ri....
d. Tiệp Khắc, Tây Ban Nha, Mạc Tư Khoa, Luân Đôn...
4. Quan sát kĩ và nhận xét về cách viết tên các tổ chức chính trị – xã hội sau đây:
 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi...
5. Quan sát kĩ và nhận xét về cách viết tên các chức vụ, các danh hiệu sau đây:
a. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Chủ tịch nước....
b. Anh hùng Lao động, Bà mẹ Anh hùng, Nhà giáo Nhân dân...
Ghi nhớ:
1.Tên người:
- Tên người Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
- Tên người nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt: Viết hoa chữ cái đầu ở các bộ phận của họ, tên, có đánh dấu thanh, dấu mũ theo cách đọc các âm tiết, trong các âm tiết có gạch nối.
- Tên người nước ngoài phiên âm qua Hán Việt thì viết theo quy tắc viết tên riêng Việt Nam.
2. Tên con vật trong các tác phẩm văn học, trong các câu chuyện dành cho thiếu nhi, trong các bộ phim hoặc được gia đình nuôi đặt tên: cũng được viết hoa các chữ cái đầu của các âm tiết.
3. Tên địa lí: 
- Tên sông, núi, tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, phường, thôn, làng, xóm...của Việt Nam đều được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi âm tiết.
- Tên địa lí phiên âm từ tiếng của người dân tộc thiểu số thì chỉ viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên và giữa các âm tiết trong cùng bộ phận có gạch nối.
- Tên địa lí của nước ngoài được phiên âm ra tiếng Việt cũng viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận và giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
- Các tên địa lý nước ngoài được phiên âm qua Hán Việt thì viết hoa như tên địa lí Việt Nam.
4. Đối với các tổ chức chính trị – xã hội: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên.
5. Các chức vụ, các danh hiệu cũng viết hoa để tỏ ý kính trọng:
- Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết thể hiện chức vụ.
- Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết biểu thị đặc điểm, tính chất của danh hiệu.
II.luyện tập:
1.Viết chính tả nghe - đọc :
Đội du kích võ trang được mật báo có một trung đội địch do một viên quan Pháp chỉ huy từ đồn Bồ kéo ra đồn Dọc phối hợp với bọn nguỵ ở đồn này mở trận càn vào chiến khu Vần. Xã bộ Việt Minh giao nhiệm vụ cho du kích phải chặn đứng cuộc càn này ngay từ phút đầu. Hai tổ du kích võ trang do Hoàng Minh chỉ huy đã xây dựng xong phương án đánh địch.
	Buổi họp đặc biệt của ban chỉ huy ở Gò Bằng hôm đó chỉ có hai đội viên thiếu nhi được biết: Thọ làm giao thông và Chinh canh gác. Chập tối, mọi người ra về, Thọ và Chinh giữ tay anh Hùng nì nèo:
	 - Anh đồng ý đi, anh Hùng?
( Trích “ Kỉ vật cuối cùng” của Hà Lâm Kì )
2. Viết hoa cho đúng quy tắc đối với các từ cần viết hoa trong các đoạn phú, đoạn văn sau:
a. Non xuân sơn cao thấp triều tây,
Sông lôi thuỷ quanh co nhiễu tả
Ngàn tây chìa cánh phượng, dựng thửa hư không;
Thành nước uốn hình rồng, dài cùng dãy đá
Đùn đùn non yên ngựa, mấy trượng khoẻ thế kim thang,
Cuồn cuộn thác con voi, chín khúc bền hình quan toả.
( Nguyễn Hãng )
b. 	páo không ngủ được. Ngọn gió từ trên núi cao thổi về chớm lạnh, ngào ngạt hương rừng, lùa mãi vào tận giấc ngủ gọi páo tỉnh dậy. Quen lắm! Gió từ ô qúy hồ, mù cang chải hay than uyên thổi? Không phải! Gió từ quê hương trạm tấu thơm nức mùi mật ong đấy. Gió mang theo tiếng khèn người mông nhún nhảy, luồn lách quanh co các nẻo đường, lộng lên trong các hang đá. Lạ lắm! Năm nào cũng vậy, ngọn gió mùa này như tiếng hát rì rào mà vang động đánh thức bà giàng xóa, ông giàng xeo pờ, thằng giàng xung, con giàng xênh, đánh thức cả bản mông dậy.
	(Hoàng Việt Quân)
c. Nguyễn đình thi sinh năm 1924 tại luông phabăng ( lào) trong một gia đình viên chức, quê gốc ở phú xuyên, hà tây, học ở hà nội, hải phòng, rồi sau đó lại trở về học ở hà nội. Ông tham gia phong trào yêu nước trong học sinh, sinh viên từ 1941. Ông là thành viên của tổ chức văn hoá cứu quốc do đảng cộng sản thành lập từ năm 1943...Sau cách mạng tháng tám nguyễn đình thi là tổng thư kí hội văn hoá cứu quốc...Thời kì kháng chiến chống pháp, nguyễn đình thi lên việt bắc, hoạt động văn học, tham gia ban chấp hành hội văn nghệ việt nam. Từ 1952 – 1954, ông gia nhập bộ đội, đã tham dự một số chiến dịch, trong đó có chiến dịch điện biên phủ. Từ năm 1958 đến 1989, nguyễn đình thi là tổng thư kí hội nhà văn việt nam.
( Theo Nguyễn Văn Long )

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 8 SUA.doc