Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (tiếp theo)

Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (tiếp theo)

2. Vai trò của đồng tiền trong Truyện Kiều:

 Truyện Kiều đã dành cho đồng tiền một vai trò to lớn. Đồng tiền được nhắc đến trong 17 đoạn, trong mỗi đoạn nó đều chứng tỏ cái thế lực to lớn của mình. Bọn công sai xông thẳng vào nhà Kiều vơ vét, được tác giả đánh giá: “ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”. Để cứu Vương Ông ra khỏi ngục cần phải có 300 lạng; Kiều bán mình với giá ngoài 400 lạng.ttong Truyện Kiều đồng tiền đảm nhận với ba chức năng sau:

ã Biến tất cả thành hàng hoá. Một cô gái đẹp như Kiều trở thành món hàng mua đi bán lại. Mã Giám Sinh trù tính, riêng chỉ việc “ nước trước bể hao” cũng đem đến cho hắn một số tiền lớn. Thúc Sinh dùng tiền chuộc Kiều về, Bạc Hạnh đem Kiều đi bán “ Mối hàng một đã ra mười thì buông”. Từ Hải chỉ sử dụng đồng tiền để chuộc Kiều làn thứ hai “ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”. Với đồng tiền người ta có thể hưởng mọi lạc thú vật chất “ Trăm nghìn để một trận cười như không”. Đồng tiền đã làm thay đổi tâm lý con người. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh đều chạy theo đồng tiền.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tìm hiểu Phong cách Nguyễn Du
 trong Truyện Kiều
2. Vai trò của đồng tiền trong Truyện Kiều:
 Truyện Kiều đã dành cho đồng tiền một vai trò to lớn. Đồng tiền được nhắc đến trong 17 đoạn, trong mỗi đoạn nó đều chứng tỏ cái thế lực to lớn của mình. Bọn công sai xông thẳng vào nhà Kiều vơ vét, được tác giả đánh giá: “ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”. Để cứu Vương Ông ra khỏi ngục cần phải có 300 lạng; Kiều bán mình với giá ngoài 400 lạng...ttong Truyện Kiều đồng tiền đảm nhận với ba chức năng sau:
Biến tất cả thành hàng hoá. Một cô gái đẹp như Kiều trở thành món hàng mua đi bán lại. Mã Giám Sinh trù tính, riêng chỉ việc “ nước trước bể hao” cũng đem đến cho hắn một số tiền lớn. Thúc Sinh dùng tiền chuộc Kiều về, Bạc Hạnh đem Kiều đi bán “ Mối hàng một đã ra mười thì buông”. Từ Hải chỉ sử dụng đồng tiền để chuộc Kiều làn thứ hai “ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”. Với đồng tiền người ta có thể hưởng mọi lạc thú vật chất “ Trăm nghìn để một trận cười như không”. Đồng tiền đã làm thay đổi tâm lý con người. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh đều chạy theo đồng tiền.
Đẩy người ta đến hành động trái với đạo lý. Sở Khanh lừa bịp Kiều vì có 300 lạng “ Có ba trăm lạng trao tay”. Kiều đi đến chổ dụ Từ Hải hàng cũng vì “ Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân”. Kiều rời khỏi nhà Hoạn Thư cũng lấy luôn vàng bạc nhà Hoạn Thư “ Bên mình dắt để hộ thân”. Đông tiền thay đổi cả luật Pháp:
 “ Trong tay sẵn có đồng tiền
 Dẫu rắng đổi trắng thay đen kó gì”.
Đồng tiền cũng giúp người ta làm được những việc có ích. Như Kiều dùng tiền để trả ơn Thúc Sinh “ Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân” và Giác Duyên “ Nghìn vàng gọi chút lề thường”. Kim Trọng đã dùng tiền để dò la tin tức Thuý Kiều “ Biết bao công mướn của thuê, Lâm Thanh mấy độ đi về dặm khơi”. Đó là chưa kể đến đồng tiền đã cứu Kiều thoát khởi lầu xanh lần thứ hai.
 Như vậy, trong Truyện Kiều đồng tiền đóng vai trò một vật có tác dụng gần như vạn năng. Nó biến người con gái trong trắng thành đĩ, hay ngược lại biến cô gái giang hồ thành con người cao quý. Nó đổi trắng thay đen, nó mạnh hơn cả võ lực, vì chính nó đã làm cho Từ Hải phải đầu hàng và chết. Nó bù đắp được tất cả và cũng phá hoại được tất cả.
 Cái nhìn ấy không phải là cái nhìn trong Kim Vân Kiều truyện; trong Kim Vân Kiều truyện tuy cũng nói đến nhiều đến đồng tiền, nhưng chỉ xem như một công cụ trao đổi, không xem nó như một sức mạnh có khả năng thay đổi tất cả. Nguyễn Du nhìn đông tiền như một sức mạnh mới của xã hội và đánh giá nó. Mỗi khi đồng tiền xuất hiện, là cuộc đời Kiều chuyển sang một bước mới. Ông không có thái độ căm ghét đồng tiền, khinh miệt nó như những người Nho giáo hay Phật giáo trước ông. ông thấy được sức mạnh của nó, thấy nó làm được việc tốt, cũng như gây nên tai hoạ. Ông khẳng định thế lực của nó, và thấy nó là hêt sức cần thiết cho hạnh phúc. Thái độ này không phải thái đọ của riêng Nguyễn Du, đó là quan điểm của tất cả những tài tử trong thời đại của ông.
 Cũng như trong trường hợp tài mệnh tương đố, trong các tác phẩm đương thời, Truyện Kiều cũng là tác phẩm duy nhất nêu lên được đồng tiền như một thế lực khách quan có tác dụng thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội. Nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người và trở thành một vấn đề toàn nhân loại. 
 (* còn nữa )

Tài liệu đính kèm:

  • doctim_hieu_phong_cach_nguyen_du_trong_truyen_kieu_tiep_theo.doc