Tìm hiểu Thêm bài thơ “Bếp lửa”

Tìm hiểu Thêm bài thơ “Bếp lửa”

TÌM HIỂU THÊM BÀI THƠ “BẾP LỬA”

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Nắm được kĩ năng vận dụng kiến thức vào những đề bài phù hợp

- Tiếp cận và xử lí một số đề .

B. NỘI DUNG KIẾN THỨC

Đề1:

a. Đọc thuộc lòng bài thơ

b. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt

c. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Đề 2:

Hãy xác định bố cục của bài thơ và cho biết những hình ảnh nào là hình ảnh nào nởi bật nhất.

Gợi ý:

 Có thể chia bài thơ này 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "niềm tin dai dẳng"): Hồi tưởng của cháu về thuở ấu và những kỉ niệm ấm áp về tình bà cháu.

- Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ về cuộc đời bà và nỗi nhớ, lòng biết ơn dành cho bà.

 Tuy nhiên, chi tiết hơn, có thể chia bố cục bài thơ như sau:

-3 dòng đầu : Nêu cảm xúc chung toàn bài.

-Tiếp theo đến "dai dẳng": Những kỉ niệm về bà và hình ảnh bếp lửa

-Tiếp theo đến "bếp lửa": Suy nghĩ về cuộc đời bà

-Còn lại: Luôn nhớ về bà dù cháu phải sống xa quê

 Trong bài thơ,có hai hình ảnh nổi bật là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Hai hình ảnh này gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt toàn bài.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu Thêm bài thơ “Bếp lửa”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tiết 
Ngày giảng Tìm hiểu Thêm bài thơ “Bếp lửa”
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm được kĩ năng vận dụng kiến thức vào những đề bài phù hợp
- Tiếp cận và xử lí một số đề .
B. Nội dung kiến thức 
Đề1:
Đọc thuộc lòng bài thơ
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Đề 2:
Hãy xác định bố cục của bài thơ và cho biết những hình ảnh nào là hình ảnh nào nởi bật nhất.
Gợi ý:
 Có thể chia bài thơ này 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "niềm tin dai dẳng"): Hồi tưởng của cháu về thuở ấu và những kỉ niệm ấm áp về tình bà cháu.
- Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ về cuộc đời bà và nỗi nhớ, lòng biết ơn dành cho bà.
 Tuy nhiên, chi tiết hơn, có thể chia bố cục bài thơ như sau:
-3 dòng đầu : Nêu cảm xúc chung toàn bài.
-Tiếp theo đến "dai dẳng": Những kỉ niệm về bà và hình ảnh bếp lửa
-Tiếp theo đến "bếp lửa": Suy nghĩ về cuộc đời bà 
-Còn lại: Luôn nhớ về bà dù cháu phải sống xa quê
 Trong bài thơ,có hai hình ảnh nổi bật là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Hai hình ảnh này gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt toàn bài.
Đề 3:
Phân tích vẻ đẹp hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
Gợi ý:
 Để trả lời câu lời câu hỏi này, cần chú ý cho ba ý chính:
-Trước hết, hình ảnh bếp lửa là hình ảnh thực, trên cơ sở đó, nhà thơ đã xây dựng thành công hình ảnh bếp lửa mang tính biểu tượng 
-Sự phát triển của hình tượng bếp lửa gắn liền với sự phát triển thi tứ. Nó không chỉ khơi dậy kỉ niệm mà còn khơi dậy niềm tin vào cái đẹp của tân hồn, tình cảm.
- Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình tượng người bà làm cho mạch thơ vượt quá sự kể lể thuần tuý, khiến cho màu sắc trữ tình và màu sắc triết lí trở nên sâu hơn, có sức lan toả hơn.
Đề 4:
Phân tích hình ảnh người bà trong hồi tưởng và cảm nhận của cháu.
Gợi ý:
 Để phân tích hình ảnh người bà, HS nên bám vào văn bản và chú ý đến những ý chính sau:
-Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ngọn lửa nhưng phía sau hiình ảnh ngọn lửa là bàn tay khéo léo và tấm lọng nhân hậu của con người:
 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm 
 Câu thơ trước nói về ngọn lửa có thực thân thuộc với mỗi gia đình. Nhưng ở câu thơ sau, với hai chữ ấp iu, hình ảnh ngọn lửa đã được mở rộng hơn: vừa nói lên chính xác công việc nhóm lửa, vùa nói đến tình thương chăm chút của bà.
-Trong những năm gian khó nhất (Nạn đói năm ất Dậu 1954, cuộc khánh chiến gian khổ, mẹ cha đi công tác xa), bà luôn ở cạnh cháu, nuôi dạy cháu nên người (bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học). Bà là người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó.
-Bà là điểm tựa tinh thần của cháu:
 Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọc lửa, lòng bà ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
 Đây là những câu thơ vừa cụ thể vừa giàu tình khái quát. Cụ thể ở hình ảnh bếp lửa bà nhen mỗi chiều. Khái quát ở hình ảnh mang tính biểu tượng: ngọn lửa trong lòng bà. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương nồng hậu, ngọn lửa của niềm tin.
 Trong quá trình phân tích hình ảnh người bà, ngoài việc nêu lên tình bà cháu, cũng cần lưu ý đến tình cảm của cháu khi nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa.
Ngày soạn Tiết
Ngày giảng Bài thơ “Khúc hát ru
Sĩ số 9B những em bé lớn trên lưng mẹ”
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm được kĩ năng vận dụng kiến thức vào những đề bài phù hợp
- Tiếp cận và xử lí một số đề bài về bài thơ
B. Nội dung kiến thức 
Đề 1 :
a. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ. 
b.Trình bày hiểu biết của em về tác giả NKĐ? 
c.Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Đề 2:
Hãy xác địng bố cục của bài thơ. Phân tích tính hợp lí của bố cục dó.
 Gợi ý: 
 Bài thơ chia làm ba đoạn.Mỗi đoạn bắt đàu từ câu: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi.
 Sự phân đoạn như trên là hợp lí vì: 
 - Tạo nên sự lặp lại của giai điệu, phù hợp với âm hưởng của lời ru
- Nhưng đó là sự lặp lại mang tính phát triển. ý thơ và vẻ đẹp của bài thơđược mở rộng, xác thực mà giàu tính biể tượng. 
Đề 3:
Tình cảm người mẹ dành cho con đã được nhà thơmiêu tả ntn? Em có nhận xét gì về tình cảm mẹ con trong bài thơ này?
Gợi ý: 
 Tình cảm của người mẹ được tác giả thể hiện rất khéo léo, hợp lí. 
 - Người mẹ giã gạo, lam rẫy... đều địu cu Tai trên lưng : sự gắn bó giữa hai mẹ con( đay cũng là những hình ảnh thường gặp ở phụ nữ vùng Tây Nguyên)
- Yêu con, coi con là mặt trời của mẹ
- Đứa con là tương lai, là niềm hi vọng, là nơi gửi gắm những ước mơ ( tình cảm được mở rông và phát triển qua từng đo 
 - Tình yêu con gắn với tình yêu buôn làng, yêu cách mạng và kháng chiến.
* Suy nghĩ về tình mẹ con: Đó là tình cảm sâu sắc nhưng lhông chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình mà gắn với tình cảm chung. Câu thơ cuối cùng là một câu thơ tầm vóc, rất sâu về ý nghĩa: sau này con lớn lên không chỉ là người dân của ĐN tự do mà con phải thực sự là người tự do. 
Đề 4: 
Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ sau: 
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Gợi ý: 
 Hai câu thơ giàu tính nghệ thuật. Hình ảnh mặt trời trpng câu thơ thứ nhất là h/ảnh thật, hình ảnh mặt trời trong câu thứ hai đã được chuyển nghĩa và mang tính biểu trưng. Mặt trời nói về sự ấm nóng, sự rực rỡ, ngời sáng. Đứa con trong tình yêu thương của mẹ trở thành niềm tin, vừa gần gũi vừa thiêng liêng, vừa bé bỏng vừa to lợn, cao đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctim_hieu_them_bai_tho_bep_lua.doc