Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

I. Lý do chọn đề tài :

1. Lý luận :

 Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.

 Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác.

 Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng tôi đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng nâng cao.

 Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh".

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1364Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài :
1. Lý luận : 
	Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
	Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác.
	Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
	Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng tôi đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng nâng cao.
	Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh".
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
	Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện.
	Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khó khăn, hóc búa thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm mục đích, để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ :
	- Tìm hiểu về các trò chơi học tập Toán 3
	- Tìm hiểu về thực trạng tài liệu trò chơi Toán học 3.
3.2. Phạm vi nghiên cứu :
	- Đối tượng : Học sinh lớp 3C, năm học 2008 - 2009.
	- Tài liệu : Sách giáo khoa Toán, sách hướng dẫn giáo viên, sách trò chơi toán học nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu :
	Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
1. Nghiên cứu tài liệu :
	- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục... có liên quan đến nội dung đề tài
	- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo : Toán tuổi thơ, giúp em vui học toán.
2. Nghiên cứu thực tế :
	- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi toán học
	- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
	- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án đã thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài).
II. Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học :
	Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
	Môn toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
	Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
	Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
III. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
	- Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí.
	- Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
	- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
	- Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tác dụng của trò chơi toán học
	Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
	Trò chơi là loại phố biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.
	Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắtc găn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
	Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
	Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
	Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
	Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
II. Một số trò chơi toán học lớp 3
1. Tổ chức trò chơi trong môn Toán
	Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :
a. Thiết kế trò chơi học trong môn Toán :
	* Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cận kè và đảm bảo các yêu cầu sau :
	+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
	+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
	+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
	+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
	+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
	+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
	* Cấu trúc của Trò chơi học tập :
	+ Tên trò chơi
	+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
	+ Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
	+ Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
	+ Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
	+ Nêu cách chơi.
b. Cách tổ chức trò chơi :
	Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút
	- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
	+ Nêu tên trò chơi.
	+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
	- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi
	- Chơi thật
	- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
	- Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3 :
	Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 3 :
Trò chơi 1 : Truyền điện
- Mục đích :
	+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
	+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
	- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
- Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
	* Lưu ý :
	+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
	+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhi ... thưởng
	+ Đồng hồ
	- Cách chơi :
	Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng.
	Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm
III. Giáo trình môn toán minh họa
Bài dạy : Bảng chi 8
1. Mục đích : Giúp học sinh
	- Dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8
	- Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn
2. Đồ dùng :
	- Giáo viên : Phấn màu, bút dạ, các tấm bìa có 8 tấm tròn, bảng nhân 8 phóng to.
	- Học sinh : Các tấm bìa có 8 chấm tròn, vở toán
3. Hoạt động của giáo viên
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh đọc bảng nhân 8
- Gọi học sinh nêu 3 phép tính bất kỳ của bảng nhân 8 sau đó học sinh khác trả lời
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm
- 1 học sinh đọc
- 4 học sinh đố nhau
Học sinh nhận xét bạn đọc
15'
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
Giáo viên : Trong giờ học toán hôm nay, các con sẽ dựa vào bảng nhân 8 để lập thành bảng chia 8 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 8. Bài học hôm nay là : Bảng chia 8 - Giáo viên hi đầu bài bảng lớp
b. Lập bảng chia 8 :
- Cho học sinh lấy 3 tấm bìa, môi tấm bìa có 8 chấm tròn (Giáo viên lấy đính bảng lớp 8)
Hỏi : Con lấy được tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
Học sinh lấy để trên mặt bàn
24 chấm tròn
Vì sao con biết ? (Giáo viên ghi bảng)
8 x 3 = 24
- Giáo viên : Cô có 24 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa mỗi tấm có 8 tấm tròn. Hỏi cô có mấy tấm bìa ?
3 tấm bìa
Vì sao con biết ?
24 : 8 = 3
Dựa vào phép nhân 8x3-24 ai có phép chia tương ứng số chia bằng 8
Giáo viên ghi bảng lớp, gọi học sinh đọc 
24 : 8 = 3
2 học sinh đọc
- Giáo viên chốt : Từ các phép nhân ta có thể lập được phép chia tương ứng
- Giáo viên đưa bảng nhân 8 lên bảng lớp
- Giáo viên đính bảng chia 8 (chưa có kết quả) lên bảng lớp
- Dựa vào bảng nhân 8 để tính các kết quả của các phép tính này từ 8:8 đến 80:8, mỗi tổ tính kết quả của 2 phép tính, tổ 4 tính 3 phép tính cuối.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời : Giáo viên ghi bảng
Vì sao 16 : 8 = 2?
Vì sao 48 : 8 = 6 ?
Vì 8 x 2 = 16
nên 16 : 8 = 2
Vì 8 x 6 = 48
nên 48 : 8 = 6
- Có nhận xét gì về số chia, thương, số bị chia ?
Số bị chia đều là 8 thương từ 1 đến 10, số bị chia liền nhau hơn nhau 8 đơn vị
- Giáo viên nói : Đây chính là bảng chia 8
- Nếu ta quên 1 kết quả của phép chia nào đó trong bảng chia 8 ta làm thế nào?
* Giáo viên củng cố : Dựa vào phép nhân trong bảng 8 để tìm ra kết quả của phép chia.
Dựa vào phép nhân của bảng nhân 8 để tìm
* Giáo viên : Vừa rồi chúng ta đã hình thành bảng chia 8, các con đã học thuộc bảng chia 8. Bây giờ chúng ta cùng nhau vận dụng bảng chia 8 để làm bài tập
17'
3. Luyện tập tại lớp :
Giáo viên cho học sinh mở sách giáo khoa trang 59
Học sinh mở SGK
Bài 1 :
Gọi 1 học sinh đọc bài
1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm bài
1 học sinh làm bảng lớp
Học sinh nhận xét - chữa bài
Trong bài 1 có phép tính nào nằm trong bảng chia 8
56 : 7 = 8
48 : 6 = 8
Bài 2 :
Học sinh tự làm
1 học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh làm bảng lớp
Có nhận ét gì về các phép tính trong cột 1, khi biết kết quả của phép nhân có thể tính ngay được kết quả của 2 phép chia này không ? (Vì sao)
Học sinh nhận xét - Chữa bài
- Lấy tích chia cho TS này được TS kia
* Giáo viên : Từ phép nhân ta lập được các phép chia tương ứng. Đây chính là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Bài 3 :
- Bài toán cho biết là gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
1 học sinh đọc BT
Học sinh tự làm bài
Học sinh nhận xét - chữa bài
Bài 4 : 
- Bài toán cho biết là gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
1 học sinh đọc BT
Học sinh tự làm bài
Học sinh nhận xét - chữa bài
- BT3 và BT4 có điểm gì giống nhau ?
Giống phép tính đều là 32 : 8 = 4
1 tấm vải dài 32m
- Có điểm gì khác nhau ?
BT3 : Cắt thành 8 mảnh
BT4 : 1 mảnh dài 8 mét nên kết quả 4 mét
BT4 : 4 mảnh khác nhau về đơn vị.
4. Củng cố 
- Gọi học sinh đọc bảng chia 8
- Tro chơi : Truyền điện 2 phút giáo viên nhận xét tuyên dương
2 học sinh đọc
Học sinh : Cả lớp chơi
1 học sinh nêu 1 phép tính trong bảng chia 8 gọi 1 học sinh khác nêu KQ và học sinh này lại nêu tiếp 1 phép tính khác bảng chia 8 gọi học sinh khác lần lượt. Nếu học sinh nào trả lời chậm, sai thì coi là thừa nhảy lò cò hoặc hát...
5. Tổng kết - Dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học thuộc bảng chia 8
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả thực nghiệm
	Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi toán học đã nêu trên vào tiết học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài hoc mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó.
	- Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn.
	- Chấm điểm của bài làm sau nhưng tiết học có trò chơi
Số bài
Điểm
:
1-2
3-4
5-6
7-8
%
9,10
%
39
0
0
0
14
38
25
62
	- Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán cho các em lòng yêu thích, ham mê môn toán.
II. Bài học kinh nghiệm
	Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
	Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
	Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
	Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.
	Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nghĩa Thắng, ngày 20 tháng 5 năm 2009
NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nguyễn Thị Hồng
D. MỤC LỤC
Trang
A
Đặt vấn đề
1
I
Lý do chọn đề tài
1
1
Lý luận
1
2
Mục đích nghiên cứu đề tài
2
3
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
2
4
Phương pháp nghiên cứu đề tài
2
II
Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học
3
III
Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học
3
B
Giải quyết vấn đề
4
I
Vai trò, tác dụng của trò chơi toán học
4
II
Một số trò chơi toán học lớp 3
5
1
Tổ chức trò chơi trong môn Toán
5
2
Giới thiệu một số trò chơi Toán học lớp 3
7
III
Giáo trình môn Toán minh họa
15
C
Kết luận
19
I
Kết quả đạt được
19
II
Bài học kinh nghiệm
19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2008 - 2009
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường Nguyễn Bá Ngọc.
1. Tên đề tài: ....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: ...................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Tổ khối : .......................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
b) Hạn chế: .................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường : Nguyễn Bá Ngọc
thống nhất xếp loại : .....................
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ĐẮKR’LẤP
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ĐắkR’Lấp 
thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHong xong roi.doc