Tóm tắt kiến thức cơ bản Ngữ văn lớp 9

Tóm tắt kiến thức cơ bản Ngữ văn lớp 9

Văn bản

Tác giả và xuất xứ

Thể loại :

Phương thức biếu đạt

Nội dung - nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương - trích “ Truyền kì mạn lục”

Nguyễn Dữ : Ông sống ở thế kỉ XVI , thời kì triều đình nhà Lê đã bằt đầu khủng hoảng , các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh , Mạc tranh giành quyền lực gây ra các cuộc chiến tranh kéo dài . Ông học rộng tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nuôi mẹ già, viết sách, sống ẩn dật .

 Truyện truyền kì

“Chuyện người con gái Nam Xương” khẳng định nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam , đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi , đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến . Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện , dựng nhân vật , kết hợp cả tự sự , trữ tình , và kịch với lối văn biền ngẫu , lời văn giàu cảm xúc , diễn biến hợp lí , cách thắt gút mở gút tài tình , xây dựng tình huống đầy kịch tính .

Văn bản

Tác giả và xuất xứ :

Thể loại :

Nội dung -nghệ thuật :

 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tuỳ bút

Phạm Đình Hổ : (1768-1839) còn gọi là Chiêu Hổ, làm quan thời Minh Mạng , có nhiều công trình khảo cứu , biên soạn có giá trị .

Thể loại : Tuỳ bút

Nội dung : Trình bày về đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa , quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn .

Nghệ thuật : thể loại tuỳ bút, ghi chép tuỳ hứng sự việc một cách cụ thể , chân thực sinh động .

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 18001Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kiến thức cơ bản Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN NGỮ VĂN LỚP 9
 PHẦN I / VĂN BẢN 
Văn bản 
Tác giả và xuất xứ 
Thể loại : 
Phương thức biếu đạt 
Nội dung - nghệ thuật 
Chuyện người con gái Nam Xương - trích “ Truyền kì mạn lục” 
Nguyễn Dữ : Ông sống ở thế kỉ XVI , thời kì triều đình nhà Lê đã bằt đầu khủng hoảng , các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh , Mạc tranh giành quyền lực gây ra các cuộc chiến tranh kéo dài . Ông học rộng tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nuôi mẹ già, viết sách, sống ẩn dật . 
 Truyện truyền kì 
“Chuyện người con gái Nam Xương” khẳng định nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam , đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi , đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến . Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện , dựng nhân vật , kết hợp cả tự sự , trữ tình , và kịch với lối văn biền ngẫu , lời văn giàu cảm xúc , diễn biến hợp lí , cách thắt gút mở gút tài tình , xây dựng tình huống đầy kịch tính . 
Văn bản
Tác giả và xuất xứ : 
Thể loại : 
Nội dung -nghệ thuật : 
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tuỳ bút
Phạm Đình Hổ : (1768-1839) còn gọi là Chiêu Hổ, làm quan thời Minh Mạng , có nhiều công trình khảo cứu , biên soạn có giá trị . 
Thể loại : Tuỳ bút 
Nội dung : Trình bày về đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa , quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn . 
Nghệ thuật : thể loại tuỳ bút, ghi chép tuỳ hứng sự việc một cách cụ thể , chân thực sinh động .
Văn bản :
Tác giả và xuất xứ :
Thể loại : 
Nội dung - Nghệ thuật 
Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14 
Ngô gia văn phái ( tập thể các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Hà Tây ) .Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí ( 1758-1840 ) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du ( 1772-1840 ) làm quan thời nhà Nguyễn .
Thể loại : tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi 
Hồi thứ 14 tái hiện chân thực , sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước ,hại dân 
Nghệ thuật : kết hợp hài hoà chân lí lịch sử với chân lí nghệ thuật -khắc hoạ đậm nét nhân vật -chi tiết tiêu biểu chọn lọc 
Văn bản : 
Tác giả và xuất xứ : 
Thể loại và phương thức biểu đạt : 
Nội dung và nghệ thuật 
Truyện Kiều - dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( TQ ) nhưng sự sáng tạo của Nguyễn Du tạo ra giá trị tác phẩm rất lớn .
Nguyễn Du ( 1765-1820 )tên chữ là Tố Như , hiệu Thanh Hiên quê làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh .Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc , nhiều đời làm quan , có truyền thống văn học . Cha : Nguyễn Nghiễm -tể tướng , anh Nguyễn Khảm quan to thời Lê Trịnh . Ông sinh ra vào thời kì đất nước đầy biến động , sống phiêu bạt 10 năm . Ra làm quan bất đắc dĩ , được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc lần II nhưng chưa kịp đi thì mất . Ông là nhà thơ thiên tài , có trái tim nhân hậu , là danh nhân văn hoá thế giới . Có nhiều tác phẩm giá trị bằng chữ Hán , Nôm . Tác phẩm tiêu biều : Đoạn trường tân thanh hay còn gọi Truyện Kiều 
Thể thơ : Thơ lục bát , gồm 3254 câu . 
Là kiệt tác văn học , kết tinh giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc 
 Văn bản 
Nội dung - nghệ thuật : 
Chị em Thuý Kiều Trích Truyện Kiều -Nguyễn Du 	
Nội dung : Khắc hoạ chân dung chị em Thuý Kiều , đặc biệt là tài sắc của Kiều và số phận của từng người . 
Nghệ thuật : Bút pháp ước lệ ,tượng trưng lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người nhưng có sự sáng tạo độc đáo , bộc lộ sự trân trọng , ca ngợi con người , biểu hiện cảm hứng nhân văn 
Văn bản : 
Nội dung- nghệ thuật : 
Cảnh ngày xuân - 
Đoạn trích là bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng được gợi lên qua từ ngữ , bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình .
Văn bản : 
Nội dung - nghệ thuật : 
Kiều ở lầu Ngưng Bích 
Là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong truyện Kiều . Đoạn thơ cho thấy tấm lòng thuỷ chung ,nhân hậu của Kiều . 
Văn bản : 
Nội dung - nghệ thuật : 
Mã Giám Sinh mua Kiều 
Bằng nghệ thuật tả ngoại hình , cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ trính cách nhân vật , tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa , đê tiện của Mã Giám Sinh , qua đó lên án những thế lực đen tối , bạo tàn đã chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm người phụ nữ . 
Văn bản : 
Nội dung - nghệ thuật : 
Thuý Kiều báo ân báo oán 
Qua ngôn ngữ đối thoại , tác giả đã làm nổi bật lên tính cách nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Hoạn Thư . Thuý Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí , chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân : Con người bị áp bức bóc lột đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí , “ở hiền gặp lành , ở ác gặp ác”.
Văn bản : 
Tác giả và xuất xứ : 
Thể loại : 
Nội dung - nghệ thuật: 
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga -Trích Lục Vân Tiên - truyện thơ nôm gồm 2082 câu thơ lục bát , được sáng tác khoảng đầu thập kỉ 50 của thế kỉ XIX .
Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888 ) tục gọi Đồ Chiểu . 
Cuộc đời ông gặp nhiều trắc trở , phải xa cha mẹ lúc 11 tuổi . Sau khi đỗ tú tài chuẩn bị thi cao hơn thì được tin mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang , kế đến bị mù mắt rồi bị từ hôn . Ông làm nghề dạy học , bốc thuốc , sáng tác thơ văn , giữ lòng trung thành với đất nước , bất hợp tác với giặc 
Thể thơ : Lục bát 
Nội dung : Đoạn trích thể hiện hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật chính : Lục Vân Tiên tài ba , dũng cảm , trọng nghĩa khinh tài , Kiều nguyệt Nga hiền hậu ,nết na , ân tình .
Văn bản : 
Lục Vân Tiên gặp nạn Đoạn trích nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác , giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn ,thể hiện thái độ , tình cảm và lòng tin của tác giả đối với nhân dân lao động . 
Đoạn trích giàu cảm xúc , khoáng đạt , ngôn ngữ chân chất ,mộc mạc. 
Văn bản : 
Tác giả -xuất xứ :
Thể loại - phương thức biểu đạt 
Nội dung - nghệ thuật : 
Đồng chí - sáng tác 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc . 
Chính Hữu - Tên thật là Trần Đình Đắc , sinh năm 1926 , quê ở Hà Tĩnh. gia nhập quân đội , hoạt động văn nghệ suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mĩ . Đề tài chủ yếu của ông là người lính và chiến tranh . Thơ ông không nhiều nhưng có bài đặc sắc , cảm xúc dồn nén , ngôn ngữ hình ảnh, chọn lọc hàm súc . 
Thể thơ tự do 
Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên , bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh , nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng 
Bài thơthể hiện hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí của họ qua những chi tiết , hình ảnh , ngôn ngữ giản dị , chân thực , cô đọng, giàu sức biểu cảm . 
 Văn bản 
Đoàn thuyền đánh cá - Sáng tác năm 1958 nhân chuyến đi thực tế tại Quảng Ninh .
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận , sinh năm 1919 quê ở Hà Tĩnh .Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập “Lửa thiêng” . Ông tham gia cách mạng trước 1945 , sau Cách mạng , giữ nhiều trọng trách trong chính quyền , là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam sau 1945
Thể thơ : 7 chữ Với 7 khổ 
Theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá , bài thơ đã khắc hoạ được nhiều hình ảnh đẹp , tráng lệ về thiên nhiên ,vũ trụ và người lao động . Thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người , bộc lộ niền tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống .
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng , tưởng tượng phong phúđộc đáo , có âm hưởng khoẻ khoắn , hào hứng,lạc quan .
Bếp lửa Sáng tác năm 1963 khi ông đanglà sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép ( Liên xô cũ ) 
Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941 tại Huế .Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ . 
Nội dung : Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành , bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu , đồng thời , thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình , quê hương đất nước .
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận . Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà , làm điểm tựa khêu gợi mọi kỉ niệm , mọi cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu .
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Được sáng tác năm 1971 - Bài thơ được in trong tập “Đất và khát vọng” 
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 quê ở Thừa Thiên - Huế . Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968 và là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ .Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư , dồn nén xúc cảm , thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân . 
Nội dung - nghệ thuật :Trong gian nan , vất vả của cuộc kháng chiến ,người mẹ ở chiến khu càng dành cho con tình yêu thắm thiết ,càng ước mong con mau lớn khôn , khoẻ mạnh , trở thành công dân của một nước tự do . Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình thương yêu con gắn liền với lòng yêu nước , với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên bằng những khúc hát ru mang âm hưởng dân ca ngọt ngào , trìu mến
Văn bản: 
Tác giả và xuất xứ : 
Nội dung - nghệ thuật : 
Ánh trăng 
Nguyễn Duy sinh năm 1948 Tên thật Nguyễn Duy Nhuệ ,quê Thanh Hoá . Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội thông tin , tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường . Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ và tiếp tục bền bỉ sáng tác . Năm 1975, ông chuyển về làm báo văn nghệ giải phóng . Từ năm 1977 , Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo văn nghệ tại các tỉnh phía Nam ở thành phố Hồ Chí Minh . 
Bài thơ Ánh trăng sáng tác năm1978 tại thành phố Hồ Chí Minh . 
* Bài thơ Ánh trăng như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước bình dị , hiền hậu .Nó có ý nghĩa gợi nhắc , củng cố ở mọi người thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” , ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ
*Qua một câu chuyện riêng , bằng sự kết hợp hài hoà , tự nhiên giữa tự sự và trữ tình . Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ . Nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên , nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc , lúc lại trầm lắng suy tư. 
Văn bản : 
Nội dung - Nghệ thuật 
Làng Được in lần đầu trên tạp chí văn nghệ năm 1948 
Kim Lân tên thật Nguyễn Văn Tài ,sinh năm 1920 . Ông viết truyện ngắn từ năm 1941.Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân tập trung ỏ khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân ,thể hiện không khí tiêu điều , ảm đạm của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám
Thể loại : truyện ngắn .Phương thức biểu đạt : tự sự . Nhân vật chính : ông Hai 
* Tình yêu làng quê và lòng yêu nước , tin ... Có nhiều đóng góp mới mẻ cho văn học Việt Nam từ những năm 1980 . Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
Qua cách miêu tả hành động, nội tâm của anh Nhỉ ( Nhân vật chính ) tác giả thể hiện một lòng yêu đời, yêu quê hương tha thiết của một con người suốt đời bôn ba, cống hiến cho xã hội nay sắp từ gĩa cõi đời 
- Nghệ thuật viết văn tự sự, phối hợp với miêu tả cảnh, miêu tả nội tâm đặc sắc và giàu triết lí 
Văn bản 
Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê , sáng tác năm 1971, lúc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt 
Lê Minh Khuê sinh năm 1948 ở Thanh Hóa, là một cây bút nữ trưởng thành trong phong trào thanh niên xung phong thời chống Mĩ . Bắt đầu viết từ 1970, là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn, thể hiên cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở Trường Sơn . 
 Thể loại : Truyện ngắn . Nhân vật chính: ba nữ thanh niên xxung phong : Thao, Nho và định 
 * Cuộc sống, gian lao, chiến đấu nhiều gian khổ của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ với tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và sự dũng cảm . 2 
 * Nghệ thuật kể chuyện và miêu tả đặc sắc . 
 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TIẾNG VIỆT 
I / Các phương châm hội thại : 
 1 / Phương châm về lượng : Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ; nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu .
 2 / Phương châm về chất : Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực .
 3 / Phương châm quan hệ : Khi giao tiếp cần, cần nói đúng về đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề . 
 4 / Phương châm cách thức : Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ .
 5 / Phương châm lịch sự : Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác . 
 * Phương châm chi phối nội dung trong hội thoại : Lượng, chất, quan hệ, cách thức 
 * Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân : Lịch sự . 
 II / Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp : 
 Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp ( Nói với ai ? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì? ) 
 III / Phương châm hội thoại chỉ là những yêu cầu chung trong giao tiếp, chứ không phải là những quy định có tính bắt buộc trong mọi tình huống . 
 Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại thường là do : 
Người vô ý nói, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp . ( Anh làm rể hỏi người trèo cây ) 
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quảntọng hơn . ( Bác sĩ nói với bệnh nhân ) 
Người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một ý nghĩa hàm ẩn nào đó . ( Tiền bạc chỉ là tiền bạc ) 
 IV / Xưng hô trong hội thoại : 
 Tiếng Việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú và đa dạng 
 Người nói cần tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp . 
 V / Cách dẫn trực tiếp . Cách dẫn gián tiếp : 
 Có hai cách dẫn lời hay ý của mọi người, một nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp . 
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn ( không sửa đổi ) lời hay ý của nhân vật, sử dụng dấu (:)để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép ( “ ” ) 
Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn không dùng dấu hai chấm . 
Trong cả hai cách dẫn trên đều có thể dùng thêm “ Rằng” hoặc “là” để ngăn cách phần được dẫn với phần lời của người dẫn . 
 VI / Thuật ngữ : Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị chính xác, các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, kĩ thuật, công nghệ . 
* Đặc điểm của thuật ngữ : 
 Do yêu cầu biểu thị chính xác các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ, nên về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ . Thuật ngữ không có tính biểu cảm . 
 VII / Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ : 
 * Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển để đáp ứng các yêu cầu do xã hội đặc ra . trong sự phát triển của từ vựng, hiện tượng một từ ngữ có thể phát triển nhiều nghĩa trên cơ sỡ nghĩa gốc, đóng vai trò quan trọng . 
 * Có hai phương thức chủ yếu trong sự phát triển nghĩa của từ ngữ : phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ . 
 VIII / Sự phát triển nghĩa của từ vựng : 1 . Cấu tạo thêm từ ngữ mới: cấu tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ tăng lên là một hình thức phát triển của từ vựng . 
 2 . Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài nhất là tiếng Hán, là cách để phát triểntừ vựng tiếng Việt . 
 IX / Trau dồi vốn từ :
 Rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa của từ là cách dùng từ vô cùng quan trọng đối với việc trau dồi vốn từ của mỗi cá nhân . 
 Rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết làm tăng vốn từ về số lượng là thường xuyên phải làm để trao dồi vốn từ .
X Tổng kết về từ vựng 
 * Nghĩa của từ : có 3 cách để giải nghĩa của từ : 
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị 
- Miêu tả sự vật, hành động, đặc điểm mà từ biểu thị 
- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích 
* Từ nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
 Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là kết quả quá trình chuyển nghĩa của từ . 
 Trong các nghĩa của từ nhiều nghĩa, có nghĩa đen là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sỡ để hình thành các nghĩa khác. Các nghĩa : còn lại được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là nghĩa bóng . 
* Từ đồng âm : 
 Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Nhờ có hoàn cảnh giao tiếp mà ta có thể xác định được nghĩa của từ đồng âm. 
 VD : Con ngựa đá con ngựa đá 
* Từ nhiều nghĩa : Có sự chuyển nghĩa giữa các từ. 
 VD : Công viên là lá phổi của thành phố 
* Từ mượn : 
 Là những từ ngữ vay mượn của ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ ngữ của mình . 
 VD : ti vi, cát sét 
* Từ Hán Việt : Từ Hán Việt là những từ vay mượn từ tiếng Hán và đọc theo cách đọc của người Việt . 
 VD : Phi cơ, hỏa xa, chiến đấu 
* Trường từ vựng : Trừng từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. 
 VD : Đồ dùng học tập : Sách, bút, thước, tẩy
* Từ đồng nghĩa : Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . 
 VD : quả và trái, bông và hoa, mất và qua đời ,
* Từ trái nghĩa : Là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở chung nào đó. 
 VD : Cao - thấp, đúng – sai, xấu - tốt,
* Từ ngữ địa phương : Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sữ dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. 
 VD : Heo (lợn), tía (cha), U(mẹ), O(cô),
* Biệt ngữ xã hội : Khác với từ ngữ toàn dân biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 
 VD : Trứng ngỗng ( 0 điểm ), cây gậy ( 1 điểm ) 
* Từ tượng thanh : Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. 
 VD : Tí tách, lóc cóc, leng keng,
* Từ tượng hình : là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động,trạng thái của sự vật. 
 VD : Lom khom, 
XI / Các biện pháp tu từ : 
 * So sánh : Là miêu tả sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. 
 VD : Mẹ hiền như tiên 
 * Ẩn dụ : Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. 
 VD : Gần mực thì đen gần đèn thì sáng 
 * Nhân hóa : Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người . 
 VD: Chị gà mái mơ âu yếm nhìn lũ con chơi đùa.
 * Hoán dụ : Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó, hằm làm tăng tính hình ảnh và tính hàm súc của câu văn . 
 VD : Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. 
 * Điệp ngữ : Khi nói, khi viết người ta có thể dùng cách lặp lại từ ngữ ( có khi cả một câu ). Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. 
 VD : Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. 
 * Chơi chữ : Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn, thú vị. 
 VD : Bí mật có ngày bật mí . 
 * Nói quá : Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
 VD : Lời khen của cô làm em nở từng khúc ruột . 
 * Nói giảm, nói tránh : Đó là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác qúa đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự .
 VD : Khi anh về thì ông cụ đã về tới tổ tiên . 
Đơn vị bài học
Khái niệm 
Ví dụ 
Từ đơn 
Là từ chỉ gồm một tiếng 
 Sông, núi, ăn, học,
Từ phức 
Là từ gồm hai hay nhiêu tiếng 
Quần áo, hợp tác xã
Từ ghép 
Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. 
Quần áo, ăn mặc, dơ bẩn,
Từ láy 
Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng 
Lù lù, xanh xanh, khấp khểnh, bập bềnh
Thành ngữ 
Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh ( tương đương như một từ ) 
Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng , Đầu bù tóc rối, ăn cháo đá bát
Nghĩa của từ 
Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị . 
Từ nhiều nghĩa 
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. 
“ lá phổi” của thành phố 
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
Là hiện tương đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng ) 
Giọng nói cô ấy rất Huế , 
TÓM TẮT CÁC VĂN BẢN TRUYỆN
1 Chuyện người con gái Nam Xương 
 Vũ Thị Thiết quê ở Nam xương, tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, có chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng vô học . Trương Sinh có tính đa nghi, ghen tuông mù quáng, đối với vợ phòng ngừa quá mức . Vì vậy, trong quá trình chung sống, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép chưa từng một lần để vợ chồng phải dẫn đến thất hòa. 
 Chiến tranh loạn lạc, Trương Sinh phải đi lính. Tiễn chồng trong sự bùi ngùi, Vũ Nương không mong chồng vinh hiển mà chỉ cầu mong ngày về hai chữ bình an. 
 Vắng chồng, một mình Vũ Nương vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng . Mẹ ốm, nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật . Khi mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay chu tất như mẹ đẻ mình . 
 Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh về bố con ra thăm mộ mẹ. Đứa con quấy khóc, Trương dỗ dành, thằng bé bỗng dưng nói có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi nhưng chưa bao giờ bế Đản cả . Nghe con nói, Trương Sinh nghi ngờ là vợ hư thân, mất nết, một mực chửi mắng, đuổi đi mặc cho những lời phân trần của vợ và họ hàng, làng xóm .
 Bị oan nhưng không thể thanh minh được . Đau khổ, bế tắt, Vũ Nương tắm gội chay sạch, ra bến đò Hoàng Giang mà nguyền 

Tài liệu đính kèm:

  • dockien thuc co ban 9.doc