Trường trung học cơ sở Phạm Văn Đồng - Nguyễn Thị Mai Trinh

Trường trung học cơ sở Phạm Văn Đồng - Nguyễn Thị Mai Trinh

Kiến thức:

- Nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống.

 - Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.

 - Qua tranh ảnh và mẫu vật sống, rút ra được . + Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

 + Tính trạng số lượng chịu ảnhởng nhiều của môi trường.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thông qua tranh và mẫu vật.

 

doc 117 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trường trung học cơ sở Phạm Văn Đồng - Nguyễn Thị Mai Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/2011
Ngày dạy: 14/12/2011
Tiết 28, bài 27: THỰC HÀNH: QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
A. Mục tiêu
	 1. Kiến thức: 
- Nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống.
 - Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
 - Qua tranh ảnh và mẫu vật sống, rút ra được . + Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. 
 + Tính trạng số lượng chịu ảnhởng nhiều của môi trường. 
	 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thông qua tranh và mẫu vật. 
	 3. Thái độ: Hứng thú với môn học.
B. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa thường biến. ảnh chụp chứng minh thường biến không di truyền được. 
2. Học sinh: Mẫu vật: + Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng.
 	 + Một thân cây rau dừa nước mọc từ mô đất bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước.
C. Tiến trình lên lớp
	 1. Ổn định lớp:
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung.
I. Nhận biết một số thường biến.
Đối tượng
Điều kiện môi trường.
Kiểu hình tương ứng.
Nhân tố tác động .
1. Mầm khoai
- Có ánh sáng.
-Trong tối
- Mầm lá có màu xanh
- Mần lá có màu vàng
Ánh sáng
2.Cây rau dừa nước.
-Trên cạn
- Ven bờ
- Trên mặt nước
- Thân lá nhỏ
- Thân lá lớn
- Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao
Độ ẩm
3..
II. Phân biệt thường biến và đột biến.
- Thường biến không di truyền được.
- Đột biến di truyền được.
III. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
 + Chăm sóc tốt: củ to
 + Ít chăm sóc: củ nhỏ
- Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen.
- Tính trạng số lượng phụ thuộc vào điều kiện sống.
HĐ1: Nhận biết một số thường biến.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, mẫu vật các đối tượng.
+ Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.
- GV chốt lại đáp án đúng.
HĐ2: Phân biệt thường biến và đột biến.
- GV hướng dẫn HS quan sát đối tượng lá cây mạ mọc ở ven bờ và trong ruộng.
Thảo luận:
+ Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở vị trí khác nhau ở vụ thứ nhất thuộc thế hệ nào?
+ Các cây lúa được gieo từ hạt của 2 cây trên có khác nhau không? Rút ra nhận xét?
+ Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển tốt hơn cây trong ruộng?
- GV yêu cầu HS phân biệt thường biến và đột biến.
HĐ3:Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
- GV yêu cầu HS quan sát 2 luống su hào của cùng 1 giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.
+ Hình dạng củ của 2 luống có khác nhau không?
+ Kích thước của củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào? Rút ra nhận xét 
- HS đọc kĩ tranh, ảnh và mẫu vật: Mầm củ khoai, cây rau dừa nước và các tranh ảnh khác.
- Thảo luận nhóm ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày báo cáo.
- Các nhóm quan sát tranh, thảo luận 
nêu được:
+ Hai cây thuộc thế hệ thứ nhất ( biến dị trong đời cá thể)
+ Con của chúng giống nhau ( biến dị không di truyền được)
+ Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau.
- Một vài HS trình bày, lớp nhận xét,bổ sung. 
- HS nêu được:
+ Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng)
 Chăm sóc tốt: củ to
 + Ít chăm sóc: củ nhỏ
 Nhận xét:
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen.
+ Tính trạng số lượng phụ thuộc vào điều kiện sống. 
 D. Củng cố.
 	- GV căn cứ vào bảng thu hoạch để đánh giá.
- GV cho điểm một số nhóm chuẩn bị chu đáo và bản thu hoạch có chất lượng.
- GV cho HS thu dọn vệ sinh. 
 E. Hướng dẫn học ở nhà
 1. Bài mới học: Hoàn thành bài thực hành ở nhà.	 
 2. Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài 28, quan sát 1 số cặp sinh đôi ở địa phương, rồi cho nhận xét. 
F. Kiểm tra, đánh giá.
Ngày soạn: 14/12/2011
Ngày dạy: 21/12/2011
 CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
 	Tiết 29, bài 28: PHÁP PHƯƠNG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI.
A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
	- Phương pháp nghiên cứu phả hệ sử dụng để phân tích sự di truyền một vài tính trạng ở người
- Biết cách viết phả hệ và biết đọc phả hệ
- Phân biệt được hai trường hợp: Sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
- Hiểu được ý nghĩa của PP n/c trẻ đồng sinh trong nghiên cứu DT,từ đó giải thích được 1 số trường hợp thường 
- Nêu được những khó khăn khi ngiên cứu di truyền học 
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3 .Thái độ: Yêu thích bộ môn
B. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 28.1 và 28.2 SGK. Ảnh về trường hợp sinh đôi.
2. Học sinh. Bài tập về nhà: quan sát rồi nhận xét những cặp sinh đôi ở địa phương. 
C.Tiến trình lên lớp:
	 1. Ổn định lớp:
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thu hoạch cả lớp và chấm điểm 3 HS. 
 3. Bài mới: Ở người cũng có hiện di truyền và biến dị . Việc nghiên cứu di truyền người gặp 2 khó khănchính.
 + Sinh sản chậm, đẻ ít con. 
 + Không thể áp dụng PP lai và gây đột biến. 
 Người ta phải dựa vào một số PP nghiên cứu thích hợp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
I. Nghiên cứu phả hệ.
PP nghiên cứu phả hệ là PP theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định, trên những người thuộc cùng một dòng họ
qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó
.II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
1.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.
- Trẻ đồng sinh: Trẻ sinh ra cùng một lần sinh.
- Có 2 trường hợp.
 + Cùng trứng.
 + Khác trứng.
- Sự khác nhau:
+ Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen cùng giới.
+ Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen
cùng giới hoặc khác giới.
2.Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- Giúp ta hiểu rõ vai trò KG và vai trò MT đối với sự hình thành tính trạng.
- Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính số lượng và tính trạng chất lượng.
HĐ1: Tìm hiểu việc nghiên cứu phả hệ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời.
 + Giải thích các ký hiệu:
 £ ; ™ 
 ¢ ; £ ; ˜ ; ™
 + Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu biểu thị sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về một tính trạng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1 thảo luận:
 + Mắt nâu và mắt đen tính trạng nào là trội?
 + Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
- GV chốt lại kiến thức.
+ Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
+ Tại sao người ta dùng PP đó để nghiên cứu sự di truyền 1 số tính trạng ở người?
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu VD2 yêu cầu:
+ Lập sơ đồ phả hệ từ P F1
+ Sự di truyền máu khó đông có liên quan đến giới tính không?
+Trạng thái mắc bệnh do gen trội hay lặn qui định?
GV chốt lại đáp án đúng.
HĐ2: Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
1.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 28.2 thảo luận:
+ 2 sơ đồ (a; b) giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ?
+ Đồng sinh khác trứng là gì? Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới không?
- Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào? 
2.Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Nêu ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh?
- GV có thể lấy VD ở mục Em có biết để minh họa.
- HS tự thu nhận thông tin SGKghi nhớ kiến thức.
- 1 HS lên giải thích kí hiệu.
- 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập 4 kiểu
 kết hợp. 
- HS quan sát hình, đọc thông tin, nêu được: 
 + Màu mắt nâu là trội.
 + Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính.
- HS trả lời.
- Vì: + Người sinh sản chậm, đẻ ít.
 + Lí do xã hội không áp dụng được PP lai hoặc gây đột biến.
 + PP này đơn giản, dễ thực hiện .
- HS trả lời:
 + 1 HS lập sơ đồ phả hệ.
 + Bệnh máu khó đông có liên quan đến gtính.
 + Trạng thái mắc bệnh do gen lặn qui định.
 + Nam dễ mắc bệnh gen gây bệnh nằm trên NST X.
- HS quan sát kĩ sơ đồ, nêu được sự khác nhau:
 + Về số lượng trứng và tinh trùng tham gia thụ tinh.
 + Về lần nguyên phân đầu tiên.
 + Hợp tử nguyên phân 2 phôi bào 2 cơ thể ( giống nhau về kiểu gen)
 + 2 trứng + 2 tinh trùng 2 hợp tử 2 cơ thể ( khác nhau kiểu gen)
- HS trả lời.
- HS thu nhận và sử lí thông tin rút ra ý nghĩa
D. Củng cố: 
 - PP nghiên cứu phả hệ là gì? cho 1 VD về ứng dụng của PP trên.
 - Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm
Trẻ đồng sinh cùng trứng
 Trẻ đồng sinh khác trứng
- Số trứng tham gia thụ tinh
- Kiểu gen
- Kiểu hình
- Giới tính
E. Hướng dẫn học ở nhà
 1. Bài mới học: 	Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục em có biết. 
 2. Chuẩn bị bài mới: Đọc bài 29. Tìm hiểu một số bệnh và tật di truyền ở người. 
F. Kiểm tra, đánh giá.
Ngày soạn: 14/12/2011
Ngày dạy: 22/12/2011	
Tiết 30, bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI. 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 	- Phân biệt bệnh và tật di truyền
- Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc diểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Nêu được nguyên nhân các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế chúng phát sinh.
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Biết cách phòng tránh, hạn chế một số bệnh tật di truyền ở người.
B. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên: Tranh phóng to H29.1 và 29.2.Tranh về các tật di truyền ở người. 
2. Học sinh: Phiếu học tập tìm hiểu bệnh di truyền.
Tên bệnh 
Đặc điểm di truyền
Sự biểu hiện bên ngoài
Bệnh Dao
Bệnh Tơcnơ
Bệnh bạch tạng
Bệnh câm điếc bẩm sinh
C. Tiến trình lên lớp:
	 1. Ổn định lớp:
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
 	HS1: PP nghiên cứu phả hệ là gì?Tại sao người ta phải dùng PP đó để nghiên cứu sự di truyền 1 số tính trạng ở người . 	HS2: Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào? Ý nghĩa của PP nghiên cứu trể đồng sinh.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung.
I.Một vài bệnh di truyền ở người.
Do rối loạn sinh lí bẩm sinh:
- Bệnh Đao
- Bệnh Tơcnơ
- Bệnh bạch tạng
- Bệnh câm điếc bẩm sinh
II. Một số tật di truyền ở người
Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền.
- Nguyên nhân:
+ Do tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn trao đổi chất 
- Biện pháp hạn chế:
+ Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hóa học,vũ khí hạt nhân.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh.
HĐ1:Tìm hiểu một vài bệnh di truyền ở người.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 29.1 và 29.2 
 hoàn thành phiếu học tập.
- GV chốt lại kiến thức.
Tên bệnh 
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
Bệnh Đao
Cặp NST số 21 có 3 NST
Béo lùn má phệ , miệng hơi há ra, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu, 1 mí
Bệnh Tơcnơ
Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST
Lùn, cổ ngắn, là nữ
-Tuyến vú không phát triển, thường mất trí và không có con
Bệnh Bạch tạng
Đột biến gen lặn
Da và tóc màu trăng, mắt màu hồng
B câm điếc bẩm sinh
Đột biến gen lặn
Câm điếc bẩm sinh
HĐ2: Tìm hiểu một số tật di truyền ở  ...  bảng nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung, hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ.
- Các nhóm tìm ví dụ cho bài.
- Các nhóm tếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK tr 192 + 193
- Đại diện 2 nhóm viết kết quả lên bảng để lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra 
 tự sửa chữa.
- HS nêu ví dụ:
+ Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải ,cây bưởi
+ Động vật: Trùng roi, trùng biến hình, sán dây,thủy tức, sứa, san hô, giun đất, trai sông, châu chấu, sâu bọ, cá, ếch,  gấu.
I. Đa dạng sinh học.
*Kết luận:
- Nội dung trong các bảng như SGK
II. Sự tiến hóa của thực vật và động vật.
* Kết luận: 
Sự phát sinh phát triển của giới thực vật(SGK Sinh học 6)
- Tiến hóa của giới động vật: 1-d, 2-b, 3- a, 
4- e, 5- c. 6- i, 7- g, 
8- h 
 Kiểm tra đánh giá : GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
 a. Bài mới học: Học bài
 b. Chuẩn bị bài mới: Ôn tập nội dung ở bảng 65.1- 65.5 SGK
E. Kiểm tra:
Ngày soạn: 18/04/2012
Ngày dạy: 25/04/2012
Tiết 67:	TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (tt)
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HShệ thống hóa được kiến tức về sinh học cá thể và sinh học tế bào. HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế 
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp. Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
 3. Thái độ: HS yêu thích môn học
B. Chuẩn bị: Bảng phụ, bút dạ. 
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp:KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Sinh học cá thể.
-GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK tr. 194.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu.
- GV chữa bài bằng cách dán bảng phụ của các nhóm lên bảng lớp theo dõi
- GV nhận xét đánh giá hoạt động nhóm giúp đỡ HS hoàn thiện kiến thức.
* GV hỏi thêm: Em hãy lấy ví dụ chứng minh về sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể 
sinh vật liên quan mật thiết với nhau?
HĐ2: Sinh học tế bào
- GV yêu cầu:
+ Hoàn thành nội dụng các bảng 65.3 – 65.5
+ Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở tế bào tực vật.
- GV chữa bài như ở hoạt động 1
- Gv đánh giá kết quả và giúp HS khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm của quá trình nguyên phân, giảm phân.
- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến ghi vào bảng nhóm
- Đại diện các nhóm dán bảng nhóm lên bảng.
- Các nhóm theo dõi bổ sung
- Các nhóm sửa chữa dưới sự hướng dẫn của GV cho những nội dụng còn thiếu.
- HS có thể lấy ví dụ:
* Ở thực vật: 
- Lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
- Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá.
* Ở người hệ vận động Cơ thể vận động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần có năng lượng lấy từ các thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, O2 do hệ hô hấp và vận chuyển tới từng tế bào nhờ hệ tuần hoàn.
- HS tiếp tục thảo luận khái quát kiến thức
 Ghi ý kiến và bảng nhóm và vở học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm khác bổ sung.
- HS tự sửa chữa nếu cần.
I. Sinh học cá thể.
 * Kết luận:
 - Kiến thức như SGK
II. Sinh học tế bào
*Kết luận:
- Nội dung trong các bảng như SGK
 Kiểm tra đánh giá : GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
 a. Bài mới học: Học bài
 b. Chuẩn bị bài mới: tổng kết chương trình toàn cấp( tt)
 - Ôn tập kiến thức trong chương trình sinh học 9
 - Hoàn thành nội dung các bảng SGK tr 196 + 197.
E. Kiểm tra:
Ngày soạn: 20/04/2012
Ngày dạy: 27/04/2012
Tiết 68: 	TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (tt)
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - HS hệ thống hóa được kiến tức về sinh học cơ bản toàn cấp THCS
 - HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế. 
 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. Rèn luyện kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp. Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.
 3. Thái độ: HS yêu thích môn học
B. Chuẩn bị: Bảng phụ, bút dạ. 
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp:KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Di truyền và biến dị
- GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung một nội dung.
- GV cho HS chữa bài và trao đổi toàn lớp.
- GV nhận xét nội dung thảo luận của các nhóm, bổ sung thêm kiến thức còn thiếu.
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3
- GV yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng đột biến.
HĐ2: Sinh vật và môi trường.
- GV yêu cầu:
+ HS giải thích sơ đồhình 66 SGK tr 167
- GV chữa bài bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ mà GV đã dán lên bảng.
- GV tổng kết những ý kiến của Hs và đưa nhận xét đánh giá nội dung đã hoanh chỉnh chưa bổ sung để bổ sung.
- GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫn nhiên
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ hay vở bài tập 
- Đại diện nhóm trình bày trên bảng nhóm kết quả của nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
- HS lấy ví dụ minh họa:
+ Đột biến ở cà độc dược
+ Đột biến ở củ cải 
 Thể hiện kích thước cơ quan sinh dưỡng to 
- HS nghiên cứu sơ đồ hình 66. Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến giải thích mối quan hệ theo các mũi tên. 
- HS đưa các ví dụ minh họa
Yêu cầu nêu được:
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ sở thường xuyên có sự tác động qua lại.
+ Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ  có mối quan hệ sinh thái Quần thể
+ Nhiều quần thể khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng.
- Các nhóm theo dõi bổ sung. 
- Các nhóm hoàn thành bảng 66.5 và trình bày nhóm khác bổ sung.
* HS nêu ví dụ:
- Quần thể: Rừng đước Cà Mau, đồi cọ Phú Thọ, rừng thông Đà Lạt.
- Quần xã: Ao cá, hồ cá, rừng rậm. 
I. Di truyền và biến dị.
* Kết luận:
- Kiến thức ở các bảng trong SGK
II. Sinh vật và môi trường.
* Kết luận:
- Kiến thức trong các bảng như SGK
 Kiểm tra đánh giá : GV hỏi: Trong chương trình sinh học THCS em đã được những gì?
D. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Kết thúc chương trình sinh học THCS
 - Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.
E. Kiểm tra:
Ngày soạn: 28/04/2012
Ngày dạy: 02/05/2012
	Tiết 69: ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 
A. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường 
- HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
 2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. Kĩ năng hoạt động nhóm 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ nội dung bảng 63.1, 63.2, 63.3, 63.4, 63.5 (sgk), bút dạ 
C. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hệ thống hóa kiến thức 
GV có thể tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cùng bàn thành 1 nhóm.
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK( gồm phiếu trên giấy và phiếu trên bảng phụ)
- Yêu cầu HS hoàn thành.
- GV chữa bài như sau:
 + Gọi bất kỳ nhóm nào, nếu có trên bảng phụ thì lên dán trên bảng, còn nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày.
- GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.- GV thông báo nội dung đầy đủ trên các bảng phụ để cả lớp theo dõi. 
I. Hệ thống hóa kiến thức.
- Các nhóm nhận phiếu để thảo luận và hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm ví dụ để minh họa.
- Thời gian 10 phút.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu khác trong nội dung của nhóm đó.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Nội dung kiến thức ở các bảng.
 Bảng 63.1.Môi trường và các nhân tố sinh thái. Bảng 63.2. Sự phân chia các nhóm sv dựa vào giới hạn sinh thái 
Môi trường
Nhân tố sinh thái 
Ví dụ minh họa 
MT nước
- NTST vô sinh 
- NTST hữu sinh
- Ánh sáng, nhiệt độ.
- Động vật, thực vật 
MT trong đất
- NTST vô sinh 
- NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ 
- Động vật, thực vật 
MT trên mặt đất-không khí
- NTST vô sinh 
- NTST hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ.
- Động vật, thực vật, người 
MT sinh vật
- NTST vô sinh 
- NTST hữu sinh
- độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng
- Đông vật, thực vật, người
NTST
Nhóm thực vật 
Nhóm động vật 
Ánh sáng
Nhóm cây ưa sáng
Nhóm cây ưa bóng
NĐV ưa sáng 
NĐV ưa tối
Nhiệt độ 
Thực vật biến nhiệt
ĐV biến nhiệt 
ĐV hằng nhiệt 
Độ ẩm 
Thực vật ưa ẩm
Thực vật chịu hạn 
ĐV ưa ẩm
ĐV ưa khô
 Bảng 63.3. Quan hệ cùng loài và khác loài.
Quan hệ hỗ trợ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể. - Cách li cá thể.
- Cộng sinh . - Hội sinh
Cạnh tranh
Cạnh tranh thức ăn, nơi ở, con đực
cái trong mùa sinh sản. 
- Cạnh tranh. - Kí sinh, nửa kí sinh.
 - Sinh vật này ăn sinh vật khác
 Bảng 63.4 các khái niệm Bảng 63.5. Các đặc trưng của quần xã
Khái niệm 
Định nghĩa 
Ví dụ minh họa 
Quần thể
SGK
QT thông Đà Lạt,cọ Phú Thọ, voi châu Phi
Quần xã
SGK
Quần xã ao, rừng Cúc Phương
CB sinh học 
SGK
TV phát triển sâu ăn TV tăng Chim ăn sâu tăng sâu ăn thực vật giảm
Hệ sinh thái
SGK
HST rừng mưa nhiệt đới 
Chuỗi thức ăn
Lưới thức ăn
SGK
Rau Sâu Chim ăn sâu 
 Thỏ Đại Bàng 
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản 
Ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái
Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực / cái là 1:1
Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi 
- NT trước sinh sản 
- NT sinh sản
- NT sau sinh sản 
Tăng KT và KL quần thể
Quyết định mức sinh sản 
Không ảnh hưởng tói sự phát triển của quần thể 
Mật độ 
Là số lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích 
Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể 
HĐ2: Một số câu hỏi ôn tập.
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK tr 190 
- Thảo luận để trả lời và các nhóm bổ sung.
- Lưu ý GV giới thiệu câu hỏi số 4: Phân biệt quần xã 
và quần thể 
Quần thể 
Quần xã 
TP Sinh vật 
Thời gian sống 
Mối quan hệ 
II. Một số câu hỏi ôn tập 
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi thảo luận để trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Hoàn thành câu trả lời số 4 SGK tr 190
Quần thể 
Quần xã 
1. Thành phần sinh vật 
Tập hợp cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh 
Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong 1 sinh cảnh 
2. Thời gian sống
Sống trong cùng 1 thời gian
Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài 
3.Mối quan hệ 
Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể 
- Mối quan hệ sinh sản trong quần thể
- Mối quan hệ giữa các quần thể thành 1 thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch. 
D. Củng cố: GV nhắc nhở HS hoàn thành nội dung ở các bảng trong bài.
E. Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Hoàn thành 1 số câu hỏi ôn tập ở mục 2 
 - Ôn tập lại những nội dung đã ôn tập để kiểm tra học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh tiet 2869.doc