Tuần: 2 - Tiết: 6, 7: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Tuần: 2 - Tiết: 6, 7: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Giúp HS:

 Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần: 2 - Tiết: 6, 7: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Tiết: 6, 7
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
	Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Bác đã làm những gì để có vốn tri thức uyên thâm?
	- Phong cách HCM được biểu hiện như thế nào? 
	3. Giới thiệu bài: 
	Cuộc chiến tranh Iraq đã gây ra bao chết chóc, mất mát, đau thương. Chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác. Muốn loại trừ chiến tranh, chúng ta phải cùng nhau đấu tranh cho một thế giới hòa bình mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.
	4. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động 1: Đọc văn bản. 
	Hướng dẫn đọc: chính xác, rõ ràng để làm rõ luận điểm, luận cứ.
	Gọi HS đọc. Nhận xét cách đọc.
?- Nêu tên tác giả?
	Gacxia Mackét. Đọc tiểu sử tác giả.
?- Văn bản này thuộc loại văn bản gì?
	Văn bản nhật dụng.
?- UNICEF nghĩa là gì?
?- Hãy nêu luận đề của văn bản? 
	Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
?- Hệ thống luận điểm của văn bản được trình bày như thế nào?
	- Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất.
	- Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
?- Luận điểm trên được triển khai qua các luận cứ nào?
	- Kho vũ khí hạt nhân có khả năng hủy diệt trái đất và các hành tinh.
	- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống con người.
	- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí của loài người, ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
	- Ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho thế giới hòa bình.
Hoạt động 2: Phân tích luận cứ.
?- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ rõ ra như thế nào?
	- Xác định cụ thể thời gian (ngày 8/8/1986), đưa ra số liệu cụ thể. Mọi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ, nổ tung làm biến hết thảy... mười hai lần.
	- Số đầu đạn hạt nhân có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh chung quanh mặt trời + 4 hành tinh nữa và phá hủy thế cân bằng của hệ mặt trời.
?- Bằng cách lập luận như thế nào mà tác giả làm cho người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp ấy?
	Cách lập luận là vào đề trực tiếp, dùng chứng cứ rõ ràng, mạnh mẽ để thu hút người đọc và gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề.
?- Bằng những chứng cớ và lập luận ra sao, tác giả đã chỉ rõ sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân?
	Tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lãnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục.
	Chứng cớ:
	- Y tế: 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân = thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em.
	- Tiếp tế thực phẩm: 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần tiết cho các nước nghèo trong 4 năm.
	- Giáo dục: 2 chiếc tầu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
	Nghệ thuật lập luận: đơn giản mà có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được, so sánh trên nhiều lĩnh vực, những con số là con số biết nói.
	Những so sánh làm cho người đọc ngạc nhiên bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà phi lý.
?- Nhà văn Gac Xia Mac Két đã cảnh báo điều gì về chiến tranh hạt nhân?
	Tiêu diệt nhân loại, tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất. Nó phản tiến hóa, phản lý trí của tự nhiên.
?- Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra những lập luận ra sao?
	Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Sự sống ngày nay trên trái đất và của con người là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm, “Từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, đã trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở”.
	Tác giả lập luận chặt chẽ để bài viết thuyết phục hơn khi vạch rõ tác hại của chiến tranh. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hóa... Tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sống.
?- Nêu suy nghĩ của em về lời cảnh báo của nhà văn? (câu hỏi thảo luận)
	Chiến tranh là tội các, sự hủy diệt, phi lý...
?- Trước những tai họa do chiến tranh gây ra, tác giả đưa ra lời đề nghị gì? Ý nghĩa?
	Lập ra 1 nhà băng lưu giữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào họa diệt vong.
	Ý nghĩa: Nhà văn muốn nhấn mạnh nhân loại cần giữ gìn ký ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiệu chiến đẩy nhân loại vào thảm học hạt nhân.
?- Vì sao văn bản lại được mang tên là “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
	Đây là luận đề, chủ đích của thông điệp mà tác giả gửi đến mọi người.
Hoạt động 3: Tổng kết.
?- Dựa trên tình hình chiến tranh trên thế giới, em có suy nghĩ gì về bài văn?
	Học sinh phát biểu.
?- Nội dung mà tác giả muốn chuyển đến chúng ta là gì?
	Học sinh đọc ghi nhớ đoạn 1.
?- Bài viết đã sử dụng những cách thức diễn đạt nào?
	Học sinh đọc ghi nhớ đoạn 2.
Hoạt động 4: Luyện tập.
	Làm bài tập 2 tại lớp.
Dặn dò: Học ghi nhớ, Làm bài tập 1.
Soạn bài: Tuyên bố thế giới...
PHẦN GHI BẢNG
I. Đọc - Hiểu văn bản: 
	- Tác giả: Gac Xia Mác Két - (sinh 1928) Nô ben 1982.
	- Thể loại: văn bản nhật dụng.
II. Tìm hiểu văn bản:
	1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
	- Nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy... mười hai lần.
	- Tiêu diệt... các hành tinh xoay quanh mặt trời, bốn hành tinh nữa...
	2. Cuộc chạy đua vũ trang:
	- Mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.
	- Y tế: giá 10 chiếc tàu sân bay = bằng chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ cho 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu 14 triệu trẻ em.
	- Tiếp tế thực phẩm: Đủ trà tiền nông cụ trong 4 năm.
	- Lĩnh vực giáo dục: 2 chiếc tầu ngầm đủ tiền xóa nạn mù chữ cho thế giới.
	3. Tác hại của chiến tranh hạt nhân:
	- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí.
	- Ngược lại cả lý trú tự nhiên.
	4. Nhiệm vụ đấu tranh chống chiến tranh:
	- Mở ra nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại sau tai họa hạt nhân.
	- Kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
III. Ghi nhớ: Trang 18
IV. Luyện tập:
	Làm bài tập 2. Trình bày cảm nghĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • doc02-06_DauTranhChoMotTheGioiHoaBinh.doc