Tuần 27 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần tiếng việt

Tuần 27 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần tiếng việt

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS: nhận thức được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển một số từ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng và biết cách sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét cách sử dụng từ địa phương khi dùng trong bài viết phổ biến rộng rãi.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2113Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 27 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 133
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 	Giúp HS: nhận thức được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển một số từ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng và biết cách sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét cách sử dụng từ địa phương khi dùng trong bài viết phổ biến rộng rãi. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
	1. Oån định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? 
Nêu điều kiện để có hàm ý? 
Những điều kiện thành công của việc sử dụng hàm ý? 
	3. Giới thiệu bài mới: 
	4. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
☺ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết các từ ngữ địa phương. 
* Bước1: HS đọc BT 1/a, b, c
? Tìm các từ ngữ địa phương trong các phần dẫn trên? 
- HS lần lượt nhận xét, bổ sung đầy đủ, chính xác. 
? Tìm những từ ngữ toàn dân tương ứng với những từ địa phương vừa tìm được? 
- Nhận xét, sữa chữa. 
* Bước 2: Hướng dẫn so sánh cách dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn có điểm nào khác. 
- Đọc BT2
? Từ “kêu” ở câu nào là từ ngữ địa phương? 
? Từ “kêu” ở câu nào là từ ngữ toàn dân? 
? Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó? 
* Bước 3: BT3
- Đọc BT 3
? Tìm từ địa phương và từ toàn dân tương ứng với từ ngữ đó? 
* Bước 4: BT 4, chuyển câu “ Mần răng chừ mi? ” sang tiếng toàn dân? 
* Bước 5: điền từ địa phương tìm được ở các điểm 1- 2- 3- 4 và điền từ toàn dân tương ứng vào cột bên cạnh. 
- HS tự điền. 
 ☺ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thái độ với việc sử dụng tiếng địa phương
? Cần xử sự thế nào đối với tiếng địa phương? Hãy chọn cách xử sự đúng trong các thái độ sau? 
(Bài tập 6)
- HS lần lượt trả lời- Nhận xét, sữa chữa. 
☺ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu tiếng địa phương. 
- Đọc BT 7. 
? Có nên để nhân vật “con bé” trong “Chiếc lược ngà” dùng tiếng toàn dân không? Vì sao? Tại sao trong lời kể của tác giả vẫn có từ ngữ địa phương? 
☺ Hoạt động 4: 
Dặn dò: cần hiểu đúng nghĩa từ địa phương và từ toàn dân, dùng đúng mức. 
I. Nhận biết các từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng: 
Bài tập 1: 
Địa phương
Toàn dân
Phần 1 a
Thẹo
Lặp bặp
Ba
Sẹo
Lắp bắp
Bố, cha
Phần 1 b
Má
Kêu
Đâm
Đũa bếp
(gọi) trổng.
vô
Lui cui
Me
Gọi
Trở thành
Đũa cả
(gọi) trống không
vào
Lúi húi
Bài tập 2: 
 Từ “kêu” ở câu a là từ toàn dân. 
Có thể thay từ đó bằng từ ngữ “nói to”. 
 Từ “kêu” ở câu b là từ địa phương. 
Có thể dùng từ toàn dân tương ứng là “gọi”. 
Bài tập 3: 
Từ địa phương
Từ toàn dân
Trái
Chi
Kêu
Trống hổng trống hảng
Quả
Gì
Gọi
Trống rỗng trống rễnh
Bài tập 4: Đổi sang tiếng tiếng toàn dân: 
 Mần răng chừ mi? ® Làm sao bây giờ mày? 
Bài tập 5: HS kẻ khung, điền đầy đủ. 
II. Chọn cách xử sự với tiếng địa phương: 
- Cần tôn trọng đúng mức, sử dụng thích đáng với môi trường giao tiếp. 
- Đi xa lâu ngày về quê nên dùng lại tiếng địa pgương để thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương. 
- Không nên ở các câu a- c- d. 
III. Bình luận cách dùng từ ngữ địa phương: 
7/a. Không nên- em bé còn nhỏ chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ra bên ngoài địa phương. 
7/b. Tác giả dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái địa phương diễn ra câu chuyện, nhưng dùng hạn chế để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không ở cùng địa phương. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc27-133_CTDiaPhuongPhanTiengViet.doc