I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh. Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.
3. Bồi dưỡng lòng kính yêu vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, căm ghét bọn cướp nước và bán nước.
II. Chuẩn bị :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan. Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Tìm hiểu trước bài học, soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định lớp (1)
2. Kiểm tra bài cũ (4) :
a. Câu hỏi :
(1) Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa được miêu tả ntn trong vb “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ?
(2) Em có nhận xét gì về lời văn, chứng cứ lịch sử mà tác giả nêu ra trong vb này ?
b. Đáp án :
(1) Chúa Trịnh Sâm :
- Chúa cho xây dựng đình đài liên miên, hao tiền tốn của nhân dân.
- Chúa thường xuyên dạo chơi ở Hồ Tây, huy động nhiều người hầu hạ, bày đặc nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
- Cướp đoạt những của quí trong thiên hạ - “phụng thủ” về tô điểm cho nơi ở của chúa.
(2) Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng.
Ngày soạn : 13 09 2009 Tuần : 5 Ngày dạy : 15 09 2009 Tiết : 23 Vb : HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( Hồi thứ mười bốn – trích ) -Ngô gia văn phái – I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh. Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. 2. Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động. 3. Bồi dưỡng lòng kính yêu vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, căm ghét bọn cướp nước và bán nước. II. Chuẩn bị : * GV : Tham khảo tài liệu liên quan. Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm. * HS : Tìm hiểu trước bài học, soạn bài. III. Tiến trình tiết dạy : Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) : a. Câu hỏi : Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa được miêu tả ntn trong vb “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ? Em có nhận xét gì về lời văn, chứng cứ lịch sử mà tác giả nêu ra trong vb này ? b. Đáp án : (1) Chúa Trịnh Sâm : - Chúa cho xây dựng đình đài liên miên, hao tiền tốn của nhân dân. - Chúa thường xuyên dạo chơi ở Hồ Tây, huy động nhiều người hầu hạ, bày đặc nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém - Cướp đoạt những của quí trong thiên hạ - “phụng thủ” về tô điểm cho nơi ở của chúa. (2) Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. 3. Bài mới : - GV giới thiệu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm ( theo chú thích (¶), (1) ). - Tóm tắt những nét cơ bản về hồi 12, 13. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kt Hđ 1 : Hd HS đọc vb, tìm hiểu chung vb : * Hướng dẫn đọc -> Đọc một đoạn -> Gọi HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS. * Giải đáp những thắc mắc của HS về nghĩa của những từ ngữ khó trong vb. -H: Thể loại của vb ? -H: Nêu đại ý của đoạn trích . -H : Bố cục ? Hđ 1 : Đọc vb, tìm hiểu chú thích, thể loại vb, bố cục : * Lưu ý cách đọc -> Đọc vb. * Nêu từ khó -> Lưu ý nghĩa. * Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán. * Đại ý : Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quan Trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước hại dân Lê Chiêu Thống. * Bố cục : - Đ1 ( từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) : Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc. - Đ2 ( “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh ... Vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo quân vào thành” ) : Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. - Đ3 ( phần còn lại ) : Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và trình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. I. Đọc, tìm hiểu chung : 1. Đọc vb. 2. Tìm hiểu chú thích. Hđ 2 : Hd HS phân tích chi tiết vb -H: Qua đoạn trích, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ ntn ? -H: Không những thế, NH còn là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén . Em hãy tìm và phân tích những chi tiết trong vb để làm rõ 2 ý sau : + Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. + Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. -H: Không những là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mà Nguyễn Huệ còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Em hãy phân tích các chi tiết trong vb để làm rõ ý này ? -H: Em có nhận xét gì về cuộc hành binh từ Nam ra Bắc của vua Quang Trung ? Qua đó, em thấy tài dùng binh của vua Quang Trung ntn ? -H: Hình ảnh vua Quang Trung khi xung trận được miêu tả ntn ? -H (TL nhóm) : Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này ? -H: Em có nhận xét gì về lời văn và những chứng cứ lịch sử mà tác giả nêu ra trong vb ? Hđ 2 : Phân tích. * HS nêu khái quát cảm nhận của mình về Quang Trung – Nguyễn Huệ : Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm hơn bao nhiêu việc lớn : “tế cáo trời đất” lên ngôi hoàng đế, “đốc suất đại binh” ra Bắc, gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng => NH là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. * Phát hiện chi tiết -> Phân tích : - Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch : “Quân Thanh sang lâm xấn nước ta, ... chớ bảo ta không nói trước” : + “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng” -> Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc + “Bụng dạ ắt khác ... giết hại nhân dân, vơ vét của cải” -> Nêu bật dã tâm của giặc. + Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xa xưa. + Kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”. + Ra kỉ luật nghiệm, ... - “Các ngươi đem thân thờ ta ... quả đúng như vậy” : Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi sở và Lân “đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội”. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc. - Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng : Mới khởi binh đánh giặc, chưa dành lại được một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước “lớn gấp mười nước mình”, để có thể dẹp việc binh đao, “cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”. - Hành binh thần tốc, tài dụng binh như thần : Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế) -> Một tuần lễ sau đã ra đến Tam Điệp ( giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá, cách Huế khoảng 500 km ) -> vừa hành quân, vừa đánh giặc, và ngày mồng 5 tháng giêng đã ăn tết ở Thăng Long . Hành quân xa liên tục như vậy, nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề ). - Oai phong, lẫm liệt trong trận chiến : Hoàng Đế Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chi trên danh nghĩa. Ông là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự : hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế.... * Tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc . * Trung thực, khách quan, chính xác. III. Phân tích. 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. - Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán . - Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén : + Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. + Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. - Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng . - Bậc kì tài trong việc dùng binh. - Oai phong, lẫm liệt trong trận chiến : tổng chỉ huy chiến dịch, thân chinh ra trận,... Hđ 4 : Củng cố - Dặn dò : * Củng cố : ( GV nêu câu hỏi – HS tự trả lời để củng cố kiến thức ) - Vị trí, thể loại, đại ý của đoạn trích ? - Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là người ntn ? * Dặn dò : - Nắm nội dung kiến thức của bài học , học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu về vua QT trong đoạn trích. - Tìm hiểu tiếp nội dung : + Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh. + Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống. + Những đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện. - Soạn bài “Sự phát triển của từ vựng” (tiếp theo). Ngày soạn : 15 09 2009 Tuần : 5 Ngày dạy : 17 09 2009 Tiết : 24 Vb : HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (t2) ( Hồi thứ mười bốn – trích ) - Ngô Gia văn phái – I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. 2. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích tác phẩm văn học. 3. Giáo dục HS lòng kính yêu vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, căm ghét bọn cướp nước và bán nước. II. Chuẩn bị : * GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm. * HS : Tìm hiểu tiếp các nội dung còn lại của vb. III. Tiến trình tiết dạy : Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) : Câu hỏi : (1) Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong vb “Hoàng Lê nhất thống chí” ( Hồi thứ mười bốn ). (2) Em có nhận xét gì về lời văn và những chứng cứ lịch sử mà tác giả nêu ra trong vb này ? Đáp án : (1) Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ : - Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán . - Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén . + Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. + Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. - Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng . - Bậc kì tài trong việc dùng binh. - Oai phong, lẫm liệt trong trận chiến : tổng chỉ huy chiến dịch, thân chinh ra trận,... (2) lời văn và những chứng cứ lịch sử mà tác giả nêu ra trong vb : chính xác, trung thực, khách quan. Bài mới : Sự thảm bại của bọn xâm lược nhà Thanh và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước Lê Chiêu Thống ? Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Nội dung kt Hđ 1 : Hd HS phân tích phần 3 - Sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. -H: Vì sao TSN nhiệt tình cử binh giúp vua LCT ? Qua hành động đó, em hiểu gì về bản chất của y ? -H: Khi chiếm được Thăng Long, thái độ của TSN ra sao ? -H: Khi nghe quân Tây Sơn tấn công, TSN đã hành động ntn ? Qua hành động ấy, em hiểu thêm được điều gì về bản chất và tài năng của y ? -H: Đội quân xâm lược nhà Thanh là một đội quân ra sao ? ( Tính kỉ luật ? Khi bị quân Tây Sơn tấn công, quân Thanh đã ứng phó ntn ? Qua những sự việc đó, em thấy bản chất thực của đội quân này ntn ? ) -H: Vì sao LCT “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mã tổ” ? -H: Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đoạn này ? -H (TL nhóm) : Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy ( một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt ? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó ? * Gọi HS trả lời -> HS nhóm khác bổ sung -> GV nhận xét, góp ý. Hđ 1 : Tìm hiểu phần 3 của vb. * Sau khi khôi phục họ Lê rồi, nhân đó cho quân đóng giữ, thì như thế là bảo tồn được họ Lê, mà đồng thời chiếm được nước An Nam, một công mà hai việc vậy . Y chủ trương chỉ diễu võ dương oai phô trương thanh thế, còn việc đi đánh dẹp là do “quân ứng nghĩa” đảm trách => TSN xảo trá, tham công. * Kiêu căng, chủ quan, không lo phòng bị hay tấn công địch mà chỉ lo ăn chơi trác táng. * Phát hiện chi tiết -> Phân tích. * Phát hiện chi tiết -> Nêu : Chống không nổi, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. * Liệt kê chi tiết -> Phân tích. * Kể chuyện xen kẻ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh mẽ. * Thảo luận nhóm -> Nêu đáp án : - Giống : tả thực, chi tiết cụ thể. - Khác : + Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau”, ngòi bút miêu tả khách quan, nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước. + Đoạn văn dưới, nhịp điệu chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi LCT ,.... âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. 2. Sự thảm bại của bọn xâm lược nhà Thanh và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước Lê Chiêu Thống. a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. * Tôn Sĩ Nghị : - Xảo trá, tham công : TSN nhiệt tình cử binh giúp LCT, nhưng thực tế là âm mưu xâm lược nước ta - Kiêu căng, chủ quan : Xem quân tướng nhà Tây Sơn như cá chậu chim lồng - Là tên tướng bất tài, hèn nhát : Nghe tin quân Tây Sơn tấn công, TSN đã bỏ chạy toát thân. * Quân Thanh là một đội quân ô hợp, vô kỉ luật, hèn nhát -> thất bại thảm hại. b) Bọn vua quan phản bội tổ quốc Lê Chiêu Thống : - Nhỏ nhen, hèn mạc, vì lợi ích riêng của dòng họ, địa vị đã “rước voi giày mã tổ”. - Là bonï thụ động, ngây thơ. Hđ 2 : Hd HS tổng kết. -H: Phương thức biểu đạt của vb ? -H: Nội dung khái quát của vb ? -H: Những đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện ? Hđ 2 : Tổng kết. * Phương thức biểu đạt : ts + mt + bc * Khái quát -> nêu. * Khái quát -> trình bày III. Tổng kết 1. Nội dung ( Ghi nhớ – SGK ) 2. Nghệ thuật : - Chuyện được kể mạch lạc, khách quan. - Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh chính xác -> tăng hiệu quả diễn đạt cho vb. Hđ 3 : Hd HS luyện tập * GV nêu bài tập -> cho HS viết đoạn văn theo yêu cầu -> gọi HS đọc, HS khác nhận xét, bổ sung -> GV góp ý. Hđ 3 : Luyện tập * Viết đoạn văn. IV. Luyện tập. Viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789). Hđ 4 : Dặn dò : - Nắm nội dung toàn văn bản, học thuộc lòng một số chi tiết tiêu biểu. - Tìm hiểu bài “Sự phát triển của từ vựng”, cụ thể : + Trả lời các câu hỏi ở phần I, II. + Tìm hiểu cách tạo từ ngữ mới, mượn từ của tiếng nước ngoài trong phần Ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: