Văn mẫu 9 - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có

Văn mẫu 9 - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có

 Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nó xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống, là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Nói chung văn chương chính là tình cảm và các nhà văn sáng tác tác phẩm là để trả lời cho tình cảm của mình và trải nghiệm tình cảm của người khác_ tức là độc giả.

 Người ta vẫn đánh giá một bài văn hay là một bài văn giàu hình ảnh, nhiều cảm xúc. Vậy hình ảnh và cảm xúc trong văn có tác dụng gì? Chính là để khơi gợi cảm xúc của người đọc, cũng là để người ta hiểu, đánh giá và cản nhận cảm xúc của mình. Văn chương gây cho ta tình cảm ta chưa có. Phải! bởi nếu không đọc những ngày thơ ấu mấy ai cảm nhận được cảm giác thiếu vắng hình hài và tình cảm của người mẹ trong suốt một thời gian dài trong sự ghẻ lạnh và khinh rẻ của cậu bé Hồng. Làm sao ai hiểu cho tình cảm của con người với giống súc sinh máu lạnh khi gắn bó với nhau bởi một mối ràng buộc của tình yêu, trách nhiệm, lòng biết ơn từ cả hai phía ở chốn cô đơn như trong tác phẩm của Jack london: tiếng gọi nơi hoang dã . Cũng sẽ vẫn mãi mãi là một Chí Phèo tự rạch mặt để che đi vẻ tâm hồn thèm khát sự lương thiện thầm kính, yêu một Thị Nở xấu xí, vô duyên từng được xem là sự thật ở làng Vũ Đại nếu không có Chí Phèo của Nam Cao để rồi là bộ phim chuyện làng Vũ Đại ngày ấy. Bây giờ người ta mới thấu hiểu những khái niệm mới trong vô vàn những kịch tính và những khía cạnh cảm xúc, suy nghĩ phức tạp khác nhau của Chí Phèo. Cuộc sống không thể mang lại cho chúng ta tất cả những khái niệm đó mà chúng ta phải tự mình đi tìm để trải nghiệm nó mà những thứ tình cảm mới lạ đó chỉ tập trung đầy đủ trong văn chương mà thôi. Điều tuyệt vời nhất là văn chương dạy cho người giàu biết cảm giác nhà tranh, vách đất, bữa đói bữa no nhưng vẫn tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn, dạy cho con người đang tuyệt vọng biết được người ta lấy niềm tin ở đâu và lấy lại niềm tin như thế nào, dạy cho kẻ hạnh phúc đồng cảm với người cô đơn, cho người bây giờ biết quá khứ, cho tình yêu, cho ấm áp thậm chí là biết được con vật cũng có tình cảm riêng, có tiếng nói riêng. Văn chương thật tuyệt vời bởi nó đầy đủ kinh nghiệm sống, đầy đủ tình huống sống.

 Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Vì phải có tình yêu thì đọc Romeo và Julyet mới thấy cảm động đến phát khóc lên và có thêm sức mạnh đấu tranh cho tình yêu. Phải có lòng thành kính, ruồng bỏ tội lỗi và đầy tình thương với đồng loại thì mới tôn sùng ra-ma yana. Phải có lòng đấu tranh cho vẻ đẹp hoàn thiện, cho sự siêu thoát thì mới có tâm trí nghĩ về i-li-at và Ô-đi-xê. hay chỉ cần biết khóc để đọc chiếc lá cuối cùng, biết cười để đọc trưởng giả học làm sang, biết yêu nước để đọc Bình Ngô đại cáo, biết đấu tranh để suy xét về Bản án chế độ thức dân Pháp. tất cả là những thể loại văn học khác nhau nhưng chung nhau một điểm là đều thể hiện thái đọ của người viết tới đối tượng và ý tưởng mà mình đang viết. Cuộc đời chúng ta là sự giới hạn của thần thánh còn cuộc đời văn chương là sự giới hạn về tình cảm, biết bao nhiêu những tình cảm ấy chính là văn học, vì vậy mà nó giúp ta hình dung về sự sống, tồn tại là để khám phá bản thân.

 

doc 42 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn mẫu 9 - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có
 Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nó xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống, là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Nói chung văn chương chính là tình cảm và các nhà văn sáng tác tác phẩm là để trả lời cho tình cảm của mình và trải nghiệm tình cảm của người khác_ tức là độc giả.
       Người ta vẫn đánh giá một bài văn hay là một bài văn giàu hình ảnh, nhiều cảm xúc. Vậy hình ảnh và cảm xúc trong văn có tác dụng gì? Chính là để khơi gợi cảm xúc của người đọc, cũng là để người ta hiểu, đánh giá và cản nhận cảm xúc của mình. Văn chương gây cho ta tình cảm ta chưa có. Phải! bởi nếu không đọc những ngày thơ ấu mấy ai cảm nhận được cảm giác thiếu vắng hình hài và tình cảm của người mẹ trong suốt một thời gian dài trong sự ghẻ lạnh và khinh rẻ của cậu bé Hồng. Làm sao ai hiểu cho tình cảm của con người với giống súc sinh máu lạnh khi gắn bó với nhau bởi một mối ràng buộc của tình yêu, trách nhiệm, lòng biết ơn từ cả hai phía ở chốn cô đơn như trong tác phẩm của Jack london: tiếng gọi nơi hoang dã . Cũng sẽ vẫn mãi mãi là một Chí Phèo tự rạch mặt để che đi vẻ tâm hồn thèm khát sự lương thiện thầm kính, yêu một Thị Nở xấu xí, vô duyên từng được xem là sự thật ở làng Vũ Đại nếu không có Chí Phèo của Nam Cao để rồi là bộ phim chuyện làng Vũ Đại ngày ấy. Bây giờ người ta mới thấu hiểu những khái niệm mới trong vô vàn những kịch tính và những khía cạnh cảm xúc, suy nghĩ phức tạp khác nhau của Chí Phèo. Cuộc sống không thể mang lại cho chúng ta tất cả những khái niệm đó mà chúng ta phải tự mình đi tìm để trải nghiệm nó mà những thứ tình cảm mới lạ đó chỉ tập trung đầy đủ trong văn chương mà thôi. Điều tuyệt vời nhất là văn chương dạy cho người giàu biết cảm giác nhà tranh, vách đất, bữa đói bữa no nhưng vẫn tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn, dạy cho con người đang tuyệt vọng biết được người ta lấy niềm tin ở đâu và lấy lại niềm tin như thế nào, dạy cho kẻ hạnh phúc đồng cảm với người cô đơn, cho người bây giờ biết quá khứ, cho tình yêu, cho ấm áp thậm chí là biết được con vật cũng có tình cảm riêng, có tiếng nói riêng. Văn chương thật tuyệt vời bởi nó đầy đủ kinh nghiệm sống, đầy đủ tình huống sống.
       Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Vì phải có tình yêu thì đọc Romeo và Julyet mới thấy cảm động đến phát khóc lên và có thêm sức mạnh đấu tranh cho tình yêu. Phải có lòng thành kính, ruồng bỏ tội lỗi và đầy tình thương với đồng loại thì mới tôn sùng ra-ma yana. Phải có lòng đấu tranh cho vẻ đẹp hoàn thiện, cho sự siêu thoát thì mới có tâm trí nghĩ về i-li-at và Ô-đi-xê. hay chỉ cần biết khóc để đọc chiếc lá cuối cùng, biết cười để đọc trưởng giả học làm sang, biết yêu nước để đọc Bình Ngô đại cáo, biết đấu tranh để suy xét về Bản án chế độ thức dân Pháp. tất cả là những thể loại văn học khác nhau nhưng chung nhau một điểm là đều thể hiện thái đọ của người viết tới đối tượng và ý tưởng mà mình đang viết. Cuộc đời chúng ta là sự giới hạn của thần thánh còn cuộc đời văn chương là sự giới hạn về tình cảm, biết bao nhiêu những tình cảm ấy chính là văn học, vì vậy mà nó giúp ta hình dung về sự sống, tồn tại là để khám phá bản thân.
       Hoài Thanh đã nói đúng về ý nghĩa của văn chương nhưng chưa đủ, văn chương còn giúp ta sống, để ta sống và nuôi ta sống bằng nguồn cảm hứng vô tận về tình yêu của con người.
Văn học và tình thương
1. Mở bài: 
Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.
2. Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:
Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
b) Tình cảm gia đình:
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.
D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)
c)Tình nhân ái giữa con người với con người:
Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.
D/c: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)...
3. Kết bài: tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.
 Bµi 1: Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây 
 Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” 
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình: 
 “Anh em như thể tay chân 
 rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” 
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như: 
 “Bầu ơi thương lấy bí cùng 
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
 Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
 Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
 Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. 
 Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: 
 “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 
 Lấy trí nhân để thay cường bạo” 
 Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎ý nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. 
 Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứ ...  gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Vì vậy để học sinh, sinh viên có thêm hiểu biết về luật giao thông, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng  trên toàn quốc phát động và thực hiện tháng “An toàn giao thông”. 
 Tháng an toàn giao thông năm nay có chủ đề: “Thanh, thiếu niên trường học nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông”. Đây có thể xem là điểm đột phá, bởi nếu tuổi trẻ học đường, bao gồm cả học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về Luật Giao thông, có sự chuyển biến về nhận thức, tuân thủ các quy định của pháp luật thì sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành giao thông của cả xã hội. Giảm thiểu tai nạn giao thông là việc khó, nhưng không phải không làm được nếu cả xã hội cùng nỗ lực, chọn đúng điểm đột phá, có biện pháp đúng trong tổ chức và kiên trì trong thực hiện. Hưởng ứng tháng an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội song cần hướng mạnh vào lớp trẻ, trong đó bộ phận quan trọng là tuổi trẻ học đường. Cần làm cho đối tượng này tự giác thực hiện các quy định về an toàn giao thông một cách liên tục, bảo đảm tính bền vững lâu dài, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng vi phạm an toàn giao thông. 
 Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. 
 Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông là rất cần thiết. Ngoài ra cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
 Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe gắn máy cho con hoặc không cho phép con đi xe gắn máy khi chưa đủ tuổi. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho con em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn ... 
 Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Những trường hợp vi phạm an toàn giao thông của học sinh, sinh viên phải được thông báo tới nhà trường - nơi đang học tập hoặc địa phương - nơi đang cư trú để có những hình thức răn đe, xử phạt kịp thời. 
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông – những trụ cột của gia đình và học sinh, sinh viên – những người con thân yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu. Những đứa con nghẹn ngào vì từ đây chúng sẽ không còn được ở trong vòng tay âu yếm vỗ về của cha, không còn được cha bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Các bậc cha mẹ phải quặn lòng tiễn con đi trong nước mắt  Tất cả những điều đáng tiếc kia sẽ chẳng thể xảy ra nếu như mỗi chúng ta biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai
****************************************************************************************
 Sống đẹp là gì hỡi bạn?
 Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
 “Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
 Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ.
 Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh dũng, kiên cường tận tụy làm người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức hình cụ Rùa Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo". Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói khổ bần cùng.Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:“Đêm đêm nghe tiếng vọng vangTiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêmĐã buồn lại thấy buồn thêmKhát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất cả mọi người.
 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp”.
“Cuộc sống không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?...Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình.
 Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình ? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai” Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang "sống đẹp",sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc: 
 "Khi anh sinh ra 
 Mọi người đều cười
 Riêng anh thì khóc tu tu
 Hãy sống sao để khi chết đi
 Mọi người đều khóc
 Còn môi anh thì nở nụ cười”
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN CHON MOT SO DE VAN ON HSG.doc