Hình tượng không gian đa dạng
trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân
PGS.TS. Đoàn Trọng Huy
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân thường chứa đựng những hình tượng không gian nghệ thuật đa dạng, những mô hình không gian đặc sắc mang mỹ quan độc đáo của nhà văn.
Sáng tác của Nguyễn Tuân trước 1945 được khắc họa nổi bật mấy hình tượng không gian trên sự phân loại đại thể, trong đó một số gần như không còn bóng dáng về sau.
Trước hết là một loại có tính chất bao trùm: không gian kí vãng. Đây là loại không gian mang bóng hình quá khứ được dựng lên bởi hoài niệm, ký ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng nữa. Tác phẩm tiêu biểu chính là Vang bóng một thời. Tất cả cảnh tượng, cảnh quan đều nằm trong vùng không gian rộng lớn khái quát mang những nét đặc trưng lịch sử một đi không trở lại. Bằng một vốn từ cổ phong phú có chọn lựa, Nguyễn Tuân đã khéo dựng cảnh, dựng việc, tạo không khí, đưa người vào cái không gian cổ kính ấy. Những cái đó quý giá như một tập tranh cổ. Ông đi tìm những tài tử, tài hoa trong quá khứ, tìm về những nơi xưa cũ với vẻ đẹp một thời.
Bằng hư cấu, tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân tạo dựng nên một không gian kinh dị trong một loạt sáng tác mà ông dự định xuất bản thành một tập từ lâu, có nhan đề Yêu ngôn. Đó là những đoản thiên gồm những truyện hoang đường, ma quái, kinh dị như Trên đỉnh non Tản, (Vang bóng một thời), Rượu bệnh, xác ngọc lam, Đới roi, Lửa nến trong tranh, Loạn âm. và sau này là Chùa đàn II (Tâm sự của nước độc). Có thể kể vào loại không gian này khung cảnh những truyện giàu chất hiện thực, loại “vang bóng thời nay” cũng mang nhiều yếu tố kỳ quái, kinh dị. Bởi truyện tạo ra những ấn tượng, những cảm giác - ít thì rờn rợn, nhiều hơn là sợ hãi, những ám ảnh ma mị (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu, Khoa thi cuối cùng).
Chùa Đàn thực sự quái dị. Không khí ma quái ở tất cả: từ cái ấp Mê Thảo, hũ rượu “Vô cố nhân”, “Ức sấu viên”. trong mả rượu đến cái đàn quái đản mà thành đàn nhễ nhại, mồ hôi đổ ra như tắm và thùng đàn phát những tiếng thở dài quái gở; có lúc lại vẳng ngân một tiếng cuồng loạn: cây đàn giết người ấy ai sờ vào là mất mạng; những sợi dây đàn đứt phựt rỏ máu đọng thành giọt lóe tia xanh lạnh. Trong cuộc đàn, hồn Chánh Thú hiện ra cười sặc sụa từ buồng thờ, rồi Bá Nhỡ gục xuống sau khi chỉ còn là một cái bóng trên vũng máu tươi, đàn tự tan vụn ra từng mảnh. Tiếp theo là cuộc hạ thổ Bá Nhỡ - người tự nguyện đổi mạng sống để lấy phút sống thăng hoa của tiếng đàn, câu hát, biến thành con ma tài hoa muôn thuở. Cùng lúc là sự phát hỏa của gò rượu từ cái lênh láng trong miệng huyệt rượu như sự giải thoát phóng đãng của những ma men. Nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải Chùa Đàn. Đúng là có sự giải thoát cho sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở một không gian lạ, ngoài thế giới thực tại. Ta nhớ Nguyễn Tuân viết trong trạng thái bất định về tâm hồn, cũng có thể nói là sự khủng hoảng trong tìm đường một thời gian khá dài để vùng thoát khỏi o bế, tù túng. Nhưng cần nói kỹ hơn một điều, đó cũng là sự kiếm tìm của con mắt nhìn mang tính chất mỹ học. Tạo ra một không gian đặc hiệu như vậy có thể so sánh với sự sáng tạo một khách thể lạ trong Điêu tàn của Chế Lan Viên. Đó là thế giới ma quái đầy huyệt mộ và bóng ma, thế giới của tủy xương và máu. Mỗi người đều chứa chất qua đó ngụ ý khác nhau. Cái nhìn của Chế Lan Viên siêu hình còn con mắt nghệ thuật Nguyễn Tuân lại hiện thực. Ta biết Nguyễn Tuân là người mê Liêu trai chí dị. Thời nay đi trên Tây Bắc ngày hòa bình mà ông vẫn có cảm giác “thấy tênh tênh mà tan quạnh cả đi như người và lầu Liêu Trai”. Đắm mình vào dòng văn học cổ điển dân tộc, Nguyễn Tuân có thể còn tìm cảm hứng từ những truyện lạ đầy yếu tố hoang đường của Nguyễn Dữ qua Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm ra đời trước hàng trăm năm Liêu trai chí dị (cuối thế kỷ XVII). Đó là những tác phẩm hiện thực giàu tính chất tố cáo xã hội phong kiến suy thoái. Truyện có yếu tố ma quái hoang đường, kinh dị của Nguyễn Tuân không chỉ mang “cái gien” thể loại truyền thống cổ điển dân tộc mà còn rất hiện đại nữa, làm ta liên tưởng tới sáng tác của nhà văn Italia Malapáctê và nhà văn Mỹ la tinh hiện đại Máckêx với bút pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Tất nhiên cái giống nhau là sự pha trộn các yếu tố hiện thực và hoang đường, chủ nghĩa thần thoại và chủ nghĩa trí tuệ nhưng cái khác với tất cả là phong cách mang nét tài hoa, uyên bác và độc đáo Nguyễn Tuân. Lại thấy Nguyễn Tuân hiện đại biết bao khi, cho đến hôm nay, vẫn tồn tại loại văn học và nghệ thuật kỳ ảo như truyện và phim kinh dị vẫn ăn khách ở Âu, Mỹ.
Hình tượng không gian đa dạng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân PGS.TS. Đoàn Trọng Huy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân thường chứa đựng những hình tượng không gian nghệ thuật đa dạng, những mô hình không gian đặc sắc mang mỹ quan độc đáo của nhà văn. Sáng tác của Nguyễn Tuân trước 1945 được khắc họa nổi bật mấy hình tượng không gian trên sự phân loại đại thể, trong đó một số gần như không còn bóng dáng về sau. Trước hết là một loại có tính chất bao trùm: không gian kí vãng. Đây là loại không gian mang bóng hình quá khứ được dựng lên bởi hoài niệm, ký ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng nữa. Tác phẩm tiêu biểu chính là Vang bóng một thời. Tất cả cảnh tượng, cảnh quan đều nằm trong vùng không gian rộng lớn khái quát mang những nét đặc trưng lịch sử một đi không trở lại. Bằng một vốn từ cổ phong phú có chọn lựa, Nguyễn Tuân đã khéo dựng cảnh, dựng việc, tạo không khí, đưa người vào cái không gian cổ kính ấy. Những cái đó quý giá như một tập tranh cổ. Ông đi tìm những tài tử, tài hoa trong quá khứ, tìm về những nơi xưa cũ với vẻ đẹp một thời. Bằng hư cấu, tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân tạo dựng nên một không gian kinh dị trong một loạt sáng tác mà ông dự định xuất bản thành một tập từ lâu, có nhan đề Yêu ngôn. Đó là những đoản thiên gồm những truyện hoang đường, ma quái, kinh dị như Trên đỉnh non Tản, (Vang bóng một thời), Rượu bệnh, xác ngọc lam, Đới roi, Lửa nến trong tranh, Loạn âm... và sau này là Chùa đàn II (Tâm sự của nước độc). Có thể kể vào loại không gian này khung cảnh những truyện giàu chất hiện thực, loại “vang bóng thời nay” cũng mang nhiều yếu tố kỳ quái, kinh dị. Bởi truyện tạo ra những ấn tượng, những cảm giác - ít thì rờn rợn, nhiều hơn là sợ hãi, những ám ảnh ma mị (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu, Khoa thi cuối cùng). Chùa Đàn thực sự quái dị. Không khí ma quái ở tất cả: từ cái ấp Mê Thảo, hũ rượu “Vô cố nhân”, “Ức sấu viên”... trong mả rượu đến cái đàn quái đản mà thành đàn nhễ nhại, mồ hôi đổ ra như tắm và thùng đàn phát những tiếng thở dài quái gở; có lúc lại vẳng ngân một tiếng cuồng loạn: cây đàn giết người ấy ai sờ vào là mất mạng; những sợi dây đàn đứt phựt rỏ máu đọng thành giọt lóe tia xanh lạnh... Trong cuộc đàn, hồn Chánh Thú hiện ra cười sặc sụa từ buồng thờ, rồi Bá Nhỡ gục xuống sau khi chỉ còn là một cái bóng trên vũng máu tươi, đàn tự tan vụn ra từng mảnh. Tiếp theo là cuộc hạ thổ Bá Nhỡ - người tự nguyện đổi mạng sống để lấy phút sống thăng hoa của tiếng đàn, câu hát, biến thành con ma tài hoa muôn thuở. Cùng lúc là sự phát hỏa của gò rượu từ cái lênh láng trong miệng huyệt rượu như sự giải thoát phóng đãng của những ma men. Nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải Chùa Đàn. Đúng là có sự giải thoát cho sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở một không gian lạ, ngoài thế giới thực tại. Ta nhớ Nguyễn Tuân viết trong trạng thái bất định về tâm hồn, cũng có thể nói là sự khủng hoảng trong tìm đường một thời gian khá dài để vùng thoát khỏi o bế, tù túng. Nhưng cần nói kỹ hơn một điều, đó cũng là sự kiếm tìm của con mắt nhìn mang tính chất mỹ học. Tạo ra một không gian đặc hiệu như vậy có thể so sánh với sự sáng tạo một khách thể lạ trong Điêu tàn của Chế Lan Viên. Đó là thế giới ma quái đầy huyệt mộ và bóng ma, thế giới của tủy xương và máu. Mỗi người đều chứa chất qua đó ngụ ý khác nhau. Cái nhìn của Chế Lan Viên siêu hình còn con mắt nghệ thuật Nguyễn Tuân lại hiện thực. Ta biết Nguyễn Tuân là người mê Liêu trai chí dị. Thời nay đi trên Tây Bắc ngày hòa bình mà ông vẫn có cảm giác “thấy tênh tênh mà tan quạnh cả đi như người và lầu Liêu Trai”. Đắm mình vào dòng văn học cổ điển dân tộc, Nguyễn Tuân có thể còn tìm cảm hứng từ những truyện lạ đầy yếu tố hoang đường của Nguyễn Dữ qua Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm ra đời trước hàng trăm năm Liêu trai chí dị (cuối thế kỷ XVII). Đó là những tác phẩm hiện thực giàu tính chất tố cáo xã hội phong kiến suy thoái. Truyện có yếu tố ma quái hoang đường, kinh dị của Nguyễn Tuân không chỉ mang “cái gien” thể loại truyền thống cổ điển dân tộc mà còn rất hiện đại nữa, làm ta liên tưởng tới sáng tác của nhà văn Italia Malapáctê và nhà văn Mỹ la tinh hiện đại Máckêx với bút pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Tất nhiên cái giống nhau là sự pha trộn các yếu tố hiện thực và hoang đường, chủ nghĩa thần thoại và chủ nghĩa trí tuệ nhưng cái khác với tất cả là phong cách mang nét tài hoa, uyên bác và độc đáo Nguyễn Tuân. Lại thấy Nguyễn Tuân hiện đại biết bao khi, cho đến hôm nay, vẫn tồn tại loại văn học và nghệ thuật kỳ ảo như truyện và phim kinh dị vẫn ăn khách ở Âu, Mỹ. Một không gian nghệ thuật có tính chất bao trùm và tượng trưng cũng hiện hình qua sáng tác của Nguyễn Tuân từ trước kia (và cả một phần sau này nữa). Đó là không gian văn hóa giàu tính chất xã hội và màu sắc dân tộc. Nguyễn Tuân là người sống có văn hóa, văn minh, tức là sống đẹp. Có người đã ví có mười truyện “như mười nén tâm hương nguyện cầu cho cái Đẹp cổ truyền Việt Nam” (Văn Tâm)(1). Đó là cái đẹp đa dạng cả trong đời sống tinh thần và vật chất của giới trí thức bình dân cũng là của cả con người dân tộc. Nguyễn Tuân chủ trương “Chơi cảnh, chơi người” (Chiếc lư đồng mắt cua). Cảnh qua con mắt tài hoa nghệ sĩ rất nên họa, nên thơ. Đối với con người, ông rất trọng nhân cách đẹp, tâm hồn đẹp, thậm chí tâm linh đẹp. Chùa Đàn - viết ngay sau 1945 xét cho kỹ, có cái nhân cốt khả thủ - sự ca ngợi cái đẹp đích thực của nghệ thuật, cái tinh anh của nghệ sĩ dám sống đến cùng cho nghệ thuật. Khái quát hơn, là một chủ đề đẹp: ước vọng hóa thân qua quan niệm triết lý về hủy diệt và tái sinh có màu sắc biện chứng(2). Dù sao, cái không gian văn hóa trong sáng tác Nguyễn Tuân thời kỳ này mới chỉ là một gợi mở cho những không gian văn hóa mang vẻ đẹp truyền thống đích thực sau này (chủ yếu qua mảng Cảnh sắc và hương vị đất nước và những bài viết thời chống Mỹ). Nếu có thể phân nhỏ hơn một chút, còn có một loại không gian cũng khá đặc trưng của Nguyễn Tuân gắn với lòng đam mê tìm kiếm những chân trời - đã được mệnh danh là chủ nghĩa xê dịch - thì đó là không gian du lịch hay gọi đúng tên hơn: không gian du hí. Ở đây, những mô hình hoặc môtíp nghệ thuật có loại tương đối mở là một con sông, một nhà ga, một bến tàu... loại đóng là nhà hát (ca lâu, hàng viện), tiệm hút ứng với những chuyến đi, những cuộc đời, những thú vui của những đối tượng và những tâm trạng khác nhau: lịch sử trang nhã có mà bê tha, phóng túng cũng có. Sẽ là thiếu sót nếu không phát hiện ra sự đan lồng trong miêu tả, trần thuật, tự bạch những không gian tâm tưởng (hoặc tâm trạng) cũng là một phương thức nghệ thuật quen thuộc để bộc lộ nội tâm của cái tôi mãnh liệt qua những trang văn Nguyễn Tuân. Kiểu không gian này hiện rõ qua Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua... Nổi bật vẫn chỉ là cái tôi quanh quẩn, cô độc, u hoài, buông thả qua những cảnh tượng, những môi trường. Từ sau Cách mạng, hầu như Nguyễn Tuân chỉ viết tùy bút và ký cùng một số tiểu luận, phê bình. Ông tự nhủ “ta chỉ nên chơi một thứ độc tấu” với lòng kiêu hãnh riêng. Nhưng thực ra thứ độc tấu ấy cũng thường là đi “hai bè” hoặc có lúc chứa đựng hòa âm. Đó là sự kết hợp ký và truyện, ghi chép với miêu tả, trần thuật: tùy bút có dựng cảnh, tạo không khí, chữ nghĩa dàn ra mặt phẳng và dựng cả không gian đa chiều, gợi mở tính chất đa thanh của văn xuôi. Một không gian mới của cuộc sống mở ra và ùa vào những trang viết của nhà văn tài năng. Với ý thức nghệ thuật mới, Nguyễn Tuân đã tạo dựng được những không gian hiện thực, sinh động trong sáng tác, phần lớn đã khác xa hoặc đã thay đổi hẳn bản chất những phạm trù không gian trước kia. Trong cái không gian công cộng, không gian sử thi của cuộc đời cách mạng chiến đấu cần lao mở ra chung cho các nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đã biết chọn lựa, sáng tạo nên những vùng trời, mảnh đất, những khoảng không gian như hình ảnh thế giới trần gian mới qua con mắt nghệ thuật độc đáo. Không gian nghệ thuật trong sáng tác văn xuôi của Nguyễn Tuân giờ đây như đa dạng, đa sắc hơn. Đây là kết quả của tài năng biết biến hóa, nhào nặn cái thế giới thực tại muôn màu, muôn vẻ để tạo nên những loại, những kiểu, những mô hình không gian, những hình ảnh biểu trưng mới về không gian qua mỹ cảm của nhà văn. Với con người giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, thấu hiểu tường tận cái đẹp, cái hùng của tổ quốc trong suốt đời viết trải nghiệm hơn 40 năm sau Cách mạng, có thể nói Nguyễn Tuân đã tạo dựng được một không gian đất nước tuyệt đẹp trong sáng tác. Có thể kể trong đó những mô hình không gian tiêu biểu: - Không gian con đường - Không gian sông nước - Không gian núi rừng. Năm 1946, Nguyễn Tuân tham gia đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt trận Nam Trung Bộ, làm chuyến đi đầu tiên trong cuộc đời cách mạng. Qua miền Trung với Bình Định, Phú Yên quen thuộc rồi trở về Vinh, Thanh Hóa với đoàn kịch tuyên truyền Khu 4. Năm sau, ông lên đường ra Việt Bắc. Đường vui (1948) là khởi đầu sự phát hiện kỳ thú một không gian mới: không gian con đường. Nhà văn viết: “Sau Toàn Quốc kháng chiến trong vô số hình ảnh quanh ta thì hình ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất. Con đường đã là một sự”. Có những con đường cụ thể, rất cụ thể: đường đê, đường máng, đường ruộng, đường núi... Theo chân đi có những quãng đường mà thường là những bước đường trường. Con người mới không chỉ nhìn bằng mắt mà còn cảm nhận bằng tim, bằng óc con đường. Từ con đường cụ thể ấy đã thấy một con đường khái quát, tượng trưng: con đường chiến tranh, con đường xa thẳm của kháng chiến. Con đường không chỉ quẩn quanh, quấn quýt, quay cuồng trên trang viết (hơn 40 chữ về đường trên 4 trang sách) mà nó còn nhảy múa trong lòng người “con đường bây giờ là trọng tâm của suy tưởng chúng ta”. Nó là Đường vui. Ông đặt con đường vào hệ thống của nó, vào không gian đặc hiệu của nó để nói tiến bộ về khoa học, về giá trị kinh tế, quân sự của giao thông vận tải. Lại nói con đường gắn với văn hóa, văn minh thu nhận “rất nhiều tia sáng của chủ nghĩa xã hội. Và đến lượt mình, nó cũng phát ra ánh sáng mới của chủ nghĩa xã hội. “Và con đường mở ra sao lại không là một tia đèn biển rọi đi xa? Chiếu rọi qua những cái sóng đêm dài ở Tây Bắc” (Đi mở đường). Con đường như vậy là hình ảnh trong trí óc, trong tâm khám Nguyễn Tuân. Con đường nằm trong nhỡn quan mỹ học cũng như tư tưởng nghệ thuật nhà văn. Thật đủ ý thức và tình cảm khi Nguyễn Tuân viết về cái đẹp của con đường. Con đường nằm trong “cuốn sách Mở đường”, hơn thế, một tiểu thuyết Mở đường. Đã có Bài ca trên mặt phần đường, cũng lại có Một bài thơ đường. Con đường đã bắt nguồn cho khúc hát lên đường của tâm hồn. Sông, hồ và biển cả đã tạo nên không gian sông nước đặc sắc Nguyễn Tuân. Có thể nói sông nước tràn ngập những trang viết về ba vùng tiêu biểu: Sông Đà, Sông Tuyến và sau này cũng có thể nói là sông nước Cà Mau cụ thể là “kênh rạch, sông ngòi ... ong lòng sông sâu có cái tâm khảm của con người thời nay. Đó là cái tâm trạng có phần gần gũi với Tế Hanh và Xuân Diệu khi nhớ về Con sông quê hương. Cái nét cơ bản phân biệt phải chăng là dấu ấn của cái tôi trữ tình công dân rất mới, rất đậm của Nguyễn Tuân? Trong thực tế đời sống, con cầu là tiếp nối của con đường và cũng gắn bó với con sông. Cũng có thể nói, không gian cầu đã hiện diện và mang nhiều lớp nghĩa trên trang viết của Nguyễn Tuân. Con cầu - nó là hình ảnh sự tiếp nối, sự thông thương, sự giao lưu trong trường hợp thông thuận bình thường (Đi mở đường, Một bài thơ đường, Thăng Long cầu mới 15 nhịp). Ngược lại, bất bình thường là sự đứt đoạn, sự ngáng trở, sự ách tắc (Cầu ma, Cắm cột mốc giới tuyến, Chỗ đầu cầu đó, chỗ bờ sông đó chỗ biển cát đó). Cầu do vậy cũng gắn với tâm trạng con người và cũng thường gợi ra không gian tâm tưởng với Nguyễn Tuân. Qua không gian cầu ta thấy được “một trái tim và một nhịp cầu. Trên cầu vương vấn những trái tim chân chính. Trong tim bắc được những nhịp cầu”. Cầu đòi hỏi phải trở lại đời sống bình thường, quan hệ bình thường. Lịch sử đã qua cầu, đã vượt cầu gắn kết, tụ hội những trái tim Việt Nam. Hoàn chỉnh một không gian đất nước rộng lớn còn là không gian rừng núi. Không gian này thường mang vẻ hoành tráng hiếm có, cho dù là rừng bãi Nam Bộ hay núi rừng Tây Nguyên, ngàn trầm Quảng Bình hay rừng hồi Đông Bắc. Non nước Lào Cai núi thì tuyệt đỉnh với hoa đỗ quyên mặt núi nở bạt ngàn. Vùng Tây Bắc nắng tắm trên rừng thu, núi xa, núi gần liên miên như trùng dương thạch trận. Rừng núi đã được nhìn nhận dưới con mắt khoa học trên nhiều bình diện phân tích của nhà văn, với nhiều định nghĩa mỹ học. Rừng và núi hiện lên với một tầm vóc mới, tư thế mới. Rừng núi mang vẻ đẹp cao vời, mang sức mạnh kỳ vĩ, trở thành một môtip không gian không kém đặc sắc của Nguyễn Tuân. Nhà văn nói lên một cảm nhận rất mới: “Từ ngày được làm chủ nhân ông núi rừng sông ruộng đất nước Việt Nam, tôi phải tập dần cái cách nhìn của một người quản lý non nước”. Đó là cái trữ tình công dân rất đậm trong tâm hồn Nguyễn Tuân. Không gian chiến trường trên những trang viết trong cuộc chiến tranh nhân dân kéo dài 30 năm ở Việt Nam, không hẳn là của riêng của các nhà văn quân đội, cho dù loại hình ảnh không gian này nổi trội trong sáng tác của họ. Nói chính xác thì đó là của cả một thế hệ nhà văn - chiến sĩ một thời, hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nam Cao... là thuộc lớp nhà văn này, đã bám sát chiến đấu từ những ngày đầu nổ súng. Nguyễn Tuân đã viết về khung cảnh trận địa - như trận địa pháo cao xạ bờ sông vào giờ phút tĩnh lặng, trong cuộc liên hoan cưới giữa ngày B.52 rải thảm và cả khung cảnh chiến trận dữ dội trong lửa đạn đánh đồn thời chống Pháp. Đó là những giây phút ngàn vàng trong đời và những trang viết cũng quý giá như vàng mười tâm hồn. Ông đã sống thực sự đời người lính và mang tâm sự thực của con người chiến đấu. Lần đầu tiên trong đời ông cầm quả lựu đạn. Lần đầu tiên trong đời ngủ “đùi quặp lấy báng súng”. Và cũng lần đầu tiên trong đời đem cái phấn khích bồng bột khôn tả vào trận đánh. Chàng lãng tử chỉ quen cầm roi chầu, nay mạnh dạn vớ lấy cành cây thúc trống liên hồi trong trận đánh đồn. Cũng như sau này, ông trụ lại ở Hà Nội hăng say đội mũ sắt ra trận địa trong không khí chiến trận đánh Mỹ. Cái quý giá nổi bật ở những trang tả khung cảnh chiến đấu của Nguyễn Tuân là cái sự thật chiến tranh cùng cái sự thật lòng người. Ông viết với tư thế và tâm thế của người dự phần trực tiếp, của người trong cuộc. Ông ghi những trận đánh thật sinh động: “Hỏa thiêu Đại Bục. Xích Bích giữa rừng khô... Đại Bục ngụp trong biển lửa, ngạt thở trong khói súng. Đại bác, trọng liên của ta át hẳn giọng địch. Lơ láo, vài tràng liên thanh đồn địch hấp hối, ằng ặc như tiếng bị bóp cổ”. Đây là tiếng trống thúc trận: “Những hồi trống ngũ liên ầm ầm như thủy triều dâng lên mặt đê. Trống giục nước dâng, cái đồn Đại Bục lọt thỏm dưới thung lũng kia phỏng còn gì nữa? Tiếng trống cái đang cuộn lên dồn lũ giặc từ đồi A xuống đồi B... trống rung nước dâng đến đâu, lưỡi mác xung kích dâng cao lên đến đấy. Búp đa thép chơm chởm như cỏ bồng nước lũ”. Tiếng pháo “Choét! Choét! Ung! Các ông 60, các ông 80 làm việc đều tay. Tây cứ nháo cả lên dưới sân đồn. Rồi đến đạn lõm của anh em công binh thì không chê được. Badôca hay quá. Sẹt. Này một cái chớp thụt hậu, này một cái chớp nữa phọt thẳng vào tường đất”. Nói cho công bằng thì Nguyễn Tuân không thể tả hay và nhiều những trận đánh như những cây bút đằm sâu trong chiến đấu thực sự: Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Nguyễn Khải, Hồ Phương... Nhưng ông lại có phần ưu thế hơn họ là gắn chặt được hậu phương và tiền tuyến. Ông theo dõi được toàn cục diễn biến với sự tự ý thức sâu sắc: “Cái tụ điểm quý giá nhất về tư liệu mỗi đồn là ở chỗ không khí chuẩn bị đánh và sắc thái sinh hoạt của dân chúng quanh cứ điểm. Sau trận đánh, trước trận đánh và phải là cái phần phối hợp của quân, dân, chính giữa lúc đánh”. Quả vậy, ông đã tả cuộc thực tập phá rào, hạ đồn trên sa bàn (Tình chiến dịch, Bàn đạp), ông tả quang cảnh đồn giặc tan hoang sau trận đánh (Lửa sinh nhật), cảnh quê hương đã sạch bóng quân thù (Giữa một thị xã mới giải phóng). Một cái gì đang trồi lên, trỗi dậy, nảy nở, lan tỏa... như sức sống không thể dập tắt cũng chính là dáng vẻ của con người dân tộc bất khả chiến thắng. Phải chăng cái bao trùm lên tất cả các trận địa, các khung cảnh chiến đấu là màu sắc hào hùng của chiến tranh nhân dân và cái tình chiến dịch sâu đậm của nhà văn - chiến sĩ? Độc đáo Nguyễn Tuân là cách “đọc ngược” chiến thắng. Những năm chống Mỹ, tuổi cao sức yếu, Nguyễn Tuân vẫn tiếp tục đánh giặc bằng vũ khí ngôn từ. Ông gián tiếp nêu chiến công của ta trên bầu trời bằng đặc tả chiến bại của địch trên mặt đất (Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi). Phải nói là thảm bại. Nhà văn tưởng tượng rõ rệt: “Tôi ngồi xa tận ngoài này mà vẫn có thể nghe được cái tiếng sóng biển Nam ngày càng dâng nước triều lên, và trong phong trào miền Nam, xác những con phượng hoàng Mỹ ngày càng lún thêm dưới lớp cát lầy mặn. Những cái xác chim Mỹ, xác mới trùng lên xác cũ trên vùng đất trẻ Cà Mau”. Nhưng ở Hà Nội là mục sở thị: 23 con đại bàng B.52 đã bỏ xác, và ở cái thôn hoa nổi tiếng: “sát nách những đuya ra xám bệnh, hồng nhung, hồng quế và thược dược, huyết dụ cứ bầm bầm dướn lên như vừa mọc từ máu tươi”, “trong lòng hồ xinh nhú lên một cái đầu B.52 cháy đen, trên cái sọ dừa vĩ đại Mỹ ấy, trên một tấm biển chưa khô nét sơn “Bảo tồn tại chỗ”. Cái đôi câu đối hàng ngày chiến tranh và hòa bình ở đây cũng đồng nghĩa chiến thắng và chiến bại, vinh quang và xỉ nhục. Từ đây mở ra một khung cảnh mang ý nghĩa khái quát thế giới, đó là chiến trường, chiến tuyến đối địch của chính nghĩa chống chọi với phi nghĩa. Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi gợi cho ta hình ảnh chiến trường gần và chiến trường xa một thời khi vang vọng chiến tranh đã vượt ra ngoài biên giới. Đó là những cuộc biểu tình khổng lồ hàng 30-50 vạn người Mỹ xuống đường chống chiến tranh Mỹ tại Việt Nam. Riêng ở Oasinhtơn 25 vạn người với nến và hoa xisêđêlích trên tay, tấm băng biểu ngữ giương cao “không chết thêm một người nào nữa”. Hà Nội đại diện cho cả nước. Hà Nội là Việt Nam. Thật tài tình khi Nguyễn Tuân gợi mở được một không gian bao la của trận địa lòng dân qua những trang viết như cuộn sóng, như bốc lửa (Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội). Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn đánh Mỹ một cách trí tuệ. Ông biết đối sánh, đối chọi cái văn hóa thực sự với cái văn hóa giết người, cái văn minh cao quý với cái văn minh man rợ. Một thông điệp ngầm được tuyên bố. Thắng lợi của Việt Nam thực chất là thắng lợi cuộc đấu trí với siêu cường B.52, thắng lợi của đường lối chiến lược chiến tranh nhân dân với học thuyết xâm lược vũ khí luận. Một không gian đặc trưng nữa phải kể là không gian văn hóa và lịch sử. Đúng ra là không gian của giá trị văn hóa, không gian tích tụ lịch sử. Nếu như trước kia Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp xưa cố hữu của thời vang bóng thì ngày nay ông tiếp tục sự kiếm tìm ấy, phát hiện những vẻ đẹp hiện hữu trong thời đại. Không hẳn chỉ là văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch, văn hóa tâm linh... mà là văn hóa hiểu theo nghĩa rộng rãi nhất, đặc biệt là những mỹ tục mới, những nếp sống đổi mới, những cách hành xử văn hóa đẹp đẽ mới. Có khi tiềm ẩn thật sâu xa. Như tâm thức trĩu nặng của một người Hà Nội, bạn ông. Con người vốn dửng dưng với Hồ Gươm đã phản tỉnh sau cơn mơ thấy con hồ bị lấp kín (Con hồ thủ đô). Trên tất cả là đất nước với tầm cao văn hóa đối lập và đối chọi với những gì là phản văn hóa. Có những kẻ tự xưng là đại diện của văn minh bậc nhất nhân loại lại xúc phạm và hủy diệt văn hóa. Chúng “chẻ ván gỗ khắc và đốt bốn cô tố nữ”, phá đình chùa, nhà thờ, bẻ gẫy đầu, gẫy tay tượng Phật, đập tan thánh giá... Trong khi đó, có những bà tám mươi, đầu bạc phơ, nhớ lại thời con gái của mình mà vận những bộ áo quần màu sắc tươi chói, cất lên làn dân ca mềm mại như đường cong những mái đình cổ kính. Ở đất nước “tiếng hát át tiếng bom” thì tiếng hát chính là sức mạnh của hòa bình chiến thắng mọi bạo tàn. Bọn hiếu chiến dã man dọa đẩy Việt Nam “vào và về một kỷ nguyên đồ đá”. Những tan hoang ở Việt Nam chỉ rõ thêm chúng là “thứ sinh vật đặc biệt của thời đồ đá, có những động tác và bạo lực của thời đồ đá”. Với cảm quan lịch sử mạnh mẽ hầu như Nguyễn Tuân đã lịch sử hóa bất kỳ một vùng đất, một vùng trời, một không gian cụ thể cũng như cả một miền rộng lớn. Hầu như mảnh đất nào cũng mang “sự tích” của nó. Cầu Thăng Long hiện nay mang mối liên hệ lâu bền với cầu Sông Cái. Sơn La đất cũ đau thương và anh dũng một thời. Nếu sông Đà có lịch sử phát tích và đời sống thăng trầm hàng thế kỷ thì Cửa Tùng, Bến Hải cũng gợi lại một quá khứ lâu đời. Thành Nam là một pho sử liệu. Yên Thế đã là nơi tụ hội của nghĩa quân và nghĩa sĩ. Chỉ một con hồ - Hồ Gươm, Hồ Tây hay Hồ Trúc Bạch, cũng mang bao sự tích truyền thuyết và sự tích kháng chiến. Đặc biệt, Nguyễn Tuân am hiểu Hà Nội như một nhà Hà Nội học, thuộc từ góc phố, con đường đến tòa nhà, gốc cây. Hà Nội hôm qua và Hà Nội hôm nay, Hà Nội truyền thống và Hà Nội hiện đại. * Không gian trong ý thức nghệ thuật Nguyễn Tuân là một hình tượng đẹp, nhiều hình nhiều vẻ. Với những cảm quan nghệ thuật khác nhau ở những thời kỳ sáng tác trước và sau 1945 nhà văn đã tạo ra được những không gian mang màu sắc riêng biệt. Đó là những hình thức mang tính nội dung theo quan niệm nghệ thuật của nhà văn, tức phương diện của thi pháp. Xem xét thi pháp giàu sức sáng tạo cũng là đề cập tới phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo Nguyễn Tuân./. Thành phố Hồ Chí Minh - 10-01-2007 _____________ (1) Xem bài viết trong Nguyễn Tuân - Về tác gia và tác phẩm. Nxb. Giáo dục, H, 1998. (2) Xem thêm Hoàng Như Mai, Tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, sách đã dẫn.
Tài liệu đính kèm: