Văn mẫu lớp 9 - Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Văn mẫu lớp 9 - Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

 Bài giảng văn bản : Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

 “Từ nơi em gửi đến nơi anh

 Những đoàn quân trùng trùng ra trận

 Như tình yêu nối lời vô tận

 Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn”.

 Những đoàn quân trùng trùng ra trận được nhà thơ Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ “Trường Sơn đông Trường Sơn tây” là hàng ngàn, hàng vạn thanh niên nam nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước thời chống Mỹ, trong đó có những tiểu đội xe không kính trên con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.

 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính “được sáng tác năm 1969 in trong tập thơ “Vầng trăng và quầng lửa” của tác giả. Đây là một sáng tác đặc sắc viết về bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khắc hoạ sinh động hình tượng người chiến sỹ lái xe trên con đường Trường Sơn vừa trẻ trung, sôi nổi vừa hiên ngang, kiên cường ,lạc quan cùng với những chiếc xe không kính độc đáo.Bài thơ hơn 40 năm sau người đọc vẫn cảm thấy hừng hực không khí chiến trường và khí thế ra trận của những chiến sỹ trong các binh đoàn vận tải quân sự.

 Trước hết trong bài thơ nổi bật lên một hình tượng những chiếc xe không kính.Đây là một hình ảnh rất chân thực thường gặp trong kháng chiến chống Mỹ.Thời đó nhiều chiếc xe vận tải trên đường Trường Sơn có hình thù rất lạ nhưng nhất loạt đều băng băng ra chiến trường. Hai câu thơ mở đầu như một lời hỏi đáp rất hồn nhiên tự nhiên của người lính.Chiếc xe vận tải vốn có kính nhưng trong bom đạn kính vỡ đi rồi, Không chỉ không kính xe còn không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước.Các điệp ngữ “không có.không phải.không có, bom giật bom rung” đã làm cho âm hưởng bài thơ hùng tráng, gợi tả không khí ác liệt chiến trường. Tất cả các chi tiết trên đều hết sức chân thực và được diễn tả bằng những câu thơ gần với văn xuôi hấp dẫn người đọc.Vần thơ đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy thương tích chiến tranh, và hình ảnh người chiến sỹ lái xe can trường, dày dạn trong khói lửa.

 Cùng với hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh rất đẹp của người chiến sỹ lái xe- hình ảnh trung tâm của bài thơ. Đấy là những người ung dung, tự tin, một tư thế chiến đấu rất đẹp:

 “Ung dung buồng lái ta.nhìn thẳng”

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu lớp 9 - Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài giảng văn bản : Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
 “Từ nơi em gửi đến nơi anh
 Những đoàn quân trùng trùng ra trận
 Như tình yêu nối lời vô tận
 Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn”.
 Những đoàn quân trùng trùng ra trận được nhà thơ Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ “Trường Sơn đông Trường Sơn tây” là hàng ngàn, hàng vạn thanh niên nam nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước thời chống Mỹ, trong đó có những tiểu đội xe không kính trên con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.
 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính “được sáng tác năm 1969 in trong tập thơ “Vầng trăng và quầng lửa” của tác giả. Đây là một sáng tác đặc sắc viết về bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khắc hoạ sinh động hình tượng người chiến sỹ lái xe trên con đường Trường Sơn vừa trẻ trung, sôi nổi vừa hiên ngang, kiên cường ,lạc quan cùng với những chiếc xe không kính độc đáo.Bài thơ hơn 40 năm sau người đọc vẫn cảm thấy hừng hực không khí chiến trường và khí thế ra trận của những chiến sỹ trong các binh đoàn vận tải quân sự.
 Trước hết trong bài thơ nổi bật lên một hình tượng những chiếc xe không kính.Đây là một hình ảnh rất chân thực thường gặp trong kháng chiến chống Mỹ.Thời đó nhiều chiếc xe vận tải trên đường Trường Sơn có hình thù rất lạ nhưng nhất loạt đều băng băng ra chiến trường. Hai câu thơ mở đầu như một lời hỏi đáp rất hồn nhiên tự nhiên của người lính.Chiếc xe vận tải vốn có kính nhưng trong bom đạn kính vỡ đi rồi, Không chỉ không kính xe còn không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước...Các điệp ngữ “không có...không phải...không có, bom giật bom rung” đã làm cho âm hưởng bài thơ hùng tráng, gợi tả không khí ác liệt chiến trường. Tất cả các chi tiết trên đều hết sức chân thực và được diễn tả bằng những câu thơ gần với văn xuôi hấp dẫn người đọc.Vần thơ đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy thương tích chiến tranh, và hình ảnh người chiến sỹ lái xe can trường, dày dạn trong khói lửa.
 Cùng với hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh rất đẹp của người chiến sỹ lái xe- hình ảnh trung tâm của bài thơ. Đấy là những người ung dung, tự tin, một tư thế chiến đấu rất đẹp:
 “Ung dung buồng lái ta.....nhìn thẳng”
 Cái ngồi ung dung ,đàng hoàng làm chủ tình thế.Một cái nhìn bao la khoáng đạt giữa chiến trường. Nhịp thơ 2/2/2 với điệp từ “nhìn” đã thể hiện tuyệt đẹp một tư thế chiến đấu rất đĩnh đạc hào hùng của người lính trẻ trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ.
 Khổ thơ thứ hai mở ra một không gian rộng lớn , những cung đường chiến lược phía trước: “Nhìn thấy gió, nhìn thấy con đường, nhìn thấy sao trời”các điệp ngữ ấy có giá trị gợi tả tiểu đội xe không kính, nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường. Xe không khính nên gió vào xoa mắt đắng. Chữ “đắng” chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa.”Sao trời và cánh chim” mà người chiến sỹ thấy tưởng như sa vào buồng lái. Chữ “đột ngột” cùng với hai so sánh “như sa như ùa vào buồng lái” đã diễn tả thật hay tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kính ra trận trong mọi thời gian đêm ngày, trên mọi địa hình gian khổ :
 “ Nhìn buồng lái”
 Sau gió vào xoa mắt đắng là bụi. Bốn chữ “ừ thì có bụi” như một tiếng mặc kệ cất lên,biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận. Bụi làm cho mái tóc xanh trở thành tóc trắng như người già. Mặt lấm cũng chẳng vội rửa, cách hút thuốc phì phèo, tiếng cười ha hả là những chi tiết nghệ thuật hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan, hồn nhiên yêu đời của tiểu đội xe không kính.:
 “ Không có kính.ha ha”
 Tiểu đội xe không kính đã xông pha trong cảnh bom giật bom rung, đã nếm trải nhiều gió bụi, vô cùng gian khổ, các anh còn hành quân trong mưa.Hai câu thơ nối tiếp xuất hiện như tiếng nói cười của nguời lính coi thường mọi thử thách:
 “Không có kínhướt áo”
 Mưa rừng dữ dội, vả lại xe không kính, gian khổ không thể nào kể xiết:”Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”.Trong gian khổ các anh vẫn hiên ngang xông tới chi viện cho chiến trường Miền Nam phía trước.
 Làm nên vẻ đẹp tinh thần của ngững con người này chính là lòng yêu nước, Niềm khát khao giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.Điều này được thể hiện tập trung ở khổ cuối cùng: Bom đạn kẻ thù có thể làm biến dạng những chiếc xe, nhưng không đè bẹp được tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu của người chiến sỹ. Xe vẫn băng băng ra chiến trường “chỉ cần trong xe có một trái tim”
 Hình ảnh cao đẹp của những anh bộ đội lái xe ở bài thơ này chính là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ và hào hùng.
 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính “có giọng điệu rất đặc sắc :tự tin, phóng khoáng pha chút ngang tàng rất đúng giọng điệu và tính cách của những anh lính trẻ tinh nghịch lái xe vượt Trường Sơn thời đó. Lời thơ mang đậm chất văn xuôi, nhiều chi tiết hiện thực,sinh động , khoẻ khoắn. Cách cấu trúc câu thơ, cách hiệp vần cũng độc đáo linh hoạt, hấp dẫn người đọc. Đúng như lời nhà văn Lê Minh Khuê – Cựu nữ TNXP trên tuyến đường Trường Sơn năm nào đã viết:” ...Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất ,thông minh ,can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Là những thế hệ học sinh, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, không được sống trong những năm tháng khó khăn gian khổ nhưng hào hùng đó song thông qua những tác phẩm được học trong nhà trường em càng khâm phục ý chí, quyết tâm,lòng dũng cảm gan dạ của những anh bộ đội cụ Hồ, những chàng Thánh Gióng của thời đại Hồ Chí Minh- những con người đã làm nên lịch sử, em nguyện sẽ cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, xứng đáng với bao mồ hôi, xương máu, tuổi thanh xuân mà bao thế hệ cha ông đã đổ xuống để chúng em có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich bai tho bai tho ve tieu doi xe khongkinhcua Pham Tien Duat.doc