Văn mẫu: Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy

Văn mẫu: Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy

 Đề bài : Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy

Nguyễn Duy là một chiến sĩ đồng thời cũng là một thi sĩ – một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bước ra khỏi chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, ông có cái nhìn sâu sắc hơn cuộc đời. Cách nhìn ấy, cách nghĩ ấy thể hiện rất rõ trong bài thơ “ánh trăng” (1979) rút trong tập thơ cùng tên.

 Bài thơ mở đầu như một câu chuyện nhỏ, câu chuyện về cuộc đời. Đó là những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Cuộc đời con người có ai không gắn với cánh đồng lúa? Có ai không cưỡi trên lưng trâu đến với bể, với đồng? đó là tuổi thơ êm đẹp và nhiều kĩ niệm nhưng rồi tuổi thơ ấy cũng qua đi để con người ta bước vào cuộc sống khác – cuộc sống vất vả hơn, gian lao hơn và thử thách nhiều hơn – vào chiến trường, xa quê hương, gia đình, ngoài đồng đội của mình ta chỉ có ánh trăng là người bạn duy nhất đi cùng ta suốt chặng đường chiến đấu. Con người và thiên nhiên hài hoà trong mối kết giao tri kỉ, thuỷ chung. Từ những năm tháng tuổi thơ bươn chải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa Và phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới trở thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt, sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ. Nhận xét, đánh giá Tri kỉ là bạn nhưng là người bạn gần gũi, thân thiết hiểu nhau, sẵn sàng hi sinh và sẻ chia cho nhau. Trong bài thơ đồng chí Chính Hữu đã từng nói “tôi với anh thành đôi tri kỉ”

Khổ thơ thứ hai tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình yêu thương quí trọng của mình với trăng

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu: Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề bài : Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy là một chiến sĩ đồng thời cũng là một thi sĩ – một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bước ra khỏi chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, ông có cái nhìn sâu sắc hơn cuộc đời. Cách nhìn ấy, cách nghĩ ấy thể hiện rất rõ trong bài thơ “ánh trăng” (1979) rút trong tập thơ cùng tên.
 Bài thơ mở đầu như một câu chuyện nhỏ, câu chuyện về cuộc đời. Đó là những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Cuộc đời con người có ai không gắn với cánh đồng lúa? Có ai không cưỡi trên lưng trâu đến với bể, với đồng? đó là tuổi thơ êm đẹp và nhiều kĩ niệm nhưng rồi tuổi thơ ấy cũng qua đi để con người ta bước vào cuộc sống khác – cuộc sống vất vả hơn, gian lao hơn và thử thách nhiều hơn – vào chiến trường, xa quê hương, gia đình, ngoài đồng đội của mình ta chỉ có ánh trăng là người bạn duy nhất đi cùng ta suốt chặng đường chiến đấu. Con người và thiên nhiên hài hoà trong mối kết giao tri kỉ, thuỷ chung. Từ những năm tháng tuổi thơ bươn chải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa Và phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới trở thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt, sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ. Nhận xét, đánh giá ÚTri kỉ là bạn nhưng là người bạn gần gũi, thân thiết hiểu nhau, sẵn sàng hi sinh và sẻ chia cho nhau. Trong bài thơ đồng chí Chính Hữu đã từng nói “tôi với anh thành đôi tri kỉ”
Khổ thơ thứ hai tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình yêu thương quí trọng của mình với trăng
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
“trần trụi và hồn nhiên” đó là một vẽ đẹp bình dị, hiền hoà, vô tư đến lạ thường, không cầu kì, không trang sức. Trong thơ có ai làm đẹp cho trăng vậy mà xưa nay có nhà thơ nào không đề cao, không quý trọng vẽ đẹp của trăng? cái đẹp của trăng hoà lẫn với thiên nhiên, cây cỏ và in sâu vào lòng người chiến sĩ khiến cho họ phải thốt lên với lòng mình là “không bao giờ quên; cái vầng trăng tình nghĩa”. Lời nói ấy giữa rừng thiêng nước độc như một lời hứa, lời thề với lòng mình mới thật quý giá biết bao.
Khổ thơ tiếp theo như một bước ngoặt về tình cảm giữa người với trăng.
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Không sống với rừng xanh, không còn ôm súng lên chiến hào nữa mà thay vào đó là một cuộc sống hàon toàn khác. hay nói cách káhc là tác giả không còn để ý tới trăng, không để ý tới người bạn tri kỉ năm nào. từ “tri kỉ” trăng trở thành “người dưng”. Trăng bị phụ bạc, vô tình như người dưng qua đường
Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình. 
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Nghệ thuật so sánh được tác giả sử dụng rất thành công. vầng trăng tri kỉ năm xưa bây giờ như người dưng, nghĩa là chưa hề gặp gỡ, chưa hề quen biết. Lời thơ như xoáy vào tâm can người đọc, như một nhát dao cứa vào da thịt, vừa đau đớn vừa xót xa . Phải chăng khi người ta có địa vị và chức quyền thì người ta quên đi mất những người bạn, những ân nhân đã giúp đỡ mình?
Nhưng rồi cuộc sống đâu phải lúc nào cũng yên bình, rồi một chuyện bất ngờ xẩy ra
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
. Nhận xét, đánh giá Ú Khi ánh sáng do con người tạo ra không hiện hữa thì vầng trăng lại xuất hiện- một sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ, đúng lúc đến lạ thường. Trong phút giây ấy, khoảnh khắc ấy tác giả bàng hoàng trước vẽ đẹp kì diệu của trăng. Hai người bạn năm xưa lại có dịp hội ngộ cùng nhau và tác giả không thể dấu được sự xúc động của mình. “ngửa mặt lên nhìn mặt” đó là lúc hai tấm lòng, hai con người hiện diện cùng nhau và đã “rưng rưng” cảm động vì lúc khó khăn nhất, cần thiết nhất thì trăng đã xuất hiện. Phải chăng cái “rưng rưng” kia là nỗi ân hận, sự day dứt của con người khi họ đối diện với vầng trăng. Trong cái phút giây lịch sử ấy trăng đã gợi lại bao nhiêu ân tình, bao nhiêu kỉ niệm một thời “như là đồng là bể; như là sông là rừng”. Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật Ú Các từ "bật tung", "đột ngột" diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ. Có cái gì như thảng thốt, lo âu trong hình ảnh "vội bật tung cửa sổ". Vầng trăng tròn đâu phải khi "đèn điện tắt" mới có?! Cũng như những tháng năm quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Và thế là trong cái khoảnh khắc "thình lình" đối diện với trăng ấy, ân tình xưa "rưng rưng" sống dậy, thổn thức lòng người:
Khổ thơ cuối như một sự đúc kết và chắt lọc về vẽ đẹp gần như hoàn thiện của trăng
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
Hình ảnh “trăng tròn vành vạnh” tượng trưng cho một quá khứ thuỷ chung son sắt và vẹn nguyên mặc cho ai vô tình lãng quên. Tấm lòng bao dung độ lượng ấy đủ cho ta giật mình” mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững, phẩm chất cao quí của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình đồng đội trong những tháng năm “không thể nào quên”. Tượng trưng cho "mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ
Trăng không hề trách “người vô tình” càng chứng tỏ hơn sự bao dung và lòng độ lượng của trăng. Hình ảnh trăng im phăng phắc khiến ta như đang nhìn thấy trăng như một con người bằng xương bằng thịt hiện trước mắt ta. Phải chăng là cái im lặng của sự nhắc nhỡ, cảnh tỉnh những ai vội vàng quên đi cội nguồn gốc rễ, quên đi quá khứ của mình, nhất là quá khứ đau thương mất mát. Nhận xét, đánh giá ÚHình ảnh ánh trăng thực chất là ẩn dụ cho con người, nói chuyện trăng với người nhưng Nguyễn Duy lại muốn nhắc nhỡ con người. Đó là cái độc đáo trong bài thơ “ánh trăng”
Với một giọng thơ lạ, giọng điệu như tâm tình, thủ thỉ sâu lắng. “ánh trăng” của Nguyễn Duy đã khiến người đọc bao thế hệ phải “giật mình” suy nghĩ và nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.
Nguyen Van Tho
0986639041
(con nua)

Tài liệu đính kèm:

  • docanh trang.doc