Văn mẫu: Viễn Phương - Như đóa hoa tỏa hương đâu đây

Văn mẫu: Viễn Phương - Như đóa hoa tỏa hương đâu đây

Viễn Phương - như đóa hoa tỏa hương đâu đây

Tôi đọc Viễn Phương sớm, thuở còn sinh viên đã từng chép, thuộc nhiều bài thơ của ông, nhất là những bài viết về tình yêu đôi lứa trong chiến tranh, nơi sổ tay.

 Nhưng mãi sau ngày miền Nam giải phóng (1975) mới có dịp “ thấy” ông, mà thường là trên ghế Đoàn chủ tịch các Đại hội của giới văn học- nghệ thuật (vì ông từng đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học – nghệ thuật TP Hồ Chí Minh, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học- nghệ thuật Việt Nam ). Phải mãi sau này, trong một lần vào Thành phố Hồ Chí Minh công tác, ông Đại tá - nhà văn Nguyễn Quốc Trung rủ tôi đến thăm và chúc mừng nhân dịp người con trai của ông – một yếu nhân của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được bầu vào Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tại nhà riêng ở 40A - Phạm Ngọc Thạch - phường 6 – quận 3 tôi mới có dịp may được trò chuyện và biết thêm về ông.

 Năm ấy, tuổi ông đã ngoại 70 nhưng còn rất nhanh nhẹn, minh mẫn. Ông tự mở cổng đón, tiễn khách. Ông giống như một nhà giáo, trắng trẻo, nho nhã; giọng nói đặc biệt nhẹ nhàng, khoan thai; ánh mắt, nụ cười luôn toát lên vẻ đôn hậu.

 Ông tên thật là Phan Thanh Viễn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1928, quê Bình Đức huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; nhưng gắn bó với Sài Gòn, đặc biệt là vùng đất thép Củ Chi, Bến Cát, Trảng Bàng từ thuở học trò. Ông kể, ông lớn lên trong thời nô lệ; thế hệ nhà văn các ông vừa cầm bút vừa phải cầm súng đánh giặc; gian khổ hy sinh khôn tả, thời gian dành cho sáng tác ít nên văn chương nặng chất cổ động, tuyên truyền Tôi thưa, tôi có biết ông từng đoạt Giải thưởng văn học Nam Bộ từ năm 1952 (trường ca Chiến thắng Hoà Bình) và mới đây, năm 2001, là Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật (cho các tập Như mây mùa xuân, Quê hương địa đạo và Văn bia đền tưởng niệm Bến Dược) và còn “mạo muội” bình rằng, thơ Viễn Phương là thơ dễ truyền khẩu, dễ đi vào lòng người và có sức sống lâu bền; còn văn Viễn Phương thì “đọc thích hơn thơ” (ý của nhà thơ Chế Lan Viên). Ông nghe vậy cười hiền hậu, tôi đoán chắc ông cho đó chỉ là “câu chuyện làm quà” của các vị khách từ xa tới!.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu: Viễn Phương - Như đóa hoa tỏa hương đâu đây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viễn Phương - như đóa hoa tỏa hương đâu đây 
Tôi đọc Viễn Phương sớm, thuở còn sinh viên đã từng chép, thuộc nhiều bài thơ của ông, nhất là những bài viết về tình yêu đôi lứa trong chiến tranh, nơi sổ tay. 
       Nhưng mãi sau ngày miền Nam giải phóng (1975) mới có dịp “ thấy” ông, mà thường là trên ghế Đoàn chủ tịch các Đại hội của giới văn học- nghệ thuật (vì ông từng đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học – nghệ thuật TP Hồ Chí Minh, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học- nghệ thuật Việt Nam). Phải mãi sau này, trong một lần vào Thành phố Hồ Chí Minh công tác, ông Đại tá - nhà văn Nguyễn Quốc Trung rủ tôi đến thăm và chúc mừng nhân dịp người con trai của ông – một yếu nhân của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được bầu vào Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tại nhà riêng ở 40A - Phạm Ngọc Thạch - phường 6 – quận 3 tôi mới có dịp may được trò chuyện và biết thêm về ông.
          Năm ấy, tuổi ông đã ngoại 70 nhưng còn rất nhanh nhẹn, minh mẫn. Ông tự mở cổng đón, tiễn khách. Ông giống như một nhà giáo, trắng trẻo, nho nhã; giọng nói đặc biệt nhẹ nhàng, khoan thai; ánh mắt, nụ cười luôn toát lên vẻ đôn hậu.
          Ông tên thật là Phan Thanh Viễn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1928, quê Bình Đức huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; nhưng gắn bó với Sài Gòn, đặc biệt là vùng đất thép Củ Chi, Bến Cát, Trảng Bàng từ thuở học trò. Ông kể, ông lớn lên trong thời nô lệ; thế hệ nhà văn các ông vừa cầm bút vừa phải cầm súng đánh giặc; gian khổ hy sinh khôn tả,  thời gian dành cho sáng tác ít nên văn chương nặng chất cổ động, tuyên truyền Tôi thưa, tôi có biết ông từng đoạt Giải thưởng văn học Nam Bộ từ năm 1952 (trường ca Chiến thắng Hoà Bình) và mới đây, năm 2001, là Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật (cho các tập Như mây mùa xuân, Quê hương địa đạo và Văn bia đền tưởng niệm Bến Dược) và còn “mạo muội” bình rằng, thơ Viễn Phương là thơ dễ truyền khẩu, dễ đi vào lòng người và có sức sống lâu bền; còn văn Viễn Phương thì “đọc thích hơn thơ” (ý của nhà thơ Chế Lan Viên). Ông nghe vậy cười hiền hậu, tôi đoán chắc ông cho đó chỉ là “câu chuyện làm quà” của các vị khách từ xa tới!.
          Tôi lại thưa với ông, tôi có đọc một bài báo của Giáo sư Lê Quang Vịnh trên tờ Sài Gòn giải phóng đại ý: năm giáo sư 25 tuổi bị Mỹ- Diệm kết án chung thân khổ sai và đày ra Côn Đảo, nằm trong “chuồng cọp” thấy trên vách chi chít những câu thơ viết bằng than, bằng cả máu không biết của ai và ông đã thuộc lòng. Ở cuối bài báo Giáo sư Lê Quang Vịnh đã chép lại nguyên văn bài thơ ấySau một thoáng bâng khuâng, nhà thơ Viễn Phương bảo, chuyện này ông đã viết, đã kể. Bài thơ mà Giáo sư Vịnh thấy trong nhà tù Côn Đảo năm nào chính là bài Chúc thọ dưới mồ mà ông viết khi bị địch giam trong nhà lao Phú Lợi nhân ngày sinh nhật Bác Hồ, 19 tháng 5 năm 1960. Các bạn tù của ông đã thuộc và “ đem theo” ra Côn Đảo, rồi giáo sư Vịnh đến đó đã đọc được và nhớ. Bài thơ ấy có đoạn:
                        Cha già ơi!
                         Hôm nay 19 tháng 5
                         Lòng con sáng tựa đêm rằm Trung thu
                        Con đang chúc thọ dưới mồ
                       Con đang dựng một rừng cờ trong tim
                        Đêm nay mộng hoá thành chim
                        Bay qua lưới sắt con tìm tới Cha
          Nhà thơ cho biết thêm, trong quyển Hào khí Đồng Nai của Giáo sư Ca Văn Thỉnh cũng có chép một bài thơ truyền khẩu mà theo cụ thì tác giả của bài thơ đó đã.. chết. Bài thơ đó cũng lại chính là của ông- Viễn Phương!
           Những bài thơ hay nhất của Viễn Phương, theo tôi có lẽ là những bài thơ viết về Bác Hồ. Bên cạnh bài Chúc thọ dưới mồ vừa nêu là bài Viếng lăng Bác.
            Mùa xuân năm 1976 lần đầu tiên ông được ra Bắc. Cũng như nhiều người dân Nam Bộ khác, ra Hà Nội vào lăng viếng Bác là nguyện vọng thiêng liêng của ông. Ông kể, sáng ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, ông lẫn trong đoàn người xếp hàng nối nhau lặng lẽ vào lăngNhững hàng tre xanh thẫm, những vườn đào cuối xuân còn khoe sắc thắm và tiếng chim hót đâu đây. Ai cũng muốn dừng thật lâu bên Bác. Bác nằm đó thanh thản, hiền từ, giản dị như đang ngủ sau một ngày lo toan việc dân, việc nước bộn bề! Ông đã không cầm được nước mắt. Ra khỏi lăng, trong ông bỗng loé lên câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác / Đã thấy trong sương hàng tre bát ngátVà hình ảnh một mặt trời “ngày ngày đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” cứ đeo đuổi ông hoài để rồi một hôm nào đó bài thơ đã ra đời với những câu đầy thành kính: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác / Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát / Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng / Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, với những câu thơ đầy nhớ thương: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi? Mà sao nghe nhói ở trong tim! Và: Mai về miền Nam thương trào nước mắt / Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác / Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây / Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Bài thơ nhanh chóng đi vào lòng bạn đọc, được tuyển chọn in vào các tập thơ hay, vào sách giáo khoa  và về sau được nhạc sỹ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc sống mãi  với thời gian.
            Ngoài hai bài vừa kể, Viễn Phương còn có nhiều bài thơ viết về Bác Hồ nữa in trong các tập Nhớ lời di chúc (1972) và Như mây mùa xuân (1978).
            Sống, bám trụ, chiến đấu và viết 14 năm- những năm dữ dội nhất của thời chống Mỹ cứu nước ở một vùng đất ác liệt nhất là vùng Củ Chi, vùng tam giác sắt ven Sài Gòn nên Viễn Phương còn có nhiều trang viết đầy chất bi hùng về đất và người ở đây. Đó là các tập Có ở đâu như ở như ở miền Nam (thơ, in cùng với Lê Anh Xuân ), Anh hùng mìn gạt (truyện ký , Quê hương địa đạo (truyện và ký) và Văn bia đền Bến Dược.
            Ở các văn phẩm này nhân vật được ông nói tới nhiều nhất chính là nhân dân. Nhân dân đất thép với những “ông địa đạo”, bà địa đạo, em gái, em nhỏ địa đạo, “anh hùng mìn gạt” đã làm những nên những “mùa lúa dưới bom”, “mùa hoa trong lòng đất” - đất mà kẻ địch từng mở những trận càn dữ dội mang tên “bóc vỏ trái đất ”. Nhân dân, theo nhà thơ thì chính họ mới là những người làm nên sự kỳ diệu của cuộc chiến đấu, làm nên “những sự tích đất thép”; không có sự hy sinh vô bờ bến của nhân dân không thể có chiến thắng 30 tháng 4 năm1975.
 Sống, chiến đấu và viết trong sự chở che của nhân dân ròng rã suốt mấy chục năm trời, hơn ai hết nhà thơ Viễn Phương hiểu sâu sắc sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân cũng như lòng bao dung của đồng chí đồng bào. Ông viết:
                Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng
                Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước
                Người đang sống nhớ thương người đã khuất
                Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời
                Những anh liệt như ngàn sao toả sáng
                Đời đời sau chiếu mãi giữa tim người!
                         (Văn bia tưởng niệm Liệt sĩ đền Bến Dược)
             Đọc Viễn Phương người đọc thêm thấu hiểu tấm lòng son sắt của ông với đất nước, nhân dân và Bác Hồ kính yêu. Những trang viết của ông là những trang văn “ra đời trong bão táp” của cuộc chiến tranh trên một vùng đất dữ dội nhất trong những năm tháng dữ dội nhất. Nó được viết nên không chỉ bằng mực mà còn bằng cả nước mắt và máu. Ở một góc độ nào đó, những trang văn Viễn Phương để lại cũng là một cách để người đời sau có thể tìm được câu trả lời rằng, vì sao chúng ta một đất nước không lớn, một dân tộc còn nghèo mà chiến thắng được “hai đế quốc to”; đồng thời thấy được ý nghĩa to lớn của những năm tháng mà dân tộc này đã phải hy sinh hết thảy để có được Hôm nay!
          Nhà thơ Viễn Phương ra đi đã bốn xuân (ông mất ngày 21 tháng 12 năm 2005), nhưng những trang viết mà ông để lại; tình yêu quê huơng, tấm lòng thơm thảo hiếu trung của ông với nhân dân cũng như sự thành kính của nhà thơ với lãnh tụ Hồ Chí Minh thì mãi còn. Nhà thơ của quê hương địa đạo, của đất thép năm nào đang ở một nơi nào đó rất xa nhưng vẫn thấy có một “ đoá hoa toả hương đâu đây ” như câu thơ ông viết năm nào:
                      Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
                      Muốn làm đoá hoa toả hươnh đâu đây
         Và tôi nghĩ ao ước giản dị ngày nào của nhà thơ hôm nay đã thành hiện thực.
                 Ngô Vĩnh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docVien Phuong-nhu doa hoa toa huong dau day.doc