Văn thuyết minh - Thuyết minh về con trâu

Văn thuyết minh - Thuyết minh về con trâu

ĐỀ 1:

 Trâu là một loài động vật thuộc họ móng guốc (trâu bũ). Chỳng sống hoang dó ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan và Việt Nam, ngoài ra trâu cũng sống hoang dó ở phớa bắc Úc. Trõu rừng vẫn cũn tồn tại trong thiờn nhiờn ở Đông Nam Á, nhưng số lượng trâu hoang dó khụng cũn nhiều, và người ta lo ngại rằng trâu rừng hoang dó thuần chủng khụng cũn tồn tại nữa. Tại Việt Nam vẫn cú trõu rừng, nhưng số lượng cũn rất ớt, chỳng phõn bố dọc dóy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đó được thuần dưỡng và lai. Trâu có 2 loại: loại màu da xanh đen (trâu đen) và loại màu da sỏng hồng (trõu trắng).

 Trâu lúc trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dó lớn hơn thế rất nhiều, con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao tới khoảng 1,8 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới. Mới đây, tại Việt Nam, một bộ sừng trâu rừng lớn chưa từng thấy đó được phát hiện, ước đoán to hơn trõu rừng hiện nay rất nhiều

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn thuyết minh - Thuyết minh về con trâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Ò 1:
 Trâu là một loài động vật thuộc họ móng guốc (trâu bò). Chúng sống hoang dã ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan và Việt Nam, ngoài ra trâu cũng sống hoang dã ở phía bắc Úc. Trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên ở Đông Nam Á, nhưng số lượng trâu hoang dã không còn nhiều, và người ta lo ngại rằng trâu rừng hoang dã thuần chủng không còn tồn tại nữa. Tại Việt Nam vẫn có trâu rừng, nhưng số lượng còn rất ít, chúng phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai. Trâu có 2 loại: loại màu da xanh đen (trâu đen) và loại màu da sáng hồng (trâu trắng).
 Trâu lúc trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều, con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao tới khoảng 1,8 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới. Mới đây, tại Việt Nam, một bộ sừng trâu rừng lớn chưa từng thấy đã được phát hiện, ước đoán to hơn trâu rừng hiện nay rất nhiều
 Trâu được thuần dưỡng là một gia súc rất quan trọng trong đời sống người dân một số vùng ở châu Á. Chúng cho sức kéo, thịt và sữa. Ấn Độ là nước nuôi nhiều trâu nhất trên thế giới. Ở nước này người ta sử dụng sữa và thịt của trâu thay cho bò.
* Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu:
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy ắt là khó thay
Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông thì có câu:
Ruộng sâu, trâu nái
Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: chăn trâu thì gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, phơi áo trên lưng trâu, thả diều ...
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
* Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên.
* Trong văn học cổ Việt Nam có truyện thơ Lục súc tranh công'
 “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu tục ngữ gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã có từ xa xưa nhưng bây giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau được xem là hình ảnh biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam.
 Dù nói gì thì nói, con trâu vẫn là người bạn thân thương của nông dân Việt Nam tự bao đời nay với những câu ca “trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”. Vậy mà giờ đây, có nơi người ta đang tìm cách bảo tồn con trâu, sợ rồi một ngày nào đó, trẻ em, học sinh Việt Nam chỉ còn biết con trâu trong sách giáo khoa.
 Đọc trên báo, thấy tỉnh Đồng Tháp trước đây có hàng chục ngàn con trâu, nay chỉ còn vài trăm con, thậm chí ngành chăn nuôi thú y của tỉnh đang kêu gọi tìm cách bảo tồn đàn trâu. Ở An Giang cạnh đó và nhiều tỉnh lúa khác của vựa lúa miền Tây, rồi hàng loạt tỉnh ở miền Trung, miền Bắc cũng tương tự.
 Đàn trâu giảm nhanh cũng đúng thôi. Hai chục năm trước, nền nông nghiệp trong nước với sức kéo cày trên đồng ruộng chủ yếu là trâu, bò. Nay nông nghiệp phát triển, nông dân có tiền mua sắm máy cày kéo thay trâu, rồi đồng cỏ chăn thả mênh mông ở nông thôn nay được trồng luá, trồng bắp thì lấy đâu có chỗ cho trâu bò gặm cỏ. Với nhiều người dân ở nông thôn, bây giờ nuôi trâu, lấy sức kéo là phụ, mà nuôi bán thịt là chính, ngược lại hoàn toàn với trước kia.
 Những ai đã từng chăn trâu, chăn bò, thế nào cũng hiểu được sự khác biệt giữa hai loài vật nhai lại này. Bò, có ưu điểm ngoài cày kéo, cung cấp thịt còn có thể nuôi nhốt mà không cần chăn thả nhưng điểm yếu lại là sức kéo không mạnh, không dẻo dai như trâu. 
 Trâu, có ưu điểm là dẻo dai, có thể cày bừa ở ruộng sâu (nên mới có câu: “ruộng sâu trâu nái”), ruộng nhiều bùn, lún mà bò không thể cày được nhưng nhược điểm thì trâu khó nuôi nhốt như bò, cần phải chăn thả. Ngoài ra, thịt bò được người tiêu dùng khoái hơn thịt trâu và đây cũng là lý do khiến đàn trâu giảm nhanh, trong khi nuôi bò giết thịt trong nước phát triển mạnh.
 Ngành nông nghiệp bây giờ cũng đang lúng túng trước việc đàn trâu giảm quá nhanh, vừa biểu hiện cuả cơ giới hóa đồng ruộng đang ngày một tăng nhưng cũng lo lắng bởi ở Việt Nam, còn lâu máy móc có thể hoàn toàn thay thế con trâu.
 Trước kia, vì sức kéo trên đồng dựa vào trâu bò, ngành nông nghiệp đã chi không ít tiền cho việc nhập khẩu trâu giống to, khỏe từ nước ngoài để nâng cấp đàn trâu trong nước. Thậm chí có người chăn trâu giỏi được phong tặng Anh hùng Lao động. Hơn chục năm qua, các trung tâm nghiên cứu trâu, các dự án lai tạo, phát triển đàn trâu biến mất trong các báo cáo hàng năm cuả ngành nông nghiệp.
 Đất nông nghiệp của ta vốn phân tán, manh mún, địa hình lại không bằng phẳng. Như ở miền Tây, đất đai cò bay thẳng cánh thì việc cày bừa bằng máy có vẻ dễ dàng nhưng ở miền Trung, miền Bắc thì khác, thửa đất 2.000-3.000 mét vuông rất hiếm cho máy móc dụng võ. Máy móc chắc chắn sẽ chẳng có hiệu quả cày kéo bằng con trâu nếu thửa ruộng chỉ có vài trăm mét vuông, hay ruộng trũng, luôn ngập nước. Máy móc cũng chẳng thể phát huy tác dụng bằng con trâu nếu đó là đầt đồi địa hình không bằng phẳng.
 Cơ giới hóa, hiện đại hóa với ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đơn giản là loại bỏ con trâu ra khỏi đời sống người nông dân, nơi nó từng gắn bó nhưng cũng là hình ảnh để báo chí bảo rằng nông nghiệp lạc hậu.
 Với đà suy giảm đàn trâu như hiện nay, cũng không có gì lạ nếu một ngày nào đó, Chính phủ hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải chi tiền để triển khai các dự án phát triển đàn trâu. Nó cũng tương tự như cây lúa, cũng chẳng có gì khó hiểu nếu một ngày nào đó, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu gạo nếu cứ mỗi năm, gần 100.000 héc ta đất nông nghiệp được chuyển thành đất ở, thành khu công nghiệp.
 Con tr©u ë lµng quª ViÖt Nam cã vai trß quan träng trong ®êi sèng vËt chÊt vµ ý nghÜa to lín ë ®êi sèng tinh thÇn cña n«ng d©n ViÖt Nam. Nh­ ng­êi b¹n tèt víi n«ng d©n vµ kh«ng thÓ thiÕu ®­îc trong kØ niÖm s©u s¾c cña trÎ em ë lµng quª ViÖt Nam mµ ch¾c h¼n kh«ng ai cã thÓ quªn ®­îc kÝ øc tuæi thÇn tiªn ®ã.
§Ò 2:
 Hồ Tây, một thắng cảnh của Hà Nội, trước khi mang tên Dâm - đàm (hồ Mù Sương) ở thời Lý, Đoái hồ, Tây hồ (hồ ở phía tây kinh thành) dưới thời Lê, đã từng mang tên hồ Trâu, hồ Trâu vàng... Một câu thơ cổ còn nhắc nhở:
Ngưu hồ dĩ biến tam triều cục 
Long đỗ nhưng lưu bách chiến thành
(Hồ Trâu đã trải ba triều đại 
Thành (bách) chiến còn lưu đất Rốn Rồng).
Hồ Trâu và dòng sông Kim Ngưu - một nhánh sông Tô chảy bao quanh phía nam Hà Nội, từ tây sang đông - còn gợi lại một huyền tích của thời kỳ thần thoại Việt Nam:
 Ở vùng đầm lầy chân núi Tiên - Du (Bắc Ninh) có con Trâu vàng náu mình. Một pháp sư dùng gậy (tích trượng) yểm trên trán trâu. Trâu vùng vằng lồng chạy xuống phía nam, quần nát cả một vùng Khoái Châu lầy lội, vùng ấy sau gọi là Vũng trâu đằm. Chưa hết cơn giận dữ, Trâu lại bơi qua sông Cái rồi chạy ngược lên phía bắc, đường do vết chân trâu dẫm lún thành sông Kim Ngưu. Rồi trâu chạy vòng vo làm sụt cả một vùng thành đầm hồ và ẩn kín dưới nơi ấy, đó là hồ Trâu Vàng. Tương truyền nhà ai sinh được mười trai thì 10 chàng trai đó sẽ kéo được Trâu vàng lên mà hưởng phúc. Nhưng từ đó đến nay, chẳng nhà ai đủ mười trai... (Xem Lĩnh Nam chích quái).
 Huyền thoại là một cách thức tư duy, cảm nghĩ của người xưa cổ, đầy mộng mơ siêu thực song và vẫn bắt nguồn từ hiện thực...
 Trâu là loài sinh vật thích nghi với hệ sinh thái đầm lầy - ấm - ẩm, vốn sinh sống thành bầy, có thủ lĩnh đầu đàn. Quanh đầm lầy là rừng tốt tươi cỏ dại, lúa dại trâu ăn. Trâu rừng (Bubalus bubalis), tổ tiên của các loại trâu nhà, vốn sinh sống ở vùng đầm lầy Đông - Nam á nhiệt đới - gió mùa - thấp ẩm. Cách đây không lâu, trâu rừng còn tồn tại khá phổ biến ở miền trung nước ta. Trâu rừng nhìn chung giống trâu nhà nhưng có vóc sừng rộng và dài hơn, chúng di động nhanh và nhẹ nhàng hơn trâu nhà, trong đàn trâu rừng cũng có những con "bạch biến", gọi là trâu trắng, như hiện tượng thường thấy ở trâu nhà...
 Giới cổ sinh và khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy hóa thạch loài trâu trong các hang động Thẩm Khuyên, Phai Vệ, Kéo Lèng (Lạng Sơn), Hang Hùm (Hòa Bình), Thẩm òm (Hà Tĩnh)... cách ngày nay trên dưới vài chục vạn năm: người tối cổ Lạng Sơn, người cổ Hang Hùm đã săn bắt trâu rừng cùng các loài voi, đười ươi, lợn vòi, gấu mèo, khỉ, vượn... mà sinh sống.
 Muộn hơn nữa, trong các hang động chứa đựng di tích văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn, cách ngày nay trên dưới một vạn năm, bên cạnh hóa thạch một số hạt cây trồng, người ta cũng tìm thấy xương trâu bò (Bovinae).
 Đến cuối thời đá mới, cách ngày nay 5 - 6.000 năm cùng với sự ra đời của nghề nông trồng lúa ở các thung lũng chân núi và đồng bằng ven biển, con trâu đã được thuần phục và thuần dưỡng. Xương trâu bò nhà đã được giới khảo cổ học tìm thấy phổ biến trong các di chỉ đá mới và đồng thau ở Tràng Kênh (Hải Phòng), Tiên Hội, Đình Chàng (Hà Nội), Đồng Đậu (Phú Thọ) và nhiều nơi khác. Đầm lầy, môi trường sinh thái của loài trâu, cũng là quê hương của loài lúa. Con trâu và cây lúa gắn bó với nhau, từ thời hoang dại cũng như từ lúc được con người thuần dưỡng, như một câu thành ngữ Thái:
 Nhinh chăm trai, quai chăm cả 
 (gái gần trai, trâu gần mạ).
 Đàn bà, từ thực tiễn hái lúa dại ở đầm lầy đã tiến lên trồng lúa. Đàn ông, từ thực tiễn săn bắt trâu rừng đã tiến tới việc nuôi trâu. Háo - hình thức bẫy săn để bắt trâu rừng - đã biến thành hao, hàng rào ruộng lúa.
 Thoạt tiên, người ta bắt trâu ăn thịt, sau được thuần dưỡng, cũng để ăn thịt và làm vật hiến sinh trong nghi lễ nông nghiệp hội mùa. Hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ còn được khắc chạm trên trống đồng và vẫn còn sống động trong lễ hội mùa Xuân miền không gian xã hội Ba Na ở Tây Nguyên.
 Rồi trâu được sử dụng cùng với người vào việc dẫm nát cỏ, sục bùn trong ruộng để sửa soạn đất đai trồng lúa. Lề lối canh tác mà sách cổ gọi là "thủy nậu" (cày bằng nước, đưa nước vào ruộng rồi lùa trâu xuống dẫm cỏ, sục bùn) này, cho tới trước sau Cách mạng mùa Thu vẫn từng phổ biến trong các thung lũng Thái - Mường, miền Tây Bắc.
 Huyền thoại về người Khổng Lồ - Thần Nông, ải Lậc - Cậc (Thái Đen), Sái Hịa (Thái Trắng), Táng Ngạo (Tày Khao ở Hà Giang), thân cao hơn núi, vành tai to bằng dăm ba chiếc quạt thóc, đã vỡ vạc bốn cánh đồng lớn Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên), Mường Than (Than Uyên) và thung lũng Mường Phạ (Vị Xuyên)... rất nổi tiếng. Vị thần nông Tày - Thái cổ khổng lồ này đã biết nuôi trâu để kéo cày, biết ăn xôi đồ bằng gạo nếp và vẫn bắt cá, xúc tôm tép ở các dòng sông suối... Đó là huyền thoại của thời đại kim khí.
 Hàng trăm lưỡi cày đồng các loại thuộc nền văn hóa Đông Sơn (500 năm trước Công nguyên) tìm thấy ở Cổ Loa và nhiều nơi khác đã được giới khảo cổ học Việt Nam cày thực nghiệm bằng trâu kéo trên chín loại đồng đất khác nhau của miền châu thổ sông Hồng...
 Kể từ thời đại vua Hùng dựng nước, con Trâu trở nên một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam: "Con Trâu là đầu cơ nghiệp".
 Cảnh sắc thường thấy trong môi trường sinh thái - nhân văn Việt Nam là cảnh:
 Trên đồng cạn, dưới đồng sâu 
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa!
 Trâu kéo cày dưới thung đồng. Trâu kéo gỗ trên ngàn, kéo lết không cần xe bánh... Những đoàn xe trâu đi trên đường Trường Sơn, từ Quảng Bình tới Quảng Nam, đã được Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) mô tả kỹ lưỡng trong Kiến văn tiểu lục... Và thảng hoặc, trâu còn được dùng trong chiến trận. Đinh Bộ Lĩnh và Bầy trẻ mục đồng trong thung lũng Hoa Lư cưỡi trâu, rước cờ lau tập trận. Lê Đại Hành lùa trâu cùng quân sĩ đứng dày đặc trên hai bờ sông Hoàng Long để đón chào và dọa dẫm sứ thần nhà Tống. Trâu được cho uống rượu say và lùa xô vào húc phá đội hình quân địch. Và trâu còn được buộc mồi lửa sau đuôi, lùa sang trại giặc trong nhiều trận hỏa công...
 Từ đời sống thực tại, con trâu đã đi vào lĩnh vực tinh thần, tâm linh của người Việt chúng ta.
 Tượng trâu bằng đất nung đã được giới khảo cổ tìm thấy trong các di chỉ Tiên Hội, Đồng Đậu... hơn ba nghìn năm trước.
 Vật trang sức hình đầu trâu bằng đá nửa quý, mài nhẵn bóng, đã tìm thấy ở di chỉ Đình Chàng Hà Nội, cũng có tuổi trên dưới ba nghìn năm. Trong 15 bộ lạc hợp thành nước Văn Lang của các vua Hùng có hẳn một bộ lạc mang tên Trâu. Giữa đêm trường Bắc thuộc, sách Giao châu ký (thế kỷ 3) ghi lại hình ảnh trẻ mục đồng Việt Nam véo von thổi sáo trên lưng trâu trên đường thôn, ngõ xóm. Con Trâu hiện diện trong tranh dân gian và điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17-18.
 Hình sừng trâu gợi lên hình ảnh Trăng lưỡi liềm và được dùng làm biểu tượng của Trăng. Một huyền thoại của miền ven biển Việt Nam được ghi lại từ thế kỷ 6 trong sách Thủy kinh chú chép rằng: Huyện Câu Lậu ở Giao Chỉ có giống tiềm thủy ngưu (trâu ở ngầm đáy nước) chúng thường lên bờ chọi nhau, bao giờ sừng mềm ra lại nhảy xuống nước, sừng trâu sẽ cứng lại rồi chúng lại lên bờ chọi nhau tiếp. Đó là báo hiệu của ngày con nước theo lịch trăng: Trăng với thủy triều và giống trâu nước có liên quan về thời tiết. Sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề chép rằng: Dưới thời Trần, có Yết Kiêu, người Gia Lộc (Hải Dương), một hôm đi trên bờ biển thấy hai con trâu nước chọi nhau. Ông dùng đòn gánh phang, trâu lặn xuống nước mất tích. Thấy trên đòn gánh còn dính vài sợi lông trâu, ông nuốt vào bụng, từ đó ông có tài bơi lặn, đi lại dưới nước như đi trên cạn!
 Huyền thoại trâu nước là huyền thoại về Trăng và thủy triều, rất phổ biến cùng với tục thờ Trăng thờ Trâu ở miền ven biển Tây Thái Bình Dương. Ngày hội Trăng mùa thu ở vùng ven biển Đồ Sơn (Hải Phòng) trước đây còn giữ tục lệ thi chọi trâu:
 Dù ai buôn bán đâu đâu 
Mồng mười tháng Tám chọi trâu thì về!
 Tục lệ ấy là tàn dư xa xôi của lễ hội thờ Trăng. Chọi trâu là biểu tượng của xung lực vũ trụ. Chọi trâu hằng năm là để tái vận hành và tiếp sức sinh sôi nguồn xung lực, sinh lực của Trời - Đất - Con người...
 Như vậy đó, vai trò quan trọng của con trâu trong nền văn hóa Việt Nam và Đông - Nam Á cổ truyền. Chính vì vậy mà nó đi vào năm - tháng - ngày - giờ của lịch 12 con vật.
 Xin chú thích thêm rằng các thầy đồ Nho học ngày xưa thường dạy học trò: "Ngưu là trâu, mã là ngựa...". Đó là một sự hiểu lầm. Người Hoa khởi nguồn từ miền hoàng thổ khô hạn vùng Hoa Bắc, lưu vực Hoàng Hà, ở đó chỉ có giống bò và "ngưu" chỉ có nghĩa là "bò". Triển nở và bành trướng xuống miền nam, người Hoa mới thấy con trâu và mệnh danh nó là "thủy ngưu" (bò nước) hay "hắc ngưu" (bò đen).
 Quê hương trâu là miền đầm lầy Đông - Nam Á. Trâu - Tre - Klu - Kécbau... là một từ thuần Đông - Nam á. Trâu là một nét trội của khu vực văn hóa chung Đông - Nam Á!

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet minh ve con trau.doc