Bộ đề khảo sát thi vào lớp 10

Bộ đề khảo sát thi vào lớp 10

Câu 1. (1,0 điểm)

Hãy nêu những tình huống đặc sắc được nhà văn Nguyễn Minh Châu tạo dựng truyện ngắn Bến quê . Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Câu 2. (1,0 điểm)

Để cổ động phong trào Tết trồng cây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mà mỗi người Việt Nam đều quen thuộc:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Trong hai câu thơ trên của Bác, trường hợp nào từ xuân được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa(nếu có) của từ xuân được gọi là biện pháp tu từ gì?

Câu 3. (1,0 điểm)

Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ sau:

 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

 (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề khảo sát thi vào lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo việt yên
Trường thcs tiên sơn
 ------------***------------
 Bộ đề khảo sát thi vào lớp 10
Môn: Ngữ văn
Giáo viên: Dương Anh Năng
năm học: 2010 - 2011
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 1
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (1,0 điểm) 
Hãy nêu những tình huống đặc sắc được nhà văn Nguyễn Minh Châu tạo dựng truyện ngắn Bến quê . Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
Câu 2. (1,0 điểm)
Để cổ động phong trào Tết trồng cây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mà mỗi người Việt Nam đều quen thuộc: 
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Trong hai câu thơ trên của Bác, trường hợp nào từ xuân được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa(nếu có) của từ xuân được gọi là biện pháp tu từ gì?
Câu 3. (1,0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ sau:
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
Câu 4. (2,0 điểm)
Cho câu chủ đề sau: Ông họa sĩ là một nhân vật phụ tiêu biểu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật này. 
Câu 5. (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du - Ngữ văn 9, tập 1)
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 2
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (1,0 điểm)
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có nhiều từ hát, cả bài thơ như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai?
Câu 2. (1,5 điểm)
Hãy xác định các từ chuyển loại có trong những ví dụ dưới đây và chỉ rõ chúng được chuyển từ từ loại nào sang:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
 (Ca dao)
Nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn.
 (Hồ Chí Minh)
Câu chuyện được kể lại rất chi tiết.
Câu 3. (1,0 điểm)
Giải thích nghĩa của hai thành ngữ ăn đơm nói đặt; khua môi múa mép và cho biết hai thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 4. (1,5 điểm)
Mở đầu bài thơ Cảnh khuya, sáng tác tại chiến khu Việt Bắc năm 1947, Bác Hồ viết:
 Tiếng suối trong như ttiếng hát xa...
Theo em, phép tu từ so sánh ở câu thơ trên có gì đặc sắc? Hãy nêu rõ xúc cảm mà biện pháp nghệ thuật đó đã gợi ra trong tâm hồn em.
Câu 5. (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ- Ngữ văn 9, tập 1. Từ đó nêu suy nghĩ của mình về tình cảm của nhà văn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 3
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (1,0 điểm)
Cho chuỗi kết hợp dưới đây, chuỗi nào đã thành câu? Chuỗi nào chưa thành câu? Vì sao?
Qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đã cho ta thấy nỗi thống khổ của người dân dưới xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ cộng sản vĩ đại, nhà văn hóa lớn của nhân loại.
Câu 2. (0,75 điểm)
Nhan đề của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?
Câu 3. (1,25 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
 (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
a/ Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ trên.
b/ Viết đoạn văn giới thiệu vài nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Câu 4. (2,0 điểm)
Cho bài ca dao sau:
 Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
Có gì liên quan giữa từ chua ngọt ở câu 3 với 2 câu đầu của bài? Tìm ý nghĩa của từ chua ngọt trong bài ca dao và chỉ ra cái hay của nó?
Có thể thay thế cụm từ non xanh nước bạc bằng non xanh nước biếc được không? Vì sao?
Hãy chỉ ra ý nghĩa của bài ca dao.
Câu 5. (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động”. Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 4
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (1,0 điểm) 
Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn này, theo tác giả Nguyễn Thành Long, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
Câu 2. (1,0 điểm)
 Phân tích cấu trúc và chỉ ra câu sau thuộc kiểu câu nào (xét theo cấu trúc cú pháp):
a/ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
 (Hồ Chí Minh)
b/ Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rông thêm ra.
 (Nguyễn Minh Châu)
Câu 3. (1,0 điểm) 
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào từ “mua” được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa (nếu có) ở đây là gì?
 a) Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi
 b) Bán anh em xa, mua láng giềng gần
 c) Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu 4. (2,0 điểm) 
Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ sau:
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 Đủ cho ta giật mình
 (Nguyễn Duy, ánh trăng)
Câu 5. (5,0 điểm)
 	Cảm nhận về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và trở về trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 5
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(1,5 điểm)
a/ Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên?
b/ Cho đoạn thơ sau:
 Người đồng mình thương lắm con ơi
 Cao đo nỗi buồn
 Xa nuôi chí lớn.
- Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
- Trong đoạn thơ vừa chép, tác giả đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp nào của người đồng mình?
Câu 2.(1,0 điểm)
Cho biết cách nói nào trong số những cách nói sau có sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hết, đẹp tuyệt vời, một tấc đến trời, không một ai có mặt, một chữ bẻ đôi không biết, sợ vã mồ hôi, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột.
Câu 3.(1,0 điểm)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào từ “mưa” được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa (nếu có) ở đây là gì?
 a) Không có kính ừ thì ướt áo
 Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. (Phạm Tiến Duật)
 b) Sân Lai cách mấy nắng mưa
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm (Nguyễn Du)
 c) Quản bao tháng đợi năm chờ
 Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm (Nguyễn Du)
 d) Vật mình vẫy gió tuôn mưa
 Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn ai (Nguyễn Du)
Câu 4.(1,5 điểm)
Cho câu chủ đề sau: “Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu gợi ra những suy ngẫm về con người và cuộc đời”. Hãy viết đoạn văn diễn dịch 6 đến 8 câu từ câu chủ đề trên.
Câu 5.(5,0 điểm)
Cảm nhận về bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 6
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(1,0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“ Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể chuyện cổ tích;(...). Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi. Một hôm, thằng lớn thở dài nói :
- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt , bà tớ ngày trước cũng rất tốt...
Nó thường nói 1 cách buồn bã : ngày trước, trước kia, đã có thời... Dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm”
a, Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b, Trong số những từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?
c, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích tại sao nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ “có lẽ” trong nhận xét của mình? Cách nói đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2.(1,0 điểm)
Trong đoạn thơ sau, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí không? ở đây, nó có ý nghĩa gì?
 Nếu được làm hạt giống để mùa sau
 Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
 Vui gì hơn làm người lính đi đầu
 Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa
 (Tố Hữu, Chào xuân 67)
Câu 3.(1,0 điểm)
So sánh hai dị bản của câu ca dao:
- Râu tôm nấu với ruột bầu
 Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
 - Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon
Cho biết trong trường hợp này, “gật đầu” hay “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao?
Câu 4.(2,0 điểm)
Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ sau:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Câu 5.(5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du – Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục năm 2005)
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(1,0 điểm)
Đọc câu sau:
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.
Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dung diễn đạt như thế nào?
Câu 2.(0,75 điểm)
Những đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách nào? Xác định câu chủ đề (nếu có):
Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ ngào ngạt mùi lúa chín.
Nghệ thuật trong thơ Nhật kí trong tù rất phong phú. Có bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay. Có bài lại dùng lối ngụ ngôn rất thâm thúy. Có bài tự sự, có bài trữ tình, hay vừa tự sự, vừa trữ tình. Lại có bài châm biếm. Nghệ thuật châm biếm cũng rất nhiều vẻ.
Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình.  Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường. 
Câu 3.(1,25 điểm)
Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 4.(2,0 điểm)
a/ ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. (T ...  phẩm”. Hãy viết đoạn văn hoàn chỉnh theo cách diễn dịch hoặc quy nạp có sử dụng câu chủ đề trên. 
Câu 5.(5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một nhành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 15
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(1,5 điểm)
Chỉ ra phép nối, phép thế, phép lặp từ ngữ để liên kết câu trong đoạn trích sau đây:
a/ ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá.. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
b/ Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”
 (Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Câu 2.(0,5 điểm)
Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai?
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Câu 1.(1,0 điểm)
Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng tghì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
 (Lỗ Tấn, Cố hương)
Câu 4.(2,0 điểm)
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?
 (Ca dao)
Tại sao tác giả dân gian không nói cô gái múc nước mà lại nói “múc ánh trăng vàng”? Hình ảnh cô gái “múc ánh trăng vàng đổ đi” gợi cho em những cảm gáic gì về vẻ đẹp của người lao động và của tâm hồn người lao động?
Câu 5.( 5,0 điểm)
Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD năm 2005)
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 16
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(1,0 điểm)
Tìm câu mang hàm ý và cho biết nội dung của câu mang hàm ý đó?
Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của yên Sơn nhà anh.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2.(1,0 điểm)
Trong hai trường hợp (a và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
a/ Từ lá, trong:
 Khi chiếc lá xa cành
 Lá không còn màu xanh
 (Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
Và trong: Công viên là lá phổi xanh của thành phố.
 (SGK Ngữ văn 9, trang 124)
b/ Từ đường, trong:
 Đường ra trận mùa này đẹp lắm
 (Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
Và trong: Ngọt như đường.
Câu 3.(1,0 điểm)
Theo em, vì sao nhà văn Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két lại đặt tên cho văn bản của mình là Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?
Câu 4.(2,0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy có hai câu thơ:
Ta đi trọn kiếp con người,
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
a/ Hai câu thơ trên gợi cho em nghĩ tới bài thơ nào của nhà thơ Chế Lan Viên (cũng nói về tình mẫu tử) trong SGK Ngữ văn 9?
b/ Trong bài thơ của Chế Lan Viên cũng có hai câu thơ mang tính triết lí cao nói về tình mẹ thiêng liêng, sâu nặng. Chép và nêu cảm nhận về nội dung hai câu thơ đó.
Câu 5.(5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2)
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 17
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(1,0 điểm)
Mở đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận viết:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Câu 2.(1,0 điểm)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào từ “chân” được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa (nếu có) ở đây là gì?
a/ Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b/ Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khỏe Phù Đổng.”
c/ Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao)
d/ Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3.(1,5 điểm)
Đọc hai câu thơ sau:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao ?
Câu 4.(1,5 điểm)
Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hẳn các em còn nhớ: 
Khi được mời lên nhà anh thanh niên, họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
Nhưng rồi, sau những câu chuyện anh kể, những việc anh làm, họa sĩ lại nghĩ: “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách”.
Hãy viết một đoạn văn phân tích nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm và có dựa vào nội dung thông tin đã cho ở trên. 
Câu 5.(5,0 điểm)
Phân tích hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2)
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 18
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(0,75điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.”.
 (Thánh Gióng)
Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
Câu 2.(1,5 điểm)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào từ “tay” được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa (nếu có) ở đây là gì?
 a/ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (Chính Hữu)
 b/ Một tay gây dựng cơ đồ,
 Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành. (Nguyễn Du)
 c/ Tập tầm vông, tay không tay có
 Tập tầm vó, tay có tay không (Đồng dao)
 d/ Được lời như cởi tấm lòng,
 Giở kim thoa với khăn hồng trao tay. (Nguyễn Du)
 e/ Cũng nhà hành viện xưa nay,
 Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người. (Nguyễn Du)
 g/ Tay ta tay búa, tay cày
 Tay gươm, tay súng dựng xây nước nhà. (Tố Hữu)
Câu 3.(0,75 điểm)
Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn sau:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
 (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Câu 4.(2,0 điểm)
Cảm nhận củ em về vẻ đẹp của khung cảnh ngày xuân qua bốn câu thơ đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du):
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đẫ ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Câu 5.(5,0 điểm)
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD năm 2005)
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 19
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(1,0 điểm)
Bộ phận in đậm trong các câu sau là thành phần gì?
a/ Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm (Ca dao)
b/ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh, Sang thu)
c/ Mèo, nhà tôi có hai con.
d/ Nhà, bà ấy có hàng dãy ở phố. Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
Câu 2.(1,0 điểm)
Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây:
- Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đấy tha hồ viết. Tôi đi đường này ba mươi năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
Câu 3.(1,0 điểm)
Xác định biệ pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau:
 Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
 Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa
 Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
 Đồi thoa son nằm trong ánh bình minh
 (Đoàn Văn Cừ, Chợ tết )
Câu 4.(2,0 điểm)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
 Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tơí
 Đầu súng trăng treo
Câu 5.(5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt:
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
 Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ 
 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ 
 Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Đề thi khảo sát vào lớp 10 - đề số 20
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.(1,0 điểm)
Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c/ Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội họa không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2.(1,0 điểm)
Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa (nếu có) là phương thức gì?
 áo anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá
 Miệng cười buốt giá
 Chân không giày.
 Thương nhau tau nắm lấy bàn tay.
 Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng canhị bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.
 (Chính Hữu, Đồng chí)
Câu 3.(1,0 điểm)
Giới thiệu một vài nét về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Câu 4.(2,0 điểm)
Cho ba câu thơ sau:
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
 (Bằng Việt, Bếp lửa)
a/ Vì sao ở hai câu thơ dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”?
b/ “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Những câu thơ trên được hiểu như thế nào?
c/ Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 5.(5,0 điểm)
Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương (SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục năm 2005)

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de Ngu Van vao 10.doc