Đề thi thử vòng 1 lớp 9 năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn

Đề thi thử vòng 1 lớp 9 năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn

I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1 : Dòng nào sau đây nêu đúng cách hiểu về hiện tượng đồng âm?

a. Một chữ có thể diễn tả nhiều ý

b. Một ý có nhiều cách diễn tả

c. Nhiều từ có mối liên hệ ý nghĩa với nhau

d. Cùng một vỏ âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

Câu 2 : Câu thơ nào chứa thành phần khởi ngữ ?

a. Mùa xuân – ta xin hát/ Câu Nam ai, Nam bình

b. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

c. Ơi,con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời

Câu 3 : Thành phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì?

“ Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh, mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng, chạy sang”. ( Bến quê )

a. Khởi ngữ

b. Biệt lập phụ chú

c. Biệt lập cảm thán

d. Biệt lập tình thái

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vòng 1 lớp 9 năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LÊ DANH PHƯƠNG
huyÖn HƯNG HÀ
ĐỀ THI THỬ VÒNG 1 LỚP 9
Năm học 2012-2013
Môn: Ngữ văn-Thời gian làm bài 150 phút
Đề thi gồm 02 trang
I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1 : Dòng nào sau đây nêu đúng cách hiểu về hiện tượng đồng âm?
Một chữ có thể diễn tả nhiều ý
Một ý có nhiều cách diễn tả
Nhiều từ có mối liên hệ ý nghĩa với nhau
Cùng một vỏ âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
Câu 2 : Câu thơ nào chứa thành phần khởi ngữ ?
Mùa xuân – ta xin hát/ Câu Nam ai, Nam bình
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Ơi,con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời
Câu 3 : Thành phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì?
“ Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh, mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng, chạy sang”. ( Bến quê )
Khởi ngữ
Biệt lập phụ chú
Biệt lập cảm thán
Biệt lập tình thái
Câu 4 : Đọc bốn câu văn liền nhau trong đoạn sau và cho biết đâu là câu rút gọn vị ngữ?
“ Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ  Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ?”.
Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
Tiếng mụ chủ
Mụ nói cái gì vậy?
Mụ nói cái gì mà lào xào thế?
Câu 5 : Phần nội dung của hợp đồng cần ghi lại điều gì?
Địa điểm, thời gian kí kết hợp đồng
Họ tên, chức vụ của những người kí kết hợp đồng
Chữ kí và cam đoan của những người tham gia kí kết hợp đồng
Từng điều khoản đã thỏa thuận giữa những người kí kết hợp đồng
Câu 6 : Văn bản Những ngôi sao xa xôi được viết thời kì nào?
Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
Cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt
Cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi
Câu 7 : Theo tác giả Chu Quang Tiềm trong văn bản Bàn về đọc sách,tại sao đọc nhiều không thể coi là vinh dự?
Đọc nhiều nhưng không biết ứng dụng những vấn đề đã học vào cuộc sống.
Đọc nhiều nhưng đọc ít sách có giá trị, đọc không kĩ, không suy nghĩ sâu xa.
Đọc nhiều nhưng đọc xong thì quên hết.
Câu 8 : Theo tác giả Nguyễn Đình Thi trong bài Tiếng nói văn nghệ thì tư tưởng nghệ thuật có đặc điển gì?
Mang tính triết lí khô khan
Mang tính khách quan, luôn luôn đúng với mọi thời đại
Bắt nguồn từ cuộc sống, có khả năng khơi gợi trí tưởng tượng, tình cảm, rèn luyện tư duy, nó không giáo huấn trực tiếp, không khô khan hay áp đặt.
Bay bổng, ít gắn với thực tế
II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 : (3,0 điểm)
Học sinh chọn một trong hai ý sau để làm bài:
1a. Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh 
 ( Khoảng trời hố bom, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Tứ thơ những vì sao ngời chói, lung linh gợi em nhớ tới những nhân vật nào? Trong tác phẩm nào?
Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 300 từ) về tác giả và tác phẩm đó.
1b. Trình bày suy nghĩ của em về lời của một nhà hiền triết Trung Quốc : "Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong suốt cuộc đời..".
Câu 2 : (5,0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ Nói với con của Y Phương.
------- Hết -------
ĐÁP ÁN:
I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1 : d
Câu 2 : a
Câu 3 : b
Câu 4 : b
Câu 5 : d
Câu 6 : c
Câu 7 : b
Câu 8 : c
II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 :
1a. 
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài thuyết minh về một tác giả, tác phẩm.
- bố cục rõ ràng,mạch lạc,không mắc lỗi diễn đạt,dùng từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh thuyết minh được những thông tin cơ bản về tác giả Lê Minh Khuê và đoạn trích truyện Những ngôi sao xa xôi như SGK Ngữ văn 9 tập 2.
1b. 
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Lí lẽ và lập luận phải đúng đắn, rõ ràng
- Văn viết có cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức:
+ Giải thích câu nói:
- Mặt trời, mặt trăng là những vì tinh tú của đất trời ,có chức năng tỏa sáng. 
- Mọc, lặn , tròn, khuyết là quy luật của tự nhiên. Câu nói trên đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản - sự tương phản giữa hai nguồn ánh sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng còn mãi để làm bật lên công ơn to lớn của thầy.
+ Chứng minh:
- Khẳng định đó là ý kiến đúng.
- Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của mỗi con người 
- Hành trình cuộc đời của mỗi con người đều có những người thầy đi qua và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng; ánh sáng của tri thức văn hóa; ánh sáng của ước mơ, hoài bão lí tưởng; ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, nghị lực, của niềm tin 
- Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành không chỉ về nhận thức mà còn về tâm hồn, tình cảm, nhân cách
-> Chính vì thế nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người 
+ Bàn bạc,mở rộng:
- HS có thể nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN
- Phê phán những hành động vô lễ, xúc phạm đối với thày cô.
- Rút ra bài học cho bản thân
Câu 2 :
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được tư chất văn chương, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhung phải đảm bảo những kiến thức cơ bản sau:
* Mở bài : 
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và dẫn vào vấn đề nghị luận : Lời tâm tình, dặn dò thiết tha, người cha đã bộc lộ tình yêu thương con sâu nặng qua ước mong con sống xứng đáng với những phẩm chất của người đồng mình, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
* Thân bài :
a, Cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ,sự đùm bọc của quê hương đối với con:
- Đó là hạnh phúc được sống trong sự yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ đã dìu dắt, nâng đỡ con từ bước đi đầu tiên, tìm thấy niềm vui từ con.
Phân tích bốn câu đầu để thấy : từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Chú ý phân tích nghệ thuật điệp cấu trúc, nghệ thuật sử dụng những hình ảnh cụ thể đã giúp nhà thơ tái hiện không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
- Đó là hạnh phúc được sống giữa người đồng mình – những con người yêu lắm bởi họ khéo tay, yêu thiên nhiên, lạc quan và nhân hậu. Con đã trưởng thành trong nghĩa tình của quê hương như vậy.
Phân tích ba câu tiếp để thấy cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, thơ mộng của người đồng mình được gợi lên qua những hình ảnh đẹp. Chú ý phân tích những hình ảnh nan hoa, câu hát, động từ cài, ken vừa cụ thể, vừa nói lên sự gần gũi quấn quýt, giọng thơ thiết tha yêu thương, tự hào. ( Người đồng mình yêu lắm con ơi)
Những lời ân tình thiết tha sâu nặng của cha giúp con hiểu và trân trọng những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con để con yêu hơn cuộc sống.
b, Cha nói với con về quê hương, về người đồng mình:
- Cuộc sống của người đồng mình thương lắm bởi vất vả, gian nan.
- Nhưng người đồng mình sống đẹp :
+ Đó là những người có sức sống mạnh mẽ : vất vả nhưng khoáng đạt, gắn bó với quê hương. 
Học sinh trong khi làm rõ những nội dung trên phải biết bám sát các yếu tố : giọng thiết tha trìu mến thể hiện ở lời gọi mang ngữ điệu cảm thán (Người đồng mình thương lắm con ơi) thấm đượm niềm tự hào về quê hương và tha thiết yêu con, cách sử dụng hình ảnh cụ thể và giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp điệp cấu trúc, so sánh ( Sống trong đã không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói – sống như sông như suối – Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc) thể hiện chân dung tâm hồn con người xứ sở và tình cảm của người cha.
+ Những người mộc mạc, chân chất nhưng giàu ý chí, niềm tin, mong xây dựng quê hương tốt đẹp. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Bằng sự cần cù nhẫn nại, họ đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục tốt đẹp.
c, Người cha dặn dò con:
Từ tình cảm gia đình, quê hương nhà thơ nâng lên thành lẽ sống cho con. Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình. Người cha muốn con hiểu, cảm thương cuộc sống còn khó khăn của quê hương, tự hào với truyền thống quê hương, để vững bước trên đường đời.
Học sinh khai thác các yếu tố nghệ thuật để đến với vẻ đẹp nội dung : giọng thiết tha, trìu mến thể hiện ở lời tâm tình dặn dò Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con, con ơi, nghe con, cách xây dựng những hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ, rất tiêu biểu cho cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
* Kết bài :
Khẳng định tình cha con thiêng liêng, sâu nặng, người cha trong bài thơ nhắn nhủ tới con về tình gia đình, quê hương suy cho cùng cũng là lời nhắn nhủ và ước mong con có lẽ sống cao đẹp. Đó là những điều vừa gần gũi vừa thiêng liêng, có ý nghĩa với muôn người ở muôn đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi thu cap 3.doc