Giáo án Hình học lớp 6 - Năm học 2007 - 2008

Giáo án Hình học lớp 6 - Năm học 2007 - 2008

Chương I: ĐOẠN THẲNG

Tiết 1: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG.

A. Mục tiêu:

- Học sinh nắm được điểm là gì ? Đường thẳng là gì?

- Hiểu được quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng.

- Học sinh biết vẽ điểm, đường thẳng.

- Biết kí hiệu điểm, đường thẳng.

- Biết sử dụng kí hiệu , .

- Quan sát các hình ảnh thực tế.

B. Chuẩn bị:

- Thước thẳng, bảng phụ.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 50 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Năm học 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân Phối chương trình
I. Học Kỳ I.
Chương I. Đoạn thẳng
Điểm. Đường thẳng.
Ba điểm thẳng hàng.
Đường thẳng đi qua hai điểm.
Thực hành trồng cây thẳng hàng.
Tia.
Luyện tập.
Đoạn thẳng.
Độ dài đoạn thẳng.
Khi nào thì AM + MB = AB ?
Luyện tập.
Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài.
Trung điểm của đoạn thẳng.
Ôn tập chương I.
Kiểm tra chương I.
Trả bài kiểm tra học kỳ I (Phần hình học).
Học kỳ II.
Chương II: Góc
Nửa mặt phẳng.
Góc.
Số đo góc.
Khi nào 
 Vẽ góc cho biết số đo.
Tia phân giác của góc.
Luyện tập.
Thực hành: Đo góc trên mặt đất.
.
Đường tròn.
Tam giác.
Ôn tập chương II với sự trợ giúp của máy tính Casio.
Kiểm tra chương II.
Trả bài kiểm tra cuối năm. (Phần hình học).
Ngày soạn: 07/09/2007
Chương I: 	Đoạn thẳng
Tiết 1: 	Điểm. đường thẳng.
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được điểm là gì ? Đường thẳng là gì? 
- Hiểu được quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng.
- Học sinh biết vẽ điểm, đường thẳng.
- Biết kí hiệu điểm, đường thẳng.
- Biết sử dụng kí hiệu , .
- Quan sát các hình ảnh thực tế.
B. Chuẩn bị:
- Thước thẳng, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
	ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: Giới thiệu về điểm
GV vẽ một điểm (chấm nhỏ) trên bảng và đặt tên.
GV giới thiệu: Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C, ... để đặt tên cho điểm.
Ÿ Một tên chỉ dùng cho một điểm.
Ÿ Một điểm có thể có nhiều tên (Điểm trùng nhau).
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK.
? Đọc tên các điểm, nói cách viết tên điểm, cách vẽ điểm.
 Ÿ A Ÿ B
 Ÿ M
 (Hình 1)
Gv giới thiệu: Điểm A, B, M là 3 điểm phân biệt.
GV đưa ra bảng phụ
 Ÿ D ŸE
 Ÿ B ŸF
Yêu cầu HS quan sát và chỉ ra điểm D.
Cho hình 2 (Bảng phụ)
 AŸC
? Em hãy quan sát hình 2 SGK. Đọc tên điểm trong hình.
Từ đó GV nêu quy ước:
Ÿ Nói 2 điểm mà không nói gì thêm thì đó là hai điểm phân biệt.
GV Thông báo:
Ÿ Hai điểm phân biệt là hai điểm không trùng nhau.
Ÿ Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp điểm.
Ÿ Một điểm cũng là một hình. Đó là hình đơn giản nhất.
- Học sinh làm vào vở.
- Vẽ thêm hai điểm và đặt tên.
HS: Hình 1 có 3 điểm (Điểm A, điểm B và điểm M).
Một HS lên chỉ. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc theo hai cách hiểu:
1) Một điểm mang hai tên A và C.
2) Hai điểm A và C trùng nhau.
HS ghi nhớ.
HS ghi vào vở
Hoạt động II. Giới thiệu về đường thẳng
GV nêu hình ảnh của đường thẳng: Sợi chỉ căng, mép bảng ...
GV nêu câu hỏi:
? Làm thế nào để vẽ được một đường thẳng ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK. Đọc tên đường thẳng, nói cách viết tên đường thẳng, cách vẽ đường thẳng ?
GV nhấn mạnh
Ÿ Cách vẽ đường thẳng: Dùng nét bút vạch theo mép thước thẳng.
Ÿ Đặt tên: Dùng chữ cái in thường: a, b, c, m, n, p, q, ...
? Sau khi kéo dài các đường thẳng về hai phía ta có nhận xét gì?
GV thông báo: Đường thẳng là một tập hợp điểm. Đường thẳng không bị giới hạn bới hai phía.
GV treo bảng phụ: Trong hình vẽ sau:
. D
. A
. K
m
Có những điểm nào ? Đường thẳng nào?
Điểm nào nằm trên, không nằm trên đường thẳng đã cho ?
HS quan sát hình 3 SGK.
Thảo luận theo nhóm nội dung GV đưa ra.
Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Nhóm khác theo dõi bổ sung.
1 HS vẽ hình lên bảng.
p
a
Ÿ Cả lớp vẽ hình vào vở.
Ÿ Dùng nét bút và thước thẳng kéo dài về hai phía của những đường thẳng vừa vẽ.
HS nhận xét: Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
HS nắm được: Mỗi đường thẳng xác định có vô số điểm thuộc nó.
Một HS trả lời trước lớp HS khác bổ sung.
Ÿ Trong hình có đường thẳng m và các điểm A, D, K cùng nằm trên một mặt phẳng. Có những điểm nằm trên đường thẳng m, có những điểm không nằm trên đường thẳng m.
Hoạt động III: Điểm thuộc đường thẳng. 
Điểm không thuộc đường thẳng
GV vẽ hình 4 SGK lên bảng
d
.
A
.B
Yêu cầu HS diễn đạt quan hệ giữa các điểm A, B với đường thẳng d bằng các cách khác nhau và kí hiệu.
GV ghi bảng kiến thức 
Ÿ Điểm A thuộc đường thẳng d 
 Kí hiệu Ad
Ÿ Điểm B không thuộc đường thẳng d
 Kí hiệu Bd.
? Quan sát hình vẽ em có nhận xét gì ?
HS vẽ hình vào vở.
HS thực hiện.
Một HS trả lời trước lớp, các ý kiến khác bổ sung
HS ghi nhớ.
Nhận xét: Với bất kì đường thẳng nào, có những điểm thuộc đường thẳng đó và có những điểm không thuộc đường thẳng đó.
Hoạt động IV: Thành lập bảng tóm tắt kiến thức.
GV treo bảng phụ:
Cách viết thông thường
Hình vẽ
Kí hiệu
Điểm M
Đường thẳng a
Ma
N . a
 Củng cố: Yêu cầu HS vẽ vào vở hình 5 SGK, trả lời các câu hỏi a, b, c trong bài.
Học sinh điền vào các ô còn lại ở bảng.
Học sinh thực hiện.
Ca; Ea.
Cả lớp vẽ thêm hai điểm thuộc a và hai điểm khác không thuộc a vào vở.
Hoạt động V: kiểm tra. đánh giá
- Yêu cầu HS làm tại lớp bài tập 1, bài tập 4 SGK.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm HS làm đúng.
HS làm bài tập.
Lên bảng vẽ hình, trả lời.
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học kỹ bài, Nắm vững các quy ước, kí hiệu.
- Làm các bài tập 4, 5, 6, 7, trong SGK và các bài từ 1, 2, 3 ở SBT.
Ngày soạn:15/09/2007
Tiết 2: 	Ba điểm thẳng hàng.
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được ba điểm thẳng hàng, điểm nằng giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- Học sinh biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Sử dụng được các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.
- Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị:
- Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
	ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: kiểm tra bài cũ
GV nêu câu hỏi:
? HS1: Vẽ đường thẳng a; b. Vẽ điểm A, M, N sao cho:
Aa; Ab; Mb; Na; 
Mb; Nb.
?HS2: Hình vẽ có đặc điểm gì ?
GV vào bài mới.
Ba điểm M, A, N cùng nằm trên đường thẳng a nên ba điểm M, A, N gọi là ba điểm thẳng hàng.
HS1 vẽ hình.
b
a
. M
. N
. 
A
HS2 nhận xét:
Ÿ Hai đường thẳng a, b cùng đi qua điểm A.
Ÿ Ba điểm M, A, N cùng nằm trên đường thẳng a.
Hoạt động II. Thế nào là ba điểm thẳng hàng
GV treo bảng phụ hình 8 a, b.
Nêu câu hỏi:
? Chỉ trên hình vẽ ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng.
? Vậy khi nào ta có thể nói: 
Ba điểm A, C, D thẳng hàng.
Ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
? Lấy ví dụ về hình ảnh ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. 
? Để vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng ta làm như thế nào ?
GV nhấn mạnh:
Ÿ Vẽ ba điểm thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy ba điểm thuộc đường thẳng đó.
Ÿ Vẽ ba điểm không thẳng hàng: Vẽ đường thẳng trước, lấy hai điểm thuộc đường thẳng ấy, một điểm không thuộc đường thẳng đó.
? Để nhận biết ba điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm thế nào ?
GV kết luận:
Ÿ Nhiều điểm cùng thuộc một đường thẳng thì thẳng hàng.
Ÿ Nhiều điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào thì không thẳng hàng.
+ Củng cố : Bài tập 8, 
Bài tập 9 SGK.
HS chỉ trên hình 8
a) A, C, D thẳng hàng.
b) A, B, C không thẳng hàng.
HS Trả lời:
Ÿ Ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng.
Ÿ Ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào.
HS lấy ví dụ.
HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm có ý kiến bổ sung.
HS tiến hành vẽ.
HS trả lời: Dùng thước thẳng để kiểm tra.
HS ghi nhớ.
HS1: Ba điểm A, M, N thẳng hàng.
HS2: Bộ ba điểm thẳng hàng:
B, D, C; B, E, A; D, E, G
Bộ ba điểm không thẳng hàng:
B, D, E; D, C, A; E, A, G
Hoạt động III: quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
.
.
A
.
GV vẽ hình lên bảng
C
B
? Kể từ trái sang phải vị trí các điểm như thế nào đối với nhau?
GV treo bảng phụ: Điền các cụm từ hợp lý vào chỗ ... để hoàn thành các câu sau:
1. Hai điểm C và B ....... đối với điểm A.
2. Hai điểm A và C ....... đối với điểm B.
3. Hai điểm A và B nằm khác phía đối với .......
4. Điểm C ......... hai điểm A và B.
? Trong ba điểm A, C, B có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm A và B.
? Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?
- Gọi HS nhận xét tính chất 3 điểm thẳng hàng.
? Nếu nói điểm M nằm giữa 2 điểm P, Q thì ba điểm này có thẳng hàng không ?
- GV nêu chú ý:
+ Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì ba điểm đó thẳng hàng.
GV treo bảng phụ
. A
. B
. C
? Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
GV tổng kết, nhấn mạnh: Không có khái niệm '' Điểm nằm giữa" khi ba điểm không thẳng hàng.
HS nghiên cứu thông tin ở SGK.
Trả lời:
Cụm từ cần điền:
1. nằm cùng phía
2. nằm cùng phía
3. điểm C
4. nằm giữa
HS trả lời
- Có 1 điểm C nằm giữa hai điểm A, B.
- Chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
HS nêu nhận xét
HS trả lời: Ba điểm M, P, Q thẳng hàng
HS thảo luận nhóm. Đại diện trả lời
Hoạt động IV: Củng cố. đánh giá
Yêu cầu HS làm BT 10 (SGK)
Bài tập bổ sung: 
1. Vẽ ba điểm thẳng hàng E, F, K (E nằm giữa F và K)
2. Vẽ 2 điểm M, N thẳng hàng với E.
3. Chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
1 HS lên bảng làm.
Cả lớp vẽ hình vào vở (Có các trường hợp)
. K
. E
. F
. N
. M
. F
. E
. K
. M
. N
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Xem lại bài học
- Làm các bài tập 11, 12, 13, 14 trong SGK và các bài từ 6 -> 13 ở SBT.
Ngày soạn: 22/09/2007
Tiết 3: 	Đường thẳng đi qua hai điểm.
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Lưu ý HS có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm.
- Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau, đường thẳng song song.
- Rèn tư duy: Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
Trùng nhau
Phân biệt
Phân biệt
Phân biệt
B. Chuẩn bị:
- Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
	ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: kiểm tra bài cũ
GV nêu câu hỏi:
? Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng.
Chữa bài tập 14.
- GV nêu bài tập đặt vấn đề:
? Cho điểm A, vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi quaA?
? Cho điểm B khác A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A, B. Vẽ được mấy đường thẳng ?
? Hãy mô tả cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B ?
HS lên bảng trả lời. Cả lớp theo dõi.
HS lên bảng làm. Lớp theo dõi, nhận xét.
HS vẽ và trả lời câu hỏi: Vẽ được vô số đường thẳng.
HS vẽ và trả lời câu hỏi: Vẽ được một đường thẳng.
Hoạt động II. vẽ đường thẳng
Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm A, B
a) Vẽ đường thẳng.
b) Nhận xét:
- Gọi HS nêu nhận xét: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
Củng cố: Bài tập 15 (SGK)
? Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P, Q. Vẽ được bao nhiêu đường?
? Vẽ đường không thẳng đi qua 2 điểm đó. Số đường vẽ được?
Đọc các vẽ đường thẳng trong SGK.
Cả lớp vẽ vào vở.
1 HS lên bảng vẽ
Nêu nhận xét .
HS trả lời
a) Đúng.
b) Đúng.
. P
. Q
. E
. F
Hoạt động III: Tên đường thẳng
GV treo bảng phụ
a
A.
B.
x
y
Các đường thẳng và tên của chúng.
? Có những cách đặt tên cho đường thẳng như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm ? (SGK): Nếu đường thẳng chứa ba điểm A, B, C thì gọi tên đường thẳng đó ... ẽ được 1 tia BC sao cho 
= 1350
Nhận xét: (SGK)
Hoạt động III: Vẽ hai góc trên nửa mặt phẳng
Giáo viên: Cho HS làm bài tập sau
Bài tập 1: 
a) Vẽ = 300
 = 750 trên cùng 1 nửa mặt phẳng
b) Có nhận xét gì về vị trí của 3 tia Ox; Oy; Oz? Giải thích ?
Bài tập 2:
Trên cùng 1 nửa mp có bờ chứa tia OA
vẽ = 1200 và = 1450
Cho nhận xét về vị trí của tia Oa,Ob,Oc
? Trên 1 nửa mp có bờ chứa tia Ox vẽ = m0; = n0, m < n. Hỏi tia nào nằm giữa 2 tia còn lại.
Bài tập 3: (phiếu học tập) Ai vẽ đúng vẽ trên cùng 1 nửa mp có bờ là đường thẳng chứa tia OA; = 500; = 1300
? Vẽ như hình bên đúng hay sai
a)	b)
Yêu cầu HS tính 
HS: Làm bài tập 
Nhận xét: Trên cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, = m0, = n0
m < n ị tia Oy nằm giữa 2 tia Ox, Oz
Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc
Hình A đúng
Hình b sai vì tia OB, OC không thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia OA
Ta có tia OB nằm giữa hai tia OA và OC vì > nên
 + = 
500 + = 1300
= 1300 - 500 = 800
Hoạt động IV: Củng cố đánh giá.
GV treo bảng phụ: Điền vào chỗ ... để được câu đúng:
1. Trên nửa mặt phẳng ... tia Oy sao cho = n0
2. Trên nửa mặt phẳng cho trước vẽ 
 = m0, = n0. Nếu m > n thì ... 
Học sinh suy nghĩ trả lời
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tập vẽ góc với số đo cho trước.
- Làm các bài tập 25 -> 29 (Sgk)
Ngày soạn: 01/03/2007
Tiết 21: 	Tia phân giác của góc
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là tia phân giác của góc? Học sinh hiểu đường phân giác của góc là gì
- Học sinh biết vẽ tia phân giác của góc.
- Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo, gấp giấy.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, giấy trong bút dạ.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, làm bài tập tiết trước, câu hỏi biết này.
C. Các hoạt động dạy học:
	ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên bảng làm bài tập: 
Cho tia Ox. Trên cùng một nửa mp bờ chứa tia Ox vẽ tia Oy, tia Oz sao cho =1000; xOz = 500, vị trí tia Oz như thế nào đối với tia Ox và Oy?
Tính yOz, so sánh yOz với xOz ?
- GV kiểm tra kết quả của một số học sinh.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Hoạt động II. Tia phân giác của 1 góc là gì ?
Giáo viên chỉ vào hình vẽ ở bài cũ.
Ta Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy. Hai góc xOz và zOy bằng nhau, ta nói Oz là tia phân giác của xOy.
Giáo viên: Qua bài tập trên em hãy cho biết tia phân giác của 1 góc là 1 tia như thế nào ?
Khi nào tia Oz là tia phân giác của góc xOy ?
Học sinh..
Giáo viên đưa hình vẽ trên bảng phụ.
Dựa vào định nghĩa hãy cho biết tia nào là tia phân giác của góc trên hình ?
- HS nêu định nghĩa
Định nghĩa: Oz là tia phân giác của góc
xOy Û 
HS quan sát, trả lời.
H1: Tia Ot là tia phân giác của xOy vì tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy. Có xOt = tOz = 450
H2: Tia Ot' không phải tia phân giác của góc x'Oy' vì x'Ot' t'Oy'
H3: Tia Ob là tia phân giác của aOc
Hoạt động III: Cách vẽ tia phân giác của một góc
Cho xOy = 640. Vẽ tia phân giác Oz của xOy
? Tia Oz phải thỏa mãn điều kiện gì ?
Vậy ta phải vẽ xOy = 640. Vẽ tiếp tia Oz nằm giữa tia Ox và Oy sao cho xOz = 320. 
Gọi HS lên bảng vẽ hình.
Bài tập 1:
Cho AOB = 800 vẽ tia phân giác OC của góc AOB.
Cách 1: Dùng thước đo góc:
? Hãy tính AOC ?
? Vẽ tia OC là phân giác AOB.
Gọi HS lên bảng vẽ hình.
Cách 2: Gấp giấy
Yêu cầu HS xen hình 38 Sgk và thực hiện.
? Mỗi góc (không phải là góc bẹt) có mấy tia phân giác ?
? Cho góc bẹt xOy vẽ tia phân giác của góc này? Góc bẹt có mấy tia phân giác ?
HS: Tia Oz phải nằm giữa hai tia Ox và Oy.
xOz = zOy =
=> xOz = 
HS: AOC = COB = 
Vẽ tia OC sao cho OC nằm giữa OA và OB và AOC = 400
HS thực hiện theo hướng dẫn.
Vẽ góc AOB lên giấy.
Gấp sao cho cạnh OA trùng với cạnh OB. Nếp gấp cho ta vị trí tia phân giác OC.
HS: Chỉ có 1 tia phân giác 
Góc bẹt có hai tia phân giác là hai tia đối nhau.
Hoạt động IV: Chú ý
Trở lại hình vẽ có xOy và tia Oz là tia phân giác của xOy.
GV vẽ đường thẳng zz' và giới thiệu zz' là đường phân giác của xOy.
? Vậy đường phân giác của một góc là gì ?
HS: Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
Hoạt động IV: Củng cố đánh giá.
?1 Khi nào ta kết luận được Ot là tia phân giác của ?
?2 Trong những câu trả lời sau câu nào đúng.
Tia Ot là tia phân giác của khi 
a) = 
b) + = 
c) + và = 
d) = = 
HS trả lời
S
S
Đ
Đ
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Xem lại bài học
- Làm các bài tập 30, 34, 35, 36 trong SGK.
Ngày soạn: 08/03/2007
Tiết 22: 	Luyện tập.
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra và khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc.
- Rèn kĩ năng giải bài tập về tính góc, kĩ năng áp dụng tính chất về tia phân giác của một góc để làm bài tập.
- Luyện tập kĩ năng vẽ hình.
B. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, thước đo góc.
- HS: Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm.
C. Các hoạt động dạy học:
	ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: kiểm tra bài cũ.
Gọi 2 HS lên bảng:
HS1: - Vẽ góc aOb = 1800
 - Vẽ tia phân giác Ot của aOb
 - Tính aOt; tOb
HS2: - Vẽ góc AOB kề bù với góc BOC và AOB = 600
 - Vẽ tia phân giác OD; OK của các AOB và BOC. Tính DOK ?
? Qua kết quả 2 bài tập trên ta có thể rút ra nhận xét gì ?
HS1: 
aOt = tOb = = 900
- Cả lớp cùng làm bài 2.
HS2:
Ta có:
AOB + BOC = 1800 (Kề bù)
AOB = 600 => BOC = 1800 - 600
BOC = 1200
OD là tia phân giác AOB 
=> DOB = = 300
OK là tia phân giác BOC
=> BOC = = 600
Tia OD nằm giữa hai tia OD và OK 
=> DOK = DOB + BOK
=> DOK = 300 + 600 = 900
Nhận xét: 
- Tia phân giác của góc bẹt hợp với một cạnh của góc một góc 900
- Hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau.
Hoạt động II. Luyện tập bài tập vẽ hình, tính góc.
Bài 36 Sgk: (Bảng phụ)
Cho tia Oy; Oz nằm trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox. xOy = 300;xOz = 800
Om là tia phân giác của xOy, On là tia phân giác của yOz. Tính mOn
- Gọi HS lên bảng vẽ hình.
? Tình mOn như thế nào ?
GV gợi ý: nOy = ? ; yOm = ?
=> nOy + yOm = mOn
=> mOn = ?
Bài tập:
Cho góc AOB kề bù với góc BOC, biết góc AOB gấp đôi góc BOC. Vẽ tia phân giác OM của góc BOC. Tính AOM ?
? Chúng ta đã có thể vẽ hình được ngay hay chưa?
HS đọc đề bài
1 HS vẽ hình lên bảng. Cả lớp làm vào vở nháp.
Giải: Tia Oz; Oy cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox mà 
 => xOy < xOz
=> Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz
Tia Om là tia phân giác xOy => mOy = 
Tia On là tia phân giác yOz => yOn = 
Mà tia Oy nằm giữa hai tia Om và On =>mOn = mOy + yOn
mOn = 150 + 250
mOn = 400
- HS nghiên cứu đề bài, phân tích đề.
HS: Không vẽ hình ngay được mà phải tính AOB và BOC.
Giải: Theo đầu bài: AOB kề bù với BOC => AOB + BOC = 1800 mà AOB = 2BOC 
=> 2BOC + BOC = 1800 
=> 3BOC = 1800 => BOC = 600
AOB = 1800 - 600 = 1200
Hình vẽ:
OM là tia phân giác BOC 
=> BOM =
Tia OB nằm giữa hai tia OA và OM
AOM = AOB + BOM
AOM = 1200 + 300 = 1500
Hoạt động III: bài tập có thực hành cắt hình bằng giấy
Bài tập: 
1) Cắt hai hình vuông rồi đặt lên nhau như hình 13.
2) Vì sao xOz = yOt ?
3) Vì sao tia phân giác của yOz cũng là tia phân giác của xOt ?
HS giải: 
2) xOz = 900 - zOy
yOt = 900 - zOy
=> xOz = yOt.
3) Gọi Om là tia phân giác của yOz 
zOm = yOm = 
=> xOz + zOm = mOy + yOt
=> xOm = mOt => Om là tia phân giác của xOt
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Xem lại các bài đã chữa.
- Làm các bài tập 37 ở SGK, 31; 33; 34 ở SBT.
Ngày soạn: 15/03/2007
Tiết 23 - 24: 	Thực hành: đo góc trên mặt đất.
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
- Giáo dục ý thức tập thể, kỹ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành cho học sinh
B. Chuẩn bị:
- GV: Bộ thực hành mẫu gồm: 1 giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5m có 1 đầu nhọn, 1 cọc tiêu ngắn, búa đóng cọc. 4 - 6 bộ thực hành cho các nhóm.
- HS: Mỗi tổ học sinh là một nhóm thực hành.
C. Các hoạt động dạy học:
	ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động I: tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất 
và hướng dẫn cách đo góc
1. Dụng cụ đo góc trên mặt đất.
GV giới thiệu giác kế trước lớp.
- Giới thiệu cấu tạo: Bộ phận chính của giác kế là một đĩa tròn.
? Hãy cho biết trên mặt đĩa tròn có gì?
GV: Trên mặt đĩa còn có 1 thanh có thể quay xung quanh tâm của đĩa. Hãy mô tả thanh quay đó.
GV: Đĩa tròn được đặt như thế nào? Cố định hay quay được ?
GV giới thiệu dây dọi treo dưới tâm đĩa.
Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo giác kế.
2. Cách đo góc trên mặt đất.
Cho HS đọc thông tin ở trang 88 Sgk
Bước 1: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của 
Bước 2: Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng.
GV thực hiện trước lớp để HS quan sát.
Bước 3: Cố định mặt đĩa, đưa thanh ngang quay đến vị trí sao cho cọc tiêu ở B và hai khe hở thẳng hàng.
Bước 4: Đọc số đo độ của trên mặt đĩa.
Yêu cầu HS nhắc lại. 
HS quan sát giác kế, trả lời câu hỏi và ghi bài.
Quan sát giác kế và trả lời:
- Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn từ 00 đến 1800 .
- Hai nửa hình tròn ghi theo hai chiều ngược nhau.
HS: Hai đầu thanh gắn hai tấm thẳng đứng, mỗi tấm có một khe hở, hai khe hở và tâm đĩa thẳng hàng.
HS: Đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá ba chân, có thể quay quanh trục.
HS lên bảng chỉ vào giác kế và mô tả cấu tạo của nó.
Hai HS lên cầm hai cọc tiêu ở A và B.
Gọi vài HS lên đọc số đo độ của trên mặt đĩa.
Hoạt động II. Chuẩn bị thực hành.
GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về:
- Dụng cụ.
- Mỗi tổ phân công 1 bạn ghi biên bản thực hành.
Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ.
Hoạt động III: Học sinh thực hành
GV cho HS tới địa điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ và nói rõ yêu cầu: Các tổ chia thành nhóm, mỗi nhóm 3 bạn làm nhiệm vụ đóng cọc tại A và B, sử dụng giác kế theo 4 bước đã học. Các nhóm thực hành lần lượt. Có thể thay đổi vị trí các điểm A, B, C để luyện tập cách đo.
GV quan sát các tổ thực hành, nhắc nhở, điều chỉnh, hướng dẫn thêm HS cách đo góc.
GV kiểm tra kỹ năng đo góc trên mặt đất của các tổ, lấy đó là 1 cơ sở cho điểm thực hành của tổ
- Tổ trưởng tập hợp tổ mình tại vị trí được phân công, chia tổ thành các nhóm nhỏ để lần lượt thực hành. HS cốt cán các tổ hướng dẫn các bạn thự hành. Những bạn khác quan sát rút kinh nghiệm.
- Mỗi tổ cử 1 bạn ghi biên bản thực hành.
Hoạt động Iv: Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của tổ. Cho điểm thực hành các tổ. Thu báo cáo thực hành.
- Có thể hỏi HS các bước làm để đo góc trên mặt đất.
HS tập trung nghe GV nhận xét đánh giá.
HS nêu lại các bước tiến hành.
D. Kết thúc thực hành
- HS cất dụng cụ, vệ sinh tay chân chuẩn bị vào giờ học sau.
- GV nhắc nhở HS tiết sau mang đủ compa để học "đường tròn". 

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh6.doc