Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

- HS hiểu được cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng

- HS phải nắm được tên của một số ngành công nghiệp chủ yếu (công nghiệp trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này.

- Nắm được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam)

- Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu ở hai trung tâm này.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết ppct: 12
Ngày soạn: 15 tháng 9 năm 2008
Ngày dạy: tháng 9 năm 2008
BÀI 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến Thức : 
- HS hiểu được cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng 
- HS phải nắm được tên của một số ngành công nghiệp chủ yếu (công nghiệp trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này.
- Nắm được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam)
- Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu ở hai trung tâm này.
 2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp 
- Xác định được một số trung tâm công nghiệp vị trí nhà máy điện và các mỏ than dầu khí.
- Đọc và phân tích được lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam.
 3. Thái độ tình cảm:
 	- Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc đóng góp sức mình vào việc xây doing nghfnh công nghiệp của đất nước.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
 2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
 3. Đồ dùng dạy học:
 	- Bản đồ công nghiệp Việt Nam, kinh tế Việt Nam 
- Bảng số liệu SGK, lược đồ các nhà máy điện và các mỏ than, dầu khí
- Môït số tranh ảnh.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định:
	9A1  	9A4 .......................................
9A2  	9A5 .
 	9A3  	9A6 .
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
 3. Bài mới: 
	* Nước ta đang trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập; với cơ cấu kinh tế công nghiệp đa dạng và linh hoạt. Vậy công nghiệp nước ta phát triển như thế nào? Tập trung chủ yếu ở đâu? Những thành tựu và hạn chế của công nghiệp nước ta.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ BÀI GHI
Dựa vào SGK và sự hiểu biết của mình em có nhận xét gì về hệ thống công nghiệp nước ta? Ngành công nghiệp nước ta có đặc điểm như thế nào?
GVcần nhấn mạnh: Hệ thống công nghiệp Nước ta trong đó khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo
GV y/c HS quan sát H12.1 phần chú giải. Hãy nhận xét về cơ cấu công nghiệp Nước ta?
GV cho học sinh đọc thuật ngữ “công nghiệp trọng điểm” ở phần cuối SGK.
Quan sát hình 12.1, dựa vào tỉ lệ% hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm theo tỉ trọng% từ lớn đến nhỏ.
à 3 ngành có tỉ trọng lớn nhất là chế biến lương thực; cơ khí, điện tử; khai thác nhiên liệu.
Các ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn dựa trên các thế mạnh nào? 
à tài nguyên, nguồn lao động, thị trường trong nước, xuất khẩu
=> Để hiểu biết về sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm các em nghiên cứu phần II.
HS làm việc theo nhóm:
- GV đưa sơ đồ các ngành CN trọng điểm
-> Hs thảo luận theo 4 nhóm:
Nhóm 1: Xếp tên các ngành CN trọng điểm vào từng ô trống cho phù hợp.
- Xác định các ngành CN nặng, nhẹ, năng lượng.
- Xác định trên lược đồ H 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác?
Nhóm 2:
- Quan sát vào lược đồ 12.3 SGK.
- Xác định các nhà máy nhiệt điện, thủy điện
- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm gì chung?
- Kể tên các nhà máy điện lớn ở nước ta mà em biết.
à Gần nguồn năng lượng nhà máy nhiệt điện than ở QN, đồng bằng sông hồng, các nhà máy nhiệt khí ở ĐNB, các nhà máy thủy điện trên các dòng sông lớn có trữ năng thủy điện. 
Nhóm 3:
- Kể tên một số nghành công nghiệp nặng khác ở nước ta?
- CN cơ khí, điện tử phát triển mạnh ở đâu?
- CN hóa chất phát triển mạnh ở đâu?
- Xác định trên lược đồ 12.3 các nghành CN SXVLXD.
Nhóm 4:
- Nêu tình hình phát triển và phân bố công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Giải thích vì sao?
- Xác định trên lược đồ một số trung tâm các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?
Hoạt động chung cả lớp:
- Đặc điểm của công nghiệp dệt may? Công nghiệp này phân bố chủ yếu ở đâu?
- Tại sao các TP trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?
GV cho học sinh khai thác nội dung trên lược đồ 12.3.
- Dựa vào lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam (hình 12.3), hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. - - Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên.
- Tại sao công nghiệp nước ta lại phát triển mạnh mẽ? Nhằm mục đích gì?
- Xác định trên lược đồ các trung tâm công nghiệp khác.
I. Cơ cấu ngành công nghiệp: 
- Hệ thống công nghiệp nước ta hiện nay gồm các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài
- Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực 
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành. Song vẫn dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như: khai thác nhiên liêu, CN chế biến 
II. Các ngành công nghiệp trọng điểm:
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu: 
- Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu Quảng Ninh chiếm 90% trữ lượng than của cả nước.
- Sản lượng và xuất khẩu than phát triển nhanh trong những năm gần nay.
2. Công nghiệp điện:
- Công nghiệp điện nước ta gồm nhiệt điện và thuỷ điện. 
- Mỗi năm sản xuất trên 30 tỉ kwh. thuỷ điện lớn nhất là Hoà BìnhTổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mĩ chạy bằng khí.
3. Một số ngành công nghiệp nặng khác:
- Công nghiệp cơ khí –điện tử lớn nhất là TP Hồ CHí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra là Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên Hoà
- Công nghiệp hoá chất lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có cơ cấu khá đa dạng.
4. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
- Là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. 
- Tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Biên Hoà, Đà Nẵng.
5. Công nghiệp dệt may:
- Là ngành truyền thống ở nước ta trung tâm dệt may lớn nhất nước ta là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định 
III. Các trung tâm công nghiệp lớn:
- Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội
- CN đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước
 4. Củng cố:
- GV có lược đồ trống Việt Nam cắt các kí hiệu về than, dầu khí, trung tâm công nghiệp Y/c HS lên gắn vào lược đồ trống.
- Vẽ sơ đồ cơ cấu nghành công nghiệp Việt Nam.
 5. Dặn dò:
- Hướng dẫn bài tập về nhà Chuẩn bị: Bài 13
 6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 TIET 12 BAI 12.doc