Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 3 - Tiết: 14: Xưng hô trong hội thoại

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 3 - Tiết: 14: Xưng hô trong hội thoại

I/ MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh

 - Hiểu được sự phong phú và đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

 - Mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.

 - Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết sử dụng tốt những phương tiện này.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 3 - Tiết: 14: Xưng hô trong hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết: 14
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I/ MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: 
	Giúp học sinh 
	- Hiểu được sự phong phú và đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. 
	- Mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. 
	- Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết sử dụng tốt những phương tiện này. 
II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. 
	- Nêu những trường hợp thường không tuân thủ các phương châm hội thoại. Cho ví dụ. 
	2. Giới thiệu bài mới: 
	- Sự phong phú và đa dạng của hội thoại các phương tiện xưng hô là một đặc điểm nổi bật của tiếng Việt. Vì vậy kiến thức về xưng hô và kỹ năng sử dụng những phương tiện xưng hô hợp thành một phần quan trọng trong nội dung giáo dục ngôn ngữ của nhà trường Việt Nam. Và bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy rõ vấn đề này. 
	3. Tiến trình hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
?- Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt mà em biết? 
	· Tôi, anh, con, cháu, em, chị, tao, tớ, mày, bác, chú, cô, dì 
? - Cho biết cách dùng những từ ngữ đó. 
	· Không thể dùng tùy tiện. 
	· Cần tùy thuộc vào tình chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe. 
? - Nêu nhận xét về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt 
	· Đa dạng và phong phú. 
	® Dễ thấy rõ hơn sự đa dạng và phong phú này chúng ta sẽ tìm hiểu hai đoạn trích trong”Dế mèn phiêu lưu ký”. 
	- Cho học sinh đọc lại 2 đoạn trích. 
?- Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích: 
	· Đoạn 1: 	Dế choắt ® anh, em
	 	Dế mèn ® chú mày, ta
	· Đoạn 2: 	Dế choắt ® tôi, anh
	 	Dế mèn ® tôi, anh
?- Phân tích sự thay đổi về tính cách xưng hô của dế mèn và dế choắt trong 2 đoạn trích. 
	· Sự xưng hô khác nhau. Đây là sự xưng hô bất bình đẳng của 1 kẻ ở thế yếu, thấp hèn cần nhờ vả người khác và 1 kẻ ở thế mạnh, kiêu căng hách dịch. 
	· Đây là sự xưng hô bình đẳng, không có người thấp kẻ cao. 
?- Tại sao lại có sự thay đổi đó. 
	· Vì tình huống giao tiếp thay đổi. 
	· Vị thế của hai nhân vật cũng khác. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em cần nhờ vả, nương tựa ở Dế Mèn mà xem Dế Mèn như một người bạn để nói lời trăng trối. 
?- Vì vậy khi xưng hô trong hội thoại chúng ta cần phải chú ý điều gì? 
	·Tình huống giao tiếp. 
	·Lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp. 
	- Cho học sinh đọc to phần Ghi nhớ trang 35. 
* Hoạt động 2: 
	 - Cho học sinh làm các bài tập 1. 2. 3. 4. 5. 6.
	 - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
GHI BẢNG
I/ TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ: 
	 · Đoạn 1: 	Dế choắt ® anh, em
	 	Dế mèn ® chú mày, ta
	 · Đoạn 2: 	Dế choắt ® tôi, anh
	 	Dế mèn ® tôi, anh
	® Sự xưng hô khác nhau. 
	® Tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp. 
	Ghi nhớ: Trang 35 / SGK
II/ LUYỆN TẬP: 
	Làm bài tập 1. 2. 3. 4. 5. 6.

Tài liệu đính kèm:

  • doc03-14_XungHoTrongHoiThoai.doc