Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 4: Luyện tập cách làm văn biểu cảm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 4: Luyện tập cách làm văn biểu cảm

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:

- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.

- Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trứoc một đề văn biểu cảm.

DẠY VÀ HỌC:

§ Bài cũ: QHT là gì, khi nào bắt buộc dùng QHT? (GN /97, 98). Các bước để làm 1 bài văn biểu cảm? (tr 88)

§ Bài mới:. Ở tiết trước, các em đã được học các đặc điểm của văn bản biểu cảm, đánh giá. Văn biểu cảm đánh giá chính là hình thức bộc lộ tình cảm của mình, những suy nghĩ cần diễn đạt. Vậy muốn bài văn, lời văn gợi cảm sinh động, tiết học này giúp các em tiếp tục luyện tập cách làm bài văn đánh giá.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 4: Luyện tập cách làm văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 7 - BÀI 7 -TIẾT 4:
 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM 
(1 tiết) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:
Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trứoc một đề văn biểu cảm. 
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: QHT là gì, khi nào bắt buộc dùng QHT? (GN /97, 98). Các bước để làm 1 bài văn biểu cảm? (tr 88)
Bài mới:. Ở tiết trước, các em đã được học các đặc điểm của văn bản biểu cảm, đánh giá. Văn biểu cảm đánh giá chính là hình thức bộc lộ tình cảm của mình, những suy nghĩ cần diễn đạt. Vậy muốn bài văn, lời văn gợi cảm sinh động, tiết học này giúp các em tiếp tục luyện tập cách làm bài văn đánh giá.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: Bước 1: Loài cây em yêu . Định hướng chính xác
Hãy cho biết đề yêu cầu viết về điều gì? Suy ra loài cây em yêu? Em yêu cây gì?
Em yêu cây phướng. 
Vì sao em yêu cây phượng hơn cây khác?
Câyphượng tượng trưng cho sự hồn nhiên, đáng yêu của tuổi học trò.
Cây đem lại cho em những gì trong cuộc sống vật chất, tinh thần, cho đời sống tinh thần chúng em thêm vui, rộn ràng. Do vậy cây phượng chính là “Loài cây em yêu”.
Bước 2:lập dàn bài gợi ý ban đầu, ghi ra vở đề bài loài cây mà mình yêu với phẩm chất biểu hiện cụ thể. DÀN BÀI: 
a) MB: Nêu loài cây, lý do mà em yêu thích
- Em yêu nhất là cây phượng ở sân trường em
- Em yêu thích cây phượng hơn những cây khác vì cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm tuồi học trò ngây thơ, hồn nhiên đáng yêu. 
b) TB:Các phẩm chất của cây ( có thể miêu tả – nêu phẩm chất)
Thân cây to rể lớn ngoằn ngoèo uốn lượng trông như con rắn đang trườn.
Tán phượgng xoè rộng như một cái ô che mát cho cả gốc sân, chúng em rất thích.
Sau những trận mưa rào, xác phượng trải khắp sân, nhưng rồi sau đó chồi non lại nhú ra, đâm chồi, nảy lọc, phủ lại màu đỏ thắm cho xây à Phượng đẹp, bền bỉ, dẻo dai,loài cây có thể chịu đựng nắng mưa.
Loài cây phượng trong cuộc sống con người:
Gắn bó với cuộc sống con người, toả mát trên những con đường, ngôi trường, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và hấp thụ không khí trong lành.
Loài cây phượng trong cuộc sống của em:
Chính màu đỏ của hoa phượng, âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng em luôn tươi vui rộn ràng.
 Cây phượng gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy cô, bạn bề thân yêu – cây phượng chính là “loài cây em yêu”.
c. KB: Hoa phượng gợi những kỉ niệm thời đi học. Em rất yêu quý cây phưọng. Cây phượng chính người bạn tuổi học trò. - Cảm thấy xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè.
GHI BẢNG
THB:
Luyện tập tìm hiểu đề, lập dàn bài:
1) Đề bài: Loài cây em yêu.
-> Định hướng chính xác: Loài cây em yêu, tình cảm của em đ/v cây.
-> Cây phượng tượng trưng cho sự hồn nhiên, đáng yêu tuổi học trò.
2. Dàn bài:
a) MB: Nêu loài cây, lý do em yếu thích.. Em yêu nhất là cây phượng.
- Cây phượng gắn bó bao kỉ niệm tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu .
b) TB: Các phẩm chất của cây.
- Thân to, rễ lớn, tán phượng xoè rộng che mát.
- Hoa màu đỏ thắm
à Đẹp, bền bỉ, deo dai, chịu đựng mưa nắng.
Bước 3: Đọc “Cây sấu Hà Nội” – Nhận xét bố cục và tìm hiểu kỷ năng viết bài biểu cảm / tr 100. - - Phần mở bài tác giả Việt Anh giới thiệu cây sấu Hà Nội như thế nào, với những ý gì? Gạch dưới những từ ngữ mà em cho là cần thiết để biểu cảm trong đoạn.
a) MB Giới thiệu về vẻ đẹp tinh khôi. Hương thơm dìu dịu của cây sấu. Những từ biểu lộ tình cảm: Hằng năm  người Hà Nội được hưởng những cơn mưa lá sâúu vàng ào ạt rơi, trong hương sấu dìu dịu. Hương látỏa dịu dàng ướp cả bầu không khí tinh khôi Hít thật sâu cho căng tràn lồng ngực. Những mảnh hoa hình sao màu trắng sả­ chao nghiêng trong gió  lấm tấm cả mặt đường.
b) TB: tác giả đã nêu lên những ý gì để gợi nhớ về cây sấu? Hãy liệt kê các ý ấy ra và chú ý cách diễn đạt? -> Cây sấu Hà Nội gợi nhớ thương cho những người xa xứ.
- Bữa cơm gia đình, trái sấu là món ăn giản dị.
- Khi buổi trưa hè nóng bức, sấu là thứ giải khác dân dã.
- Chính những chùm sấu non xanh gợi nhớ lại thời thơ ấu.
Liệt kê: Cây sấu Hà Nội gợi nhớ, gợi thương cho tấm lòng những người xa xứ
Ngày hè, mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu . Là nỗi khát khao. Từ những quả sấu xanh, bàn tay khéo léo. tạo nên món sấu đá, một thứ đồ giải khát dân dã. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội  Ngắm nghiá ước ao chùm sấu non  nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
à Cách diễn đạt trong phần thân bài rõ ràng, mạch lạc, bằng lối kể chuyện kết hợp liên tưởng, liệt kê đã nêu lên những cảm xúc, tình cảm, những kỷ niệm về cây sấu, từ đó gợi nhớ thủ đô Hà Nội.
c) KB: Tại sao kết bài về cây sấu, tác giả lại viết “ mùa nào, tiết nào Hà Nội cũng có cái gì mà nhớ thương”. Theo em, kết như vậy có ý nghĩa gì?
à Vì thủ đô Hà Nội không chỉ là cây sấu, mà Hà Nội cũng có nhiều loại cây để người dân nhớ, thương và “cây đào” là loài cây tiêu biểu cho mùa xuân ở phương Bắc. Những ngày giáp tết , không khí như ấm hẳn lên bởi sắc hồng thắm của những bông hoa đào, cánh như lụa mỏng, rung rung trước làn gió nhẹ.
Em có thể đưa ra phần kết khác được không? 
Cũng có thể đưa ra phần kết khác được , ta vẫn lấy hình ảnh cây sấu – Sấu là người bạn thân thiết, gắn bó với người Hà Nội.
GV cho các em tập làm các đoạn: MB, TB, KB – HS nhận xét, góp ý.
Em có thể đặt cho bài viết trên đây là “Cây sấu của em” được không, vì sao? à Được vì em có thể thích và yêu bất cứ loài cây nào, nếu loài cây đó gợi cho em nhiều kỉ niệm
Muốn viết theo nhan đề “Cây sấu của em” thì bài viết phải nói thêm những điều gì?
- Từ thuở ấu thơ, em được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. - Cây sấu được trồng ngay trong sân trường khi em học ở bậc tiểu học.
- Năm năm liền gắn bó với ngôi trường, vào giờ chơi sấu toả bóng mát cho chúng em vui đùa sau những tiết học căng thẳng, chuyền tay nhau những quả sấu có vị chua ngọt.
Vì vậy, cây sấu là người bạn thân thiết nhất của em. Dù có đi đâu, ở đâu khi nhìn những quả sấu là em lại nhớ đến thủ đô Hà Nội thân yêu.
Củng cố: Nhắc lại: Thế nào văn biêu cảm đánh giá?
Dặn dò: 	- Xem lại phần luyện tập.
	- Soan bài “Qua đèo ngang”	
* Loài cây phượng trong cuộc sống con người.
- Toả mát trên con đường, ngôi trường, tảo vẻ đẹp thơ mộng, làm cho không khí trong lành.
* Loài cây phượng trong cuộc sống của em.
- Cây phượng gợi nhớ tuổi học trò, thầy cô, bạn bè thân yêu.
- Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống chúng em luôn vui tươi, rộn ràng.
à Do đó cây phượng là loài cây em yêu.
c) KB: hoa phượng gợi những kỉ niệm thời đi học.
- Em rất yêu quí cây phượng.
- Xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè.
II. Luyện tập viết bài: theo hướng dẫn 1,2,3 / 99 và dàn ý cây phượng mới học.
PHẦN BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docb07-t4-LTVanbieucam.doc