Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Các phương châm hội thoại

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Các phương châm hội thoại

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

---------------------------

I .Mục tiêu.

 - Nắm được nội dung,những yêu cầu của phương châm về lượng,phương châm về chất trong giao tiếp.

 - Kĩ năng phát hiện lỗi thường gặp trong giao tiếp,nói &viết đúng .

 - Ý thức vận dụng các phương châm hội thoại vào giao tiếp.

II. Chuẩn bị.

1.Giáo viên.

 * Tư liệu: Ngữ dụng học – Lê A, bài tập ngữ văn nâng cao 9 – Dương Thu Hương.

 - Thiết bị: Bảng phụ ghi các mẩu ngữ liệu.

2.Học sinh.

 - Đọc,xác định nội dung các mẩu ngữ liệu.

 - Trả lời câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài .

 - Nghiên cứu khiến thức phần ghi nhớ,tìm những mẫu ngữ liệu tương tự.

 - Nghiên cứu phần bài tập,làm trước ở giấy nháp.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
NS:16/8/2010	Ngày dạy: 18/8/2010
Tiết 3
Văn bản
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
---------------------------
I .Mục tiêu.
 - Nắm được nội dung,những yêu cầu của phương châm về lượng,phương châm về chất trong giao tiếp.
 - Kĩ năng phát hiện lỗi thường gặp trong giao tiếp,nói &viết đúng .
 - Ý thức vận dụng các phương châm hội thoại vào giao tiếp.
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên.
 * Tư liệu: Ngữ dụng học – Lê A, bài tập ngữ văn nâng cao 9 – Dương Thu Hương.
 - Thiết bị: Bảng phụ ghi các mẩu ngữ liệu.
2.Học sinh.
 - Đọc,xác định nội dung các mẩu ngữ liệu.
 - Trả lời câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài .
 - Nghiên cứu khiến thức phần ghi nhớ,tìm những mẫu ngữ liệu tương tự.
 - Nghiên cứu phần bài tập,làm trước ở giấy nháp.
III. Hoạt động dạy học.
1.Ổn định tình hình lớp. (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
 Kiểm tra vở soạn học sinh.
3.Giảng bài mới.
a. Giới thiệu bài. (1phút)
 Trong quá trình giao tiếp, việc truyền đạt nội dung đến người nghe là hết sức quan trọng muốn thế phải tuân thủ các phương châm hội thoại.
b. Tiến trình bài dạy.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10
10
15
Hoạt động 1.
Phương châm về lượng.
 * Giải thích: phương châm được hiểu như là những yêu cầu mang tính cách thức trong quan hệ giao tiếp mà những người tham gia giao tiếp phải tuân thủ.
- Phương châm về lượng: lượng ở đây chính là lượng thông tin mà những người tham gia giao tiếp đưa ra, nó cũng tuân thủ những quy định cụ thể không thể tùy ý.
- Treo bảng phụ ghi mẩu ngữ liệu.
 H: Đọc những trường hợp ở bảng phụ? (GV chú ý sửa sai hoàn thiện cách đọc)
H: An có những thắc mắc nào câu Ba trả lời?
 H: Thắc mắc ấy có được đáp ứng? Căn cứ vào đâu em khẳng định được điều đó?
 H: Hãy phân tích điểm sai trong câu trả lời của Ba?
H: Hãy đưa ra lời nói phù hợp?
H: Như vậy khi giao tiếp ta phải lưu ý vấn đề gì?
- Đọc ngữ liệu 2.
H: Nhận xét nội dung lời nói của hai nhân vật, yếu tố gây cười ở đây là gì?
H: Trường hợp trên có thõa mãn yêu cầu của giao tiếp hay không? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng?
H: Khi tham gia quá trình giao tiếp ta phải chú ý đến những yêu cầu gì?
* Đọc ghi nhớ SGK.
H: Hãy cho ví dụ về trường hợp vi phạm phương châm về lượng, nêu cách sửa chữa? (GV chú ý vấn đề sửa sai)
Hoạt động 2.
Phương châm về chất.
- Đọc truyện “Quả bí khổng lồ” (GV chú ý sửa sai hoàn thiện cách đọc)
H: Truyện này phê phán điều gì? 
- Như vậy trong giao tiếp cần tránh? Vì sao?
- Hãy đọc ghi nhớ SGK
H: Trong giao tiếp muốn nói một điều mà mình không chắc chắn?
(Những từ ngữ biểu thị ý nghĩa không chắc chắn gọi là thành phần tình thái mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở chương trìhn HK2)
Hoạt động 3. Luyện tập.
H: Đọc,nêu yêu cầu bài tập 1?
H: Nêu những yêu cầu của phương châm về lượng?
H: Xác định lỗi vi phạm ở 2 trường hợp trên?
H: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 2?
(muốn điền đúgn ta phải giải thích nghĩa của các từ ngữ và ý nghĩa của từng vế câu)
H: Hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ và mỗi vế câu? (GV chú ý sửa sai hoàn thiện)
H: Hãy điền những cụm từ ngữ trên vào các vế câu? (Gv chú ý sửa sai hoàn thiện)
H: Những trường hợp trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
H: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 3?
H: Nhân vật người bạn có liên quan gì đến người đẻ non trong lời anh nói?
H: Hãy phát hiện câu sai và sửa lại cho đúng?
H: Đọc, nêu yêu cầu bài 
tập 4?
H: Cách diễn đạt như ở trường hợp (a) nhằm mục đích gì? Tránh vi phạm phương châm hội thoại nào?
H: Trường hợp (b) có ý nghĩa như thế nào? Nếu không diễn đạt như vậy ta làm gì để đảm bảo người nghe hiểu vấn đề?
- Hs đọc ngữ liệu ở bảng phụ, HS khác nhận xét.
 * Hai vấn đề:
 - Biết bơi không.
 - Học bơi ở đâu.
 - Chưa. 
 * Người hỏi hỏi địa điểm, nơi học bơi cụ thể ; người trả lời lại đưa ra nội dung về môi trường để bơi là nước.
- Tớ học bơi ở trung tâm TDTT của huyện Phù Mỹ.
- Đáp ứng đúng yêu cấu của giao tiếp, giải quyết được những thắc mắc của người hỏi.
- Không quan tâm đến yêu cầu của người khác, chỉ cố ý khoe của.
- Không vì thừa thông tin.
- Xác định đúng đề tài giao tiếp và nói vừa đủ không thừa không thiếu.
- HS cho ví dụ và nêu cách sửa cụ thể, HS khác nhận xét hoàn thiện
* HS đọc, nhận xét.
* Nói khoác sẽ làm mất niềm tin.
- Nên nói những điều có thật mà mình biết.
* Thêm vào câu nói một số từ ngữ biểu thị ý nghĩa không chắc chắn như: dường như, có lẽ 
* Nối đúng đề tài giao tiếp, nội dung thông tin vừa đủ không thừa không thiếu.
- GT: trâu gắn với người nông dân,gần gũi với đời sống.
- Én là loài chim dĩ nhiên có hai cánh. 
- HS giải thích, HS khác nhận xét
* HS thực hiện,nhận xét bổ sung sửa chữa.
- Phương châm về chất.
- Bố anh ta.
- Thừa thông tin: rồi có nuôi được không .
- muốn người khác tin mình nhưng lại không kiểm chứng được thông tin.
- Muốn gợi lại lượng thông tin đã nói.
I. Phương châm về lượng.
* Khi giao tiếp cần nói có nội dung, lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp không htừa, không thiếu.
II. Phương châm về chất.
* Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập.
Bài tập 1.
Phân tích lỗi vi phạm phương châm về lượng.
Thừa thông tin: nuôi ở nhà
Thừa thông tin: có hai cánh.
Bài tập 2.
 Điền từ thích hợp
a.Nói có sách mách có chứng.
b.Nói dối.
c.Nói mò.
d.Nói nhăng nói cuội.
e.Nói trạng.
Bài tập 3.
 Phát hiện sửa lỗi vi phạm phương châm hội thoại.
- Thừa thông tin ở câu cuối.
Bài tập 4.
 Giải thích những cách nói.
a.Tăng mức độ chính xác ở phương diện chủ quan: như tôi được biết, tôi tin rằng.
 - Chưa đáng tin: hình như.
 - Nhằm tránh vi phạm phương châm về chất.
b. Ý muốn nhắc lại lượng thông tin đã nói nhằm tránh vi phạm phương châmvề lượng.
Bài tập 5. (HS làm ở nhà)
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3phút)
 * Bài cũ.
 - Nắm được nội dung,yêu cầu của phương châm về lượng và phương châm 
 về chất.
 - Học thuộc kiến thức ở phần ghi nhớ. 
 - Hoàn thiện bài tập.
 * Bài mới.
- Ôn lại kiến thức văn bản thuyết minh (khái niệm, phương pháp)
- Đọc văn bản “ Hạ Long đá và nước”
- Tìm hiểu xem văn bản trên có đáp ứng được yêu cầu văn bản thuyết minh không.
- Tìm một số phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản, phân tích tác dụng.
- Tìm, phân tích một số BPNT được sử dụng trong văn bản.
- Nghiên cứu bài tập 1.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhuong cham hoai thoai.doc