Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 98: Các thành phần biệt lập

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 98: Các thành phần biệt lập

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I. Mục đích yêu cầu :

Học sinh:

 - Nhận biết hai thành phần biệt lập : Tình thái, cảm thán.

- Nhận biết tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.

- Rèn kĩ năng sử dụng thành phần đó trong câu.

 II. Tiến rtình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a: / 36 ( vắng )

 2. Kiểm tra:

 Câu 1: Vị trí của khởi ngữ?

 a. Đứng sau chủ ngữ b. Đứng sau vị ngữ

 c. Đứng trước chủ ngữ d. Đứng cuối câu.

 Câu 2: Tác dụng của khởi ngữ?

 a. Nêu đề tài được nói đến trong câu câu. b. Nêu sự việc được nói đến trong c. Nêu đối tượng được nói đến trong câu câu. d. Nêu sự vật được nói đến trong

 Câu 3: Hãy đặt một câu có thành phần khởi ngữ?

 3. Bài mới: Gv Giới thiệu bằng một ví dụ: “Trời ơi! chỉ còn năm phút” – Lặng lẽ Sa Pa. Sự việc được nói đến trong câu này là gì? Tiếng “trời ơi !” cho biết thái độ gì của anh thanh niên đối với sự việc?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 98: Các thành phần biệt lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 98:	Tiếng việt.	 Ngày dạy: 10/01/09
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục đích yêu cầu : 
Học sinh:
 - Nhận biết hai thành phần biệt lập : Tình thái, cảm thán.
- Nhận biết tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
- Rèn kĩ năng sử dụng thành phần đó trong câu.
 II. Tiến rtình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a: / 36 ( vắng ) 
 2. Kiểm tra: 
 Câu 1: Vị trí của khởi ngữ? 
 a. Đứng sau chủ ngữ b. Đứng sau vị ngữ 
 c. Đứng trước chủ ngữ 	 d. Đứng cuối câu.
 Câu 2: Tác dụng của khởi ngữ?
 a. Nêu đề tài được nói đến trong câu câu. b. Nêu sự việc được nói đến trong c. Nêu đối tượng được nói đến trong câu câu. d. Nêu sự vật được nói đến trong
 Câu 3: Hãy đặt một câu có thành phần khởi ngữ?
 3. Bài mới: Gv Giới thiệu bằng một ví dụ: “Trời ơi! chỉ còn năm phút” – Lặng lẽ Sa Pa. Sự việc được nói đến trong câu này là gì? Tiếng “trời ơi !” cho biết thái độ gì của anh thanh niên đối với sự việc? 
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần tình thái ở trong câu.
- Xét ví dụ Sgk/18. ( Bảng phụ)
- Trong câu những bộ phận nào trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu?
+ Nêu các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trực tiếp, trạng ngữ
- Các từ “Chắc” “Có lẽ” trong những câu trên có phải là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến ở trong câu hay là bản thân nó diễn tả sự việc?
+ Là nhận định của người nói đối với sự việc còn bản thân chúng không trực tiếp điễn đạt sự việc .
- Nếu bỏ những từ đó đi thì nghĩa sự việc của các câu có khác không? Vì sao?
- Từ nào thể hiện thái độ tin cậy đối với sự việc hơn?
- Gọi hai từ trên là thành phần tình thái. Vậy thế nào là thành phần tình thái?
+ Tình thái là thành phần dùng để diễn đạt thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Giới thiệu các dạng khác nhau của thành phần tình thái:
 Thái độ tin cậy đối với sự việc.
 Ba dạng Ý kiến đối với người nói.
 Thái đôï người nói, người nghe.
 a. Tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến:
+ Độ tin cậy thấp: Hình như, dường như, có vẻ như
+ Độ tin cậy cao: Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là
 b. Tình thái gắn với ý kiến của người nói như: Theo tôi, ý ông ấy, theo anh
c. Tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe: à, ạ, hả, nhé, nhỉ, đây, đấy( Đứng cuối câu)
- Hãy lấy ví dụ minh hoạ.
- Cho học sinh làm bài tập củng cố lí thuyết.
Câu 1: Xác định thành phần tình thái trong các câu sau:
 Chắc chắn ngày mai trời không mưa.
 Câu 2: Xác định các dạng tình thái trong các câu sau:
a. Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? 
 ( Nguyễn Thành Long)
b. Có lẽ vì tôi yêu quê hương thắm thiết, yêu đến độ đam mê như một kẻ si tình yêu cả cái dở của người yêu. 
 ( Mai Văn Tạo) 
c. Cháu chào bác ạ! 
+ Lên bảng làm. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần cảm thán.
- Xét ví dụ a,b sgk/18.
- Các từ in đậm trong các câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không? Vì sao?
- Vậy chúng được biểu thị cảm xúc gì? Của sự vật nào? Vì sao em biết được cảm xúc đó?
+ Cảm xúc vui sướng, tiếc rẻ.
- Gọi những từ trên là thành phần cảm thán. Em hiểu thế nào là thành phần cảm thán ? cho ví dụ?
+ Cảm thán là thành phần dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm lí của người nói.
- Đưa ra một số ví dụ để minh hoạ thêm.
 “Ôi! Sáng xuân nay xuân 41
 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ”
 ( Tố Hữu)
- Hai thành phần trên có điểm gì chung?
+ Nó là thành phần biệt lập, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1.
- Gọi học sinh đứng tại chỗ làm bài.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu của bài tập 2,3.
- Đưa sơ đồ với mức độ từ thấp đến cao.
- Yêu cầu học sinh lên bảng điền.
+ Lên bảng điền.
- Theo dõi, nhận xét, tuyên dương..
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài 4:
- Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng, trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Ví dụ: (Bảng phụ) Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm hay nhằm ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Có lẽ mỗi chúng ta ai cũng xúc động khi đọc đến đoạn nói về cảnh chia tay của cha con ông Sáu. Chỉ còn những giây phút cuối, tiếng “ba” được thét lên và kéo dài từ miệng của đứa con mà trong ba ngày ba ở nhà nó toàn “nói trổng”. Tiếng ba ấy như xé tan sự im lặng khiến mọi người – kể cả anh Sáu phải ngạc nhiên. Dường như con bé đã hiểu ra mọi chuyện. Tôi cảm thấy tim mình nhói đau... Ôi! Tình cha con thật thiêng liêng và cao cả.
I. Thành phần tình thái:
 1. Phân tích ví dụ:
 a. Chắc
 b. Có lẽ
 -> Nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
 2. Ghi nhớ: (Sgk)
II. Thành phần cảm thán:
 1. Phân tích ví dụ:
 - Ồ: Cảm xúc vui sướng.
 - Trời ơi: Cảm xúc tiếc rẻ.
 -> Bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói.
 2. Ghi nhớ: Sgk/18
III. Luyện tập:
 Bài tập 1/19: Các thành phần:
 - Tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
 - Cảm thán: Chao ôi
 Bài tập 2/19: Sắp xếp các từ chỉ độ tin cậy tăng dần: 
 ( cao)
 - Chắc chắn
 - Chắc hẳn 
 - Có lẽ, chắc là
 - Có vẻ
 - Hình như, dường như
 ( thấp)
 Bài tập 3 /19:
 a.Từ chỉ độ tin cậy thấp: hình như.
 Từ chỉ độ tin cậy bình thường: chắc.
 Từ chỉ độ tin cậy cao: chắc chắn.
 b. Dùng từ “chắc” chỉ mức độ bình thường để không tỏ ra quá sâu và quá thờ ơ.
 Bài tập 4 /19
 Viết đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và cảm thán.
4. Củng cố: Thế nào là thành phần biệt lập?
5.Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học:
 - Sưu tầm những ví dụ về thành phần tình thái, cảm thán trong các tác phẩm đã học.
 - Hoàn thành bài tập 4 Sgk/19 và xem các bài ở sách bài tập.
 b. Chuẩn bị: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
 + Đọc văn bản: “Trang phục”
 + Tìm vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 98.doc