Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 167, 168: Tổng kết văn học

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 167, 168: Tổng kết văn học

Tiết 167,168 TỔNG KẾT VĂN HỌC

 A.MỤC TIÊU:

 -Hệ thống các tác phẩm đã học.

 -Hình thành và củng cố những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam : Các bộ phận hợp thành, các thời kì, một số nét đặc sắc về tư tưởng, nghệ thuật, các thể loại văn học.

 B.PHƯƠNG PHÁP:

 Ôn, phân tích.

 C.CHUẨN BỊ:

 HS đọc bài mới(sgk)

 D.TIẾN TRÌNH :

 Tiết 1.

 I.Kiểm tra bài cũ:

 -Kt chuẩn bị của HS.

 II.Bài mới:

 1.Giới thiệu bài:

 2.Các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 167, 168: Tổng kết văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
Tiết 167,168 Tổng kết văn học
 A.Mục tiêu:
 -Hệ thống các tác phẩm đã học.
 -Hình thành và củng cố những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam : Các bộ phận hợp thành, các thời kì, một số nét đặc sắc về tư tưởng, nghệ thuật, các thể loại văn học.
 B.Phương pháp:
 Ôn, phân tích.
 C.Chuẩn bị:
 HS đọc bài mới(sgk)
 D.Tiến trình :
 Tiết 1.
 I.Kiểm tra bài cũ:
 -Kt chuẩn bị của HS.
 II.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài:
 2.Các hoạt động:
1.HĐ 1:
? Dựa vào bảng thống kê đã lập ở nhà, hãy cho biết: Văn học Việt Nam được hình thành từ những bộ phận nào?
Văn học dân gian có từ lúc nào? Là sản phẩm của ai? Được lưu truyền bằng cách nào?
Ngày nay văn học dân gian còn tiếp tục phát triễn không?
?Văn bản nào được coi là tác phẩm văn học viết sớm nhất của nước ta? Nó được viết bằng thứ chữ gì? Thuộc thời kì nào? 
2.HĐ2:
?Văn học VN được chia làm mấy thời kì? Sự phân chia đó dựa vào tiêu chí nào?
?Hãy nêu đặc điểm của từng thời kì? Có những tác phẩm văn học nào nỗi bật trong các thời kì đó?
?Theo em, văn học Việt Nam có nét đặc sắc gì về nội dung, nghệ thuật?(Nổi bật chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu nước, phát huy các hình thức nhgệ thuật dân tộc và sẵn sàng tiếp nhận các hình thức nghệ thuật mới ).
 *Dặn dò : HS về nhà xem phần thể loại văn học(tiết 2)
Tiết 2.
-HĐ1:
?Căn cứ vào đâu để phân chia thể loại?
Khi phân chia thể loại cần chú ý điều gì?
(Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống)
?Kể tên một số thể loại văn học dân gian?
Em đã được tiếp xúc với những thể loại văn học trung đại nào?Có những tác phẩm nào?
?Điểm nỗi bật, đáng chú ý về các thể loại văn học hiện đại Việt Nam là gì?(Sự đổi mới về hình thức, phương thức chiếm lĩnh đời sống, có tiếp thu các thành tựu và vận dụng các hình thức cách tân của các nền văn học khác trên thế giới).
A.Nhìn chung về nền văn học Việt Nam:
I.Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam:
1.Văn học dân gian:
+Hình thành từ xa xưa.
+Sáng tác tập thể, phần lớn là sáng tác của những người lao động.
+Truyền miệng.
+Có nhiều thể loại: Ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố, truỵện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười...
2.Văn học viết:
+Các bài kệ bằng thơ của các nhà sư thời Đinh, Tiền Lê -thế kỉ X.
+Viết bằng chữ Hán.
+Xuất hiện chữ Nôm(từ thế kỉ XIII).
+Chữ Quốc ngữ( thế kỉ XIX)
II.Tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam:
1.Từ thế kỉ X đến XIX:
-Xã hội PK.
-Nội dung đề cao trung hiếu tiết nghĩa, tố cáo chiến tranh, ca ngợi các cuộc kháng chiến vệ quốc và giải phóng dân tộc, bày tỏ lòng thương người và chủ nghĩa nhân đạo...
-Nhiều tác phẩm lớn: Bài cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Chinh phụ ngâm, 
Truyện Kiều, Truyền kì mạn lục...
2.Từ đầu XX đến 1945:
-Xã hội thực dân-phong kiến.
-Phát triển theo xu hướng hiện đại hóa.
-Phong trào Thơ Mới là đỉnh cao(thơ Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử...).
-Nhiều tác phẩm hiện thực phê phán đặc sắc
(Số đỏ, Tắt đèn, Sống mòn...).
3.Văn học sau 1945:
a,Từ 1945 đến 1975:
-Văn học chủ yếu phục vụ kháng chiến.
 b,Từ 1975 đến nay:
-Văn học đổi mới và tác động mạnh mẽ đến công cuộc đổi mới.
B.Sơ lược về một số thể loại văn học:
I.Nhìn chung về thể loại:
1.Nguyên tắc phân chia thể loại:
-Căn cứ đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm.
-Căn cứ phương thức chiếm lĩnh thực tại.
-Căn cứ cách thức tổ chức tác phẩm và lời văn...
2.Các loại hình chính:
-Tự sự.
-Trữ tình.
-Kịch
II.Một số thể loại văn học dân gian:
1.Ca dao-dân ca.
2.Tục ngữ-thành ngữ.
3.Hò.
4.Vè.
5.Truyện(thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, tiếu lâm, trạng,...).
6.Câu đố.
.....
III.Một số thể loại văn học trung đại:
1.Chiếu.
2.Cáo.
3.Hịch.
4.Thơ(chữ Hán, chữ Nôm).
5.Truyện truyền kì.
6.Truyện thơ.
7.Tiểu thuyết chương hồi.
8.Kí.
IV. Một số thể loại văn học hiện đại:
1.Truyện ngắn.
2.Tiểu thuyết.
3.Kí.
4.Thơ.
5.Kịch.
 3.Củng cố:
 ?Thơ hiện đại có gì mới về hình thức so với thơ trung đại?
 ?Truyện ngắn hiện đại có những cách tân gì?
 IV.Dặn dò:
 - Ôn tập để chuẩn bị cho thi vào PTTH:
 * Cần chú ý các tác phẩm:
 +Bếp lữa (Bằng Việt).
 +Bến quê(Nguyễn Minh Châu).
 +Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long)
 +Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê).
 +ánh trăng (Nguyễn Duy).
 +Viếng lăng bác(Viễn Phương).
 +Sang thu (Hữu Thĩnh).
 +Con cò (Chế Lan Viên).
 *Phần TV cần chú ý :
 +Các phương châm hội thoại.
 +Liên kết và các phép liên kết.
 +Nghĩa hàm ý và tường minh.
 +câu chủ đề trong đoạn văn, diễn dịch và quy nạp.
 **********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT 167, 168.doc