Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 57: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 57: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS cảm nhận được:

 +Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.

 + Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.

II. Phương tiện thực hiện:

-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

- HS: vở ghi, SGK, bài sọan.

III. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuốicủa bài thơ “ Đòan thuyền đánh cá” của Huy Cận.

- Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ này.

- Nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 57: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12:
Bài 12:
Tiết 57: 	KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
	(BÀI ĐỌC THÊM) Nguyễn Khoa Điềm
Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS cảm nhận được:
	+Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
	+ Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ. 
Phương tiện thực hiện:
-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
- HS: vở ghi, SGK, bài sọan.
III. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuốicủa bài thơ “ Đòan thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ này.
Nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Giới thiệu bài mới:
Năm 1971 là những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền Nam, Bắc. Thời kì này cuộc sống của cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu (phần lớn là những miền rừng núi) rất gian nan, thiếu thốn. Cán bộ nhân dân ta vừa bám rẫy, bám đất tăng gia sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ. Trong thời gian này nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi đang công công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên đã nghê được lời ru của người mẹ dân tộc Tà-ôi, xúc động trước lời ru ấy nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” à GV vào bài.
Tiến trình bài dạy:
Họat động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bài
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
- GV yêu cầu HS đọc chú thích (*) và chú thích (1), (2).
- Hỏi: cho biết những nét tiêu biểu về tác giả?
- Hỏi: Cho biết hòan cảnh ra đời của bài thơ?
- Hỏi: Hãy cho biết thể lọai của bài thơ và cảm hứng của tác giả bắt nguồn từ đâu?
- GV chuyển ý.
* Họat động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản.
- GV hướng dẫn HS đọc: đọc thong thả, giọng thiết tha, nhỏ nhẹ với cách ngắt nhịp giữa dòng thơ.
- GV đọc mẫu cả bài.
- Gọi HS đọc lại và nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục của bài thơ.
- Hỏi: Bài thơ được chia làm mấy đọan? Đặt tiêu đề cho mỗi đọan.
- Hỏi: Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắy nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?
à GV hướng dẫn thêm: điệu hát vừa có sự lặp lại, vừa phát triển qua 3 khúc hát của bài thơ.
- GV chuyển ý sang phân tích cụ thể.
+ Bước 1: Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi.
- Hỏi: Qua từng đọan thơ người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, hòan cảnh nào? Tìm những cho tiết , hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu (đọan 1).
- Hỏi: Đó là hình ảnh như thế nào?
- Hỏi: Công việc của người mẹ không chỉ có thế mà nó còn thể hiệnở công việc nào nữa?(đọan 2)
- Hỏi: Phân tích nghệ thuật trong câu thơ “ Lưng núi .lưng mẹ nhỏ” và nhận xét mức độ công việc mà người mẹ Tà-ôi đã làm ở hai đọan này?
- Hỏi: Ngoài ra người mẹ còn làm gì nữa? (đọan 3)
- Hỏi: Hãy cho biết biện pháp nghệ thuật trong hai câu “ Mẹ đang chuyển lúa
Mẹ địu em đi” và nhận xét mức độ công việc mà người mẹ Tà-ôi đã làm ở đọan 3 này.
*GV diễn giảng à chuyển ý:
Từ ba đọan thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ. Người mẹ ấy bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động, kháng chiến thường ngày và người mẹ ấy cũng thắm thiết yêu thương con à chuyển.
- Hỏi: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” ? Hãy phân tích nghệ thuật và tình cảm của mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai?
* GV bình - chuyển ý:
- Hình ảnh của người mẹ Tà-ôi với công việc vất vả để nuôi bộ đội, nuôi làng và tham gia chiến đấu gian khổ để bảo vệ căn cứ cùng với tình yêu thương con tha thiết. không chi có thế qua từng công việc thì người mẹ Tà-ôi có những ước mong gì? Chúng ta chuyển sang phần 2.
- Hỏi: Tìm những câu thơ thể hiện ước mong của người mẹ qua đọan 1?
- Hỏi: Tìm những câu thơ thể hiện ước mong của người mẹ qua đọan 2?
-Hỏi: Tìm những câu thơ thể hiện ước mong của người mẹ qua đọan 3?
* GV bình giảngà chuyển ý:
Nguyễn Khoa Điềm không để người mẹ trực tiếp nói mẹ mơ, mẹ ước điều này, diều kia. Với cụm từ “con mơ cho mẹ”, người mẹ đã gởi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con. Mẹ mong con mình ngủ ngoan và có những giấc mơ đẹp. cũng với cụm từ này, giọng điệu của lời ru càng thêm thiết tha, tin tưởng.
Chẳng những thế, lời ru càng thêm sâu lắng qua những sắc thái tình cảm song phương qua từng khúc ruàchuyển: sắc thái tình cảm đó thể hiện phẩm chất của người mẹ Tà-ôi như thế nào chúng ta sang phần 3.
- Hỏi: Hãy tìm những câu thơ thể hiện sắc thái tình cảm song phương thể hiện ở từng khúc ru của ba đọan và qua đó hãy nêu phẩm chất của người mẹ Tà-ôi?
- Câu hỏi thảo luận:
Hãy phân tích sự phát triển của tình cảm, ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru, từ đó thấy được ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
* Họat động 3: Tổng kết
- Hỏi: hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất của người mẹ Tà-ôi, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? Đồng thời cũng nêu cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ?
- GV chốt cho HS nêu phần ghi nhớ SGK/155.
* Hoạt động 4: Luyện tập
- Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị Thiên thời chống Mĩ.
- HS đọc chú thích.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu
- Thể thơ tự do trữ tình dựa vào khúc hát ru của người mẹ dân tộc Tà-ôi.
- HS đọc văn bản.
- Ba đọan.
+ Đọan 1: “Từ đầu.lún sân”
à Công việc và ước mong 1của người dân tộc Tà-ôi.
+ Đọan 2: “ Em cu-Tai Ka-Lưi..”
à Công việc và ước mong 2của người dân tộc Tà-ôi.
+ Đọan 3: Phần còn lại.
à Công việc và ước mong 3 của người dân tộc Tà-ôi.
- Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được nắgt đều đặn ở giữa dòng. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru. Giọng điệu tur74 tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.
- HS phát hiện:
+ “ Mẹ giã gạo. làm gối”
- Gợi cảm à vừa địu con vừa giã gạo nuôi bộ đội.
- “ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi.
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ.”
- Nghệ thuật so sánh.
- Vừa địu con, vừa tỉa bắp để nuôi làng đói.
- “ Mẹ đang  đạp rừng 
Mẹ địu . trận cuối.”
- Điệp từ.
- Vừa địu con, vừa tham gia chiến đấu gian khổ để bảo vệ căn cứ.
à Nghệ thuật ẩn dụ.
àTình yêu thương con thắm thiết.
-“Con mơ cho mẹ lún sân.”
à Qua giã gạo và mong con lớn về sau trong no đủ.
-“ Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau.mười Ka-Lưi”
à Qua tỉa bắp và mong con khôn lớn về sau có sức khỏe.
-“ Con mơ cho mẹ
.làm người tự do”
à Qua tham gia chiến đấu và mong con khôn lớn trong đất nước tự do.
- HS phát hiện.
-“ Mẹ thương A-Kay, mẹ thương bộ đội.”
-“ Mẹ thương làng đói.”
-“ Mẹ thương  đất nước”
à Thương con, thương bộ đội, thương quê hương đất nước và quyết tâm kháng chiến giành được tự do cho đất nước.
- HS thảo luận nhóm (5 phút). ( Đọan 1,2) tình thương con gắn với tình thương bộ đội, buôn làng, quê hương gian khổ. Bởi vậy mẹ ước mong có nhiều hạt gạo . Con cháu chóng lớn khôn thành chàng trai cường tráng, mạnh mẽ, lao động sản xuất. Ở đọan 3 tình thương con của người mẹ gắn với tình yêu đất nước đang anh dũng kháng chiến.
- HS đọc cảm nhận.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS luyện tập.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm (SGK) 
2. Tác Phẩm:
- Sáng tác 1971 khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
3 Thể lọai:
- Thơ trữ tình dựa vào khúc hát ru của người mẹ dân tộc Tà-ôi.
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh người mẹ Tà-ôi
a. Công việc:
“ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
.
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối.”
à Gợi cảm à Vừa địu con vừa giã gạo nuôi bộ đội.
-“ Mẹ đang tỉa bắp
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ.”
àSo sánh à vừa địu con vừa tỉa bắp cực khổ để nuôi làng đói.
- “ Mẹ đang  đạp rừng 
Mẹ địu . trận cuối.”
à Điệp từ à vừa địu con vừa tham gia chiến đấu gian khổ để bảo vệ căn cứ.
b. Tình thương con:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của của mẹ, em nằm trên lưng.”
à Ẩn dụ à tình yêu thương con thắm thiết, sâu đậm của người mẹ Tà-ôi.
2. Ước mong qua công việc của người mẹ Tà-ôi:
-“ Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.
Mai sau con lớn vung chày lún sân.”
à Qua giã gạo và mong con về sau lớn lên trong no đủ.
-“ Con mơ cho mẹ.
phát mười Ka-Lưi.”
à Qua tỉa bắp và mong con khôn lớn về sau có sức khỏe.
-“ Con mơ cho mẹ .
..làm người tự do”
à Qua tham gia chiến đấu và mong con khôn lớn trong đất nước tự do.
3. Phẩm chất của người mẹ Tà-ôi:
-“ Mẹ thương A-Kay, mẹ thương bộ đội.”
-“ Mẹ thương làng đói.”
-“ Mẹ thương  đất nước”
à Thương con, thương bộ đội, thương quê hương đất nước và quyết tâm kháng chiến giành được tự do cho đất nước.
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ: SGK trang 155.
IV. Luyện tập:
- GV nhận xét bổ sung.
5. Dặn dò:
* Học thuộc:
	- Bài thơ.
	- Ghi nhớ, và xem lại bài ghi.
* Chuẩn bị bài: “Ánh trăng”
* Sọan và trả lời câu hỏi SGK trang 157

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet57.doc