Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 14: Lặng lẽ sa pa (trích) - Nguyễn Thành Long

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 14: Lặng lẽ sa pa (trích) - Nguyễn Thành Long

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh nhiên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

- Có ý thức học tập tốt để trở thành những công dân có ích cho đất nước mai sau.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Tham khảo tài liệu : Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9

* HS : Soạn bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a. Câu hỏi :

 (1) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

 (2) Nêu khái quát những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện.

b. Đáp án :

 (1) Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

- Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai bàng hoàng, sững sờ : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, tưởng như đến không thở được” -> cố chưa tin -> tin.

- Ong “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con -> Ong rít lên -> Ong ngờ ngợ -> Không ngủ được.

- Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài.

- Xung đột nội tâm : “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” -> tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê -> không dứt bỏ tình cảm với làng quê -> càng đau xót, tủi hổ.

- Bế tắc, tuyệt vọng -> ông chỉ còn biết trút nổi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ rất ngây thơ , qua đó, ta thấy :

 + Tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông (muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”).

 + Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tình cảm ấy thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 14: Lặng lẽ sa pa (trích) - Nguyễn Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần / tiết : 14\ 66,67
Văn học ;	Bài 14 :
Vb : 	LẶNG LẼ SA PA
 ( Trích )
- Nguyễn Thành Long -
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh nhiên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
- Có ý thức học tập tốt để trở thành những công dân có ích cho đất nước mai sau.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Tham khảo tài liệu : Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9
* HS : Soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
a. Câu hỏi : 
 (1) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
 (2) Nêu khái quát những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện.
b. Đáp án :
 (1) Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai bàng hoàng, sững sờ : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,  tưởng như đến không thở được” -> cố chưa tin -> tin.
- Oâng “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con -> Oâng rít lên -> Oâng ngờ ngợ -> Không ngủ được.
- Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài.
- Xung đột nội tâm : “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” -> tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê -> không dứt bỏ tình cảm với làng quê -> càng đau xót, tủi hổ.
- Bế tắc, tuyệt vọng -> ông chỉ còn biết trút nổi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ rất ngây thơ , qua đó, ta thấy :
 	+ Tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông (muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”).
 	+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tình cảm ấy thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng
 (2) Nghệ thuật :
- Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí. Tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm và tư tưởng của nhân vật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính từng nhân vật.
Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : GV giới thiệu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm (chú thích (¶)).
Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm.
* H/ dẫn đọc ( đọc chậm, cảm xúc, sâu lắng ) -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu những từ ngữ khó mà các em chưa hiểu nghĩa -> GV giải thích.
-H: Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ?
-H: Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ?
* GV chốt : 
- Truyện có cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn – Sa Pa. Tạo ra tình huống ấy, tác giả giới thiệu nhân vật chính một cách thuận lợi và nhất là để nhân vật ấy hiện ra qua qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. Điểm đáng chú ý trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn này là mặc dù không sử dụng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng truyện đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ. Vì vậy, dù không phải là nhân vật chính nhưng nhân vật ông hoạ sĩ có vị trí quan trọng trong truyện. Cùng với nhân vật anh thanh niên, các nhân vật khác đều góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
- Truyện là “một bức chân dung”, vì anh thanh niên hiện lên ở một số nét đẹp chứ chưa được xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và chưa có cá tính.
-H: Phương thức biểu đạt của vb ?
Hđ 1 : Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Nêu những từ ngữ khó -> Lưu ý nghĩa.
* Cốt truyện đơn giản, kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và bác lái xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn – Sa Pa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của người hoạ sĩ.
* Bức chân dung về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Bức chân dung ấy hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật khác.
* Tự sự + trữ tình và bình luận
I. Đọc vb, tìm hiểu chú thích.
Hđ 2 : Củng cố – dặn dò :
Nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và tình huống truyện.
Tóm tắt đoạn trích. Tìm hiểu các nội dung của đoạn trích :
 + Nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong văn bản.
 + Chủ đề của truyện.
 + Những nét đặc sắc về nghệ thuật.
Soạn bài Đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự.
Ngày soạn :
Tuần / tiết :14 \ 67
Văn học ;	Bài 14 :
 Vb : 	 LẶNG LẼ SA PA (T2)
 ( Trích )
- Nguyễn Thành Long -
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh nhiên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
- Có ý thức học tập tốt để trở thành những công dân có ích cho đất nước mai sau.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’)
a. Câu hỏi: 
(1) Tình huống cơ bản của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì ?
(2) Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ?
b. Đáp án :
 (1) Tình huống cơ bản của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” : cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và bác lái xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn – Sa Pa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của người hoạ sĩ.
 (2) Bức chân dung về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Bức chân dung ấy hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật : bác lái xe, ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ, 
Giảng bài mới :
 a) Giới thiệu bài : 
 + Nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong văn bản ?
 + Chủ đề của truyện ?
 + Những nét đặc sắc về nghệ thuật ?
 b) Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS phân tích nhân vật anh thanh niên trong vb.
-H: Trước khi để ông hoạ sĩ già và cô gái gặp mặt người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, anh ta được giới thiệu là người ntn ? Ý nghĩa nghệ thuật của việc giới thiệu đó là gì ?
-H: Qua lời kể của bác lái xe, qua cuộc đối thoại và câu chuyện của người thanh niên tự kể, em hiểu được điều gì về người thanh niên này ?
+ Gợi ý: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh có gì đặc biệt ? Theo em, cái gian khổ nhất trong công việc của anh thanh niên là gì ? 
-H: Nhưng vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn sống vui, sống khoẻ trong hoàn cảnh ấy ?
+ Gợi ý : Làm việc một mình, không có ai kiểm tra, nhưng anh có hoàn thành tốt nhiệm vụ không ? Ý thức của anh đối với công việc ntn ?
+ Theo anh, công việc có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người ? Chi tiết nào trong vb nói lên điều đó ?
+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, vì ngoài niềm vui trong công việc, anh còn tìm thấy nhiều niềm vui khác. Đó là niềm vui gì ?
+ Qua cuộc gặp gỡ của anh với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ, em còn thấy anh có những nét đẹp phẩm chất nào nữa ? 
-H: Tóm lại, qua cuộc gặp gỡ ấy, em có ấn tượng ntn về người thanh niên này ?
* GV bình ý : Anh thanh niên là người có ý thức sống đẹp.
Hđ 1 : Phân tích nhân vật anh thanh niên trong vb.
* Là người “cô độc nhất thế gian”, 27 tuổi, làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu, từng sống bốn năm, một mình trên đỉnh núi Yên Sơn, bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo, đã từng hạ cây chắn đường ô vì “thèm người quá” -> Giới thiệu như vậy làm cho các nhân vật trong truyện và cả bạn đọc đều có ấn tượng mạnh mẽ về nhân vật chính, làm cho mọi người tò mò, thích thú khi được tiếp xúc với nhân vật.
* Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt, đầy gian khổ và khó khăn : một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, . Phục vụ chiến đấu” -> Cái gian khổ nhất là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.
* Phát hiện -> Suy luận .
- Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ ; có ý thức trách nhiệm trong công việc ; có lòng yêu nghề.
- “khi ta làm việc  buồn đến chết mất”-> Công việc giúp người ta quên đi những khó khăn, làm cho cuộc sống có ý nghĩ hơn, 
- Niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người để trò chuyện ; niềm vui trong những việc bình dị : trồng hoa, nuôi gà, 
- Cởi mở, khiêm tốn, ..
* Là người sống đẹp.
II. Phân tích :
1. Nhân vật anh thanh niên trong.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, . Phục vụ chiến đấu” -> thật đặc biệt, đầy gian khổ .
b. Tính cách và phẩm chất của anh thanh niên :
- Có ý thức cao trong công việc, yêu nghề ; thấy được công việc của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người : “khi ta làm việc  buồn đến chết mất”.
- Ham thích đọc sách.
- Biết tổ chức và sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- Tính tình cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm mọi người ; khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Rất khiêm tốn.
=> Anh thanh niên là người đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu các nhân vật khác trong vb.
-H: Nhân vật ông hoạ sĩ già đóng vai trò gì trong truyện ?
-H: Thái độ, tình cảm của ông khi tiếp xúc, trò chuyện với anh thanh niên ?
-H: Qua truyện, em có nhận xét gì về người hoạ sĩ này (thái độ đối với nghề nghiệp, đối với nghệ thuật,  ) ?
-H: Trong vb, cô kĩ sư trẻ được giới thiệu là người ntn ?
Hđ 2 : Tìm hiểu các nhân vật khác trong vb.
* Vừa là nhân vật trong truyện, vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả, vừa là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả.
* Xúc động và bối rối vì ông đã bắt gặp điều mà ông vẫn ao ước được biết -> Quí trọng anh thanh niên.
* Khái quát -> Nêu.
* Phát hiện -> Suy luận -> Trả lời.
2. Các nhân vật khác :
 a. Oâng hoạ sĩ già :
- Là người từng trải cuộc sống, yêu nghề.
- Say mê sáng tạo nghệ thuật, luôn khát khao đi tìm đối tượng của nghệ thuật.
- Luôn trăn trở về nghệ thuật : “làm thế nào để đạt chính tấm lòng của người hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó”.
b. Cô kĩ sư trẻ :
- Là kĩ sư trẻ vừa ra trường, đi nhận việc ở Lai Châu trrong một tâm trạng háo hức và yêu đời.
-H: Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên đã để lại cho cô những ấn tượng, tình cảm gì ? 
* GV thuyết giảng thêm về các nhân vật phụ khác : Họ không xuất hiện trực tiếp mà chỉ qua lời kể của anh thanh niên. Họ góp phần thể hiện chủ đề của truyện, tập trung làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên.
* Phân tích -> nêu.
- Nguyện “đi bất kì đâu  tiếp đón thế nào” để góp phần xây dựng đất nước.
- Qua cuộc trò chuyện với anh thanh niên, cô đã :
+ Bàng hoàng trước cuộc sống dũng cảm, tuyệt đẹp của người thanh niên.
+ Tin vào con đường mình lựa chọn là đúng đắn.
+ Hàm ơn người thanh niên đã cho cô nghị lực để tự tin bước vào cuộc sống
Hđ 3 : Hd HS tổng kết
* Cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa như một bài thơ giàu chất trữ tình. Vậy chất trữ tình đó được tạo bởi những yếu tố nào ?
* GV : Chất trữ tình được tạo bởi những yếu tố :
- Từ những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng ở Sa Pa qua cái nhìn tinh tế của người hoạ sĩ già : cảnh nắng lên, những cây thông ngón tay bạc, cảnh mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như bó đuốc lớn
- Vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
- Từ nội dung của truyện : Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp rất đáng mến của người thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa, và từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh niên.
=> Tất cả tạo nên chất thơ bàng bạc của thiên truyện, ngọt ngào, sâu lắng đầy dự vị.
=> Có thể nói tp có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tạo ra được một không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc.
-H: Ngoài chất trữ tình, truyện còn hấp dẫn người đọc bời những thành công nghệ thuật nào ?
* Ngoài chất trữ tình, truyện còn hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuật xây dựng cốt truyện đơn gian, tào tình huống tự nhiên, việc lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật hớp lí,
-H: Nhan đề vb ? Chủ đề của truyện ?
* GV : Truyện ngợi ca những người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Đồng thời qua chuyện, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề có ý nghĩa và niềm vui lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.
-H: Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên gọi cụ thể. Dụng ý nghệ thuật của tác giả qua việc gọi tên này là gì ?
* GV khái quát nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của đoạn trích.
-H: Sau khi tìm hiểu vb, em có suy nghĩ và tình cảm gì đối với nhân vật anh thanh niên ? Em học tập ở nhân vật này điều gì ?
Hđ 3 : Tổng kết
* Thảo luận nhóm -> Trả lời. 
* Phát hiện -> Phân tích.
* Khái quát CĐ
* Suy luận.
* Ghi chép.
* Phát biểu suy nghĩ cá nhân.
III. Tổng kết :
- Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
Hđ 4 : Dặn dò :
Nắm nội dung bài giảng và học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Soạn bài “Chiếc lược ngà” .
Soạn bài “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”, cụ thể :
 + Trả lời các câu hỏi trong mục I.
 + Tìm hiểu khái niệm đối thoại và độc thoại trong phần Ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • doc14 - LANG LE SA PA.doc