Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 15: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 15: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Bài 15 : LUYỆN NÓI :

 TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- On tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học về văn bản tự sự.

- Rèn luyện kĩ năng bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại, độc thoại.

- Thái độ tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.

* HS : Soạn bài và tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3. Giảng bài mới :

a) Giới thiệu bài : GV nêu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể đối với mỗi người.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 15: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần / tiết : 13 / 65
Tập làm văn 
Bài 15 :	 LUYỆN NÓI :
 TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Oân tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học về văn bản tự sự.
Rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại, độc thoại.
Thái độ tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.
* HS : Soạn bài và tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Giảng bài mới : 
Giới thiệu bài : GV nêu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể đối với mỗi người.
Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Tổ chức cho HS trao đổi nhóm để hoàn thiện dàn ý đã chuẩn bị.
* Gọi HS đọc phần I .
* GV phân nhiệm vụ -> theo dõi, góp ý hoạt động từng nhóm :
 - Nhóm 1,2 lập đề cương cho đề 1 (I.1)
 - Nhóm 3,4 lập đề cương cho đề 2 (I.2)
 - Nhóm 5,6 lập đề cương cho đề 3 (I.3)
Hđ 1 : Thảo luận nhóm để thống nhất đề cương cho các bài tập được phân công.
* Đọc phần I.
* Thảo luận để thống nhất đề cương cho bài tập được phân công.
I. Đề :
 1. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
 2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt.
 3. Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi !”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
Hđ 2 : Hd HS luyện nói trên lớp.
* GV nêu yêu cầu của việc luyện nói :
- Diễn đạt bằng lời nói, có thể kèm thêm điệu bộ, cử chỉ; không được đọc bài văn viết sẵn.
- Nói rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe, 
* GV gọi mỗi nhóm 1 – 2 học sinh nói trước lớp -> HS khác nhận xét (ưu, nhược điểm trong việc trình bày miệng của bạn ), hoặc bổ sung.
-> GV nhận xét, góp ý chung.
Hđ 2 : Luyện nói.
* Nắm những yêu cầu của việc luyện nói.
* Luyện nói trên lớp.
* Lưu ý những ưu nhược điểm trong cách trình bày, những điều cần rút kinh nghiệm.
II. Luyện nói trên lớp
Hđ 3 : Tổng kết tiết luyện nói , dặn dò :
 - GV tổng kết tiết luyện nói và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể của học sinh.
 - Dặn dò : tiếp tục tập luyện nói để nói năng lưu loát, trôi chảy.
 - Soạn bài “Lặng lẽ Sa Pa” và tìm hiểu các đề bài trong “Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc13 - LUYEN NOI.doc