Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 10 đến tiết 17: Trường THCS Lộc Thành B

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 10 đến tiết 17: Trường THCS Lộc Thành B

Tiết : 10 Ngày dạy : 10/9/2012

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ I

A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.

B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1, Kiến thức: Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh .

 2, Kĩ năng: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.

 3,Thái độ: Có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

C PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1, Ổn định lớp:

 2, Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 3,Bài mới: Bài này giúp chúng ta luyện tập kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh một cách phù hợp và hiệu quả.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 10 đến tiết 17: Trường THCS Lộc Thành B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3	 Ngày soạn: 09/9/2012
Tiết : 10	 Ngày dạy : 10/9/2012
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ I
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh .
 2, Kĩ năng: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
 3,Thái độ: Có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
C PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3,Bài mới: Bài này giúp chúng ta luyện tập kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh một cách phù hợp và hiệu quả. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì?
(?) Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?. Cụm từ “con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì ?
(?) Có thể hiểu đề bài muốn trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam được không?
* Em hãy tìm ý và lập dàn ý:
(?) Ý chính của phần MB em sẽ nêu ý gì? Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì?
- VD: “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
(?) Phần thân bài em sẽ nêu những ý gì? 
(?) Hãy liệt kê nhừng ý đó ra giấy nháp sau đó xây dựng thành dàn ý chi tiết.?
-GV cho HS nêu các ý sau đó gọi các em khác bổ sung, GV nhấn mạnh các ý cơ bản giúp các em biết cách xây dựng dàn y.
(?) Dự định các yếu tố miêu tả cho từng ý chính ra sao?
(?) Phần KB em sẽ viết như thế nào? Cần sử dụng các yếu tố miêu tả ra sao?
 Luyện tập :
- GV hướng dẫn các em lần lượt viết` các phần MB, TB, KB Theo dàn ý.
- Sau khi các em viết từng phần GV cho trình bày trước lớp sau đó bổ sung , sữa chữa.
I, Tìm hiểu chung:
1)Lý thuyết: 
-Miêu tả có thể làm cho sự vật, hiện tượng, con người hiện lên cụ thể sinh động.
- Có thể sử dụng các câu miêu tả,đoạn văn miêu tả trong bài văn thuyết minh để giới thiệu đặc điểm từng bộ phận hoặc những điểm riêng độc đáo của đối tượng cần thuyết minh.
2 Luyện tập :
 * Tìm hiểu đề : 
- Đề yêu cầu trình bày vị trí , vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam. Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng , ruộng vườn; trong cuộc sống làng quê,..
* Tìm ý và lập dàn ý:
- MB : Con trâu là đầu cơ nghiệp là câu nói về vai trò của con trâu trên đồng ruộng của người nông dân Việt Nam.
- TB : 
+ Con trâu trong nghề làm ruộng : là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa..
+ Con trâu trong lễ hội , đình đám : Ở miền Bắc có lễ chọi trâu, đua trâu ; Tây nguyên có lễ đâm trâu.
+ Trâu là nguồn cung cấp thịt ,da,sừng trâu dùng để làm đồ mĩ nghệ.
+ Con trâu gắn liền với tuổi trẻ mỗi người nơi thôn quê.
- KB : Con trâu là tài sản lớn của người dân Việt Nam được người dân rất coi trọng.
II. Luyện tập :
- Dựa theo dàn ý đã hướng dẫn lần lượt viết các phần MB, TB, KB hoàn chỉnh.
III. Hướng dẫn tự học 
-Viết hoàn chỉnh bài văn
-Đọc bài đọc thêm “ Dừa Sáp”
Hướng dẫn Làm bài viết số I
Viết được bài văn TM theo yêu cầu kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong thuyết minh .
Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ý trình bày đoạn văn , bài văn.
Cần nắm - Yêu cầu nội dung của đề ?
 - Phương pháp thuyết minh nào em sẽ chọn để làm bài?
 - Xác định các đặc điểm thuyết minh ?
 - Định lượng thời gian cho từng phần,dung lượng cho từng phần kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong thuyết minh ?
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 3	 Ngày soạn: 09/9/2012
Tiết : 11,12	 Ngày dạy : 11/9/2012 
BÀI 3 : 	TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN , QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ 
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
 - Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
 - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam. 
 2, Kĩ năng: 
 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng .
 - Học tập phương pháp tìm hiểu phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. 
 - Tìm hiểu và biệt được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
 3,Thái độ: Giáo dục ý thức biết bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
C PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, gợi mở, thuyết trình, đàm thoại, đối thoại, phân tích, tổng hợp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3,Bài mới: - Hôm nay các em sẽ được học phần trích văn bản Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em , trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em. Sau phần nhiệm vụ văn bản này còn có phần cam kết. Ngoài ra cùng với văn bản này Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em còn công bố một kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Điều này chứng tỏ việc quan tâm toàn diện , sâu sắc , nhiều mặt của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
- GV gọi HS đọc phần chú thích (*) yêu cầu 1 HS tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm ?
- GV gợi lại một vài điểm chính của bối cảnh thế giới mấy chục năm cuối thế kỉ XX liên quan tới vấn đề bảo vệ , chăm sóc trẻ em.
Hãy dựa vào nội dung của văn bản cho biết văn bản có mấy phần ? ( VB có ba phần )
+ Sự thách thức . Cơ hội. Nhiệm vụ.
(?) Ở phần “Sự thách thức “, bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?
 (?) Nhận thức tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?
- Nêu lên khá đầy đủ, cụ thể tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ, cuộc sống khổ cực về nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay.
(?) Qua phần “Cơ hội” em thấy việc bảo vệ , chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
(?) Ở phần “Nhiệm vụ” Bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế phải nổ lực phối hợp hành động . Hãy phân tích tính chất toàn diện của phần này ?
 (?) Những nhiệm vụ đó được nêu lên có tính chất ntn? Em có cảm nhận gì về ý và lời văn trong phần này?
- Ý và lời văn ở đây thật dứt khoát, mạch lạc và rõ ràng.
(?) Qua bản tuyên bố này, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ , chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
HS rút ra phần kết luận ( Ghi nhớ SGK/ 35 )
-Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương.
(GV khuyến khích HS phát biểu suy nghĩ về sự quan tâm , chăm sóc của chính quyền địa phương , của các tổ chức xã hội nơi mình ở đối với trẻ em hiện nay).
- Sưu tầm tranh ảnh,bài viết về cuộc sống của trẻ em, những quan tâm của các cá nhân, các đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội,các tổ chức quốc tế đối với trẻ em
I, Giới thiệu chung:
 -Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn.
- Văn bản được trích trong tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30/9/1990 tại trụ sở liên hợp quốc ở Niu Oóc
- Văn bản được trình bày theo các mục, các phần
II,Đọc- hiểu văn bản:
1, Đọc,tìm hiểu từ khó:
2, Tìm hiểu văn bản:
 a, Bố cục: Ba phần.	
 b, Phân tích: 
 * Sự thách thức :
- Nêu lên những thực tế , những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt , về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay
* Cơ hội :
- Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản về cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc , bảo vệ trẻ em.
* Nhiệm vụ :
- Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả công đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ emà Những nhiệm vụ có tính cấp bách này được nêu lên một cách hợp lí bởi dựa trên cơ sở , tình trạng , điều kiện thực tế.
3 Tổng kết:
Ý nghĩa: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
III, Hướng dẫn tự học: 
- Về GD, Ytế, An sinh xã hội 
-Học sinh tự nêu 
- Học thuộc phân Ghi nhớ , phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
- Đọc và tìm hiểu hai bài hội thoại tiếp theo.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 3	 Ngày soạn: 09/9/2012
Tiết : 13	 Ngày dạy : 13/9/2012 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo)
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 - Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 - Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 2, Kĩ năng: 
 - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. 
 - Hiểu đúng nguyên của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
 3,Thái độ: Giáo dục ý thức giao tiếp tốt 
C PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thuyết trình, quy nạp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: -Em hãy trình bày nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm só ... ớng dẫn tự học: 
- Học sinh tự tìm và rút ra nhận xét
- Đọc tìm hiểu bài Xưng hô trong hội thoại.
E, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần: 3	 Ngày soạn: 13/9/2012
Tiết : 16,17 Ngày dạy : 14 & 17/9/2012
	CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
 Nguyễn Dữ(Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch)
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Bước đầu làm quen với truyện truyền kì 
 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1, Kiến thức: 
 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
 - Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ .
 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện . 
 - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương 
 2, Kĩ năng: 
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian
 3,Thái độ: Không ghen tuông một cách mù quáng, biết trân trọng những vẻ đẹp truyền thống. 
C PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, gợi mở, thuyết trình, đàm thoại, đối thoại, phân tích, giảng bình, tổng hợp
D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1, Ổn định lớp: 
 2, Kiểm tra bài cũ: Qua bản tuyên bố,em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em,về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
 3,Bài mới: GV giới thiệu bài (1p) Bài học hôm nay các em sẽ được học về loại truyện truyền kì. Đây là loại văn xuôi tự sự , có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc , thịnh hành từ đời Đường . Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người của đất nước mình, nổi tiếng nhất có; Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
* Gọi HS đứng dậy đọc chú thích * sgk/48,49
(?) Em hãy nêu một vài nét về tác giả,tác phẩm? ( HS dựa vào sgk/48,49 trả lời)
* GV nhấn mạnh: Truyện thuộc loại truyện truyền kì viết bằng chữ Hán.Nguồn gốc từ truyện cổ dân gian Vợ chàng Trương.Nhân vật chính là người phụ nữ bình thường có phẩm chất tốt đẹp,khao khát hạnh phúc song bất hạnh.
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại,thể hiện được tâm trạng từng nhân vật trong từng hoàn cảnh – Gọi HS đọc nối tiếp cho đến hết văn bản
(?) Kể tóm tắt truyện?
(?) Truyện có thể chia làm mấy phần chính?Ở mỗi phần có thể chia nhỏ hơn được nữa không?(2 phần: - Từ đầu .. việc trót đã qua rồi: Vũ Nương và câu chuyện oan khuất của nàng; 
- Còn lại: Chuyện li kì củaVuÕ Nương sau khi nàng chết.
Phần 1 có thể chia 2 đoạn nhỏ:
+ Vũ Nương trong những ngày vắng chồng
+ Vũ Nương và nỗi oan của nàng khi chồng trở về)
(?) Tác giả giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ ntn? ( Đẹp người, đẹp nết)
(?) Đức tính gì là nét nổi bật của nàng?(Thuỷ chung,hiếu thảo)
* Thảo luận 5p: Hãy tìm những chi tiết nói lên đức tính đó của nàng? (Chú ý tác giả đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để nói rõ lên phẩm chất của nàng
+ Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng đã xử sự ntn trước tính hay ghen của Trương Sinh?
+ Khi chồng đi lính? (chú ý lời dặn dò đầy tình nghĩa)
+ Khi xa chồng ? (Thuỷ chung với chồng,nhớ chồng – qua hình ảnh: bướm lượn đầy vườn,mây che kín núi  Chăm sóc mẹ khi ốm đau,lo thuốc thang,cầu trời,khấn phật,lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.Khi bà chết nàng hết lời thương xót,lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình)
(?) Nhận xét chung về tính cách Vũ Nương?
TIẾT 2
* GV khái quát tiết 1 – chuyển ý 
 (?) Nỗi oan của Vũ Nương là gì? (Bị nghi ngờ thất tiết)
(?) Tác giả đã dẫn dắt câu chuyện ntn để nỗi oan không thể thanh minh được?(Giới thiệu chồng nàng là một người đa nghi,sau đó câu chuyện lại được nói ra từ miệng trẻ con.Trẻ con bao giờ cũng ngây thơ,chỉ biết nói thật:Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ (Tục ngữ )..
(?) Vũ Nương đã lấy cái chết để bày tỏ nỗi oan của mình. Với tính cách của nàng,điều đó có hợp lý hay không?(một đời nàng chỉ mong cuộc sống bình yên,giữ gìn phẩm giá, chung thuỷ với chồng.Thế mà nàng bị buộc tội mà không thể thanh minh.Nàng oan ức tuyệt vọng.Tự tử là hành động phù hợp với tính cách của nàng,mà cũng vì nàng chẳng biết chọn cách nào khác)
* Thảo luận 3p: Theo em,nguyên nhân nào đã gây nên cái chết cho người đàn bà đức hạnh đó?(Có nhiều nguyên nhân : Lời nói của đứa trẻ có nhiều dữ kiện đáng ngờ,Trương Sinh có tính đa nghi nên có cách xử sự hồ đồ và độc đoán,Vũ Nương bế tắc,bất lực nhưng nguyên nhân chính là do chế độ phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình)
(?) Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?(người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực,chở che mà lại còn đối xử một cách bất công,vô lí.Chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ và sự hồ đồ,vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.Truyện mang giá trị tố cáo sâu sắc)
* Thảo luận 3p: Gía như truyện chấm dứt ở đoạn Vũ Nương chết và Trương Sinh nhận ra sai lầm cũng đã trọn vẹn.Theo em,tại sao tác giả lại viết thêm đoạn Vũ Nương xuống thuỷ cung gặp Phan Lang?(cóhậu, đúng nguyện vọng minh oan cho nàng,truyện ly kì,hấp dẫn hơn.Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc)
(?) Sau khi giải oan,Vũ Nương nói vọng câu gì với chồng? (Thiếp cảm ơn đức Linh Phi . Không thể trở về nhân gian được nữa )
(?) Vũ Nương nói sau khi được giải oan sẽ về lại trần thế nhưng vì sao cuối cùng nàng vẫn không về? Theo em truyện kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?(Tăng ý nghĩa triết lí của câu chuyện: Dù có phẩm hạnh,dù khát khao hạnh phúc trần thế,dù đáng được hưởng hạnh phúc,người phụ nữ trong chế độ phong kiến bấy giờ không thể nào có được hạnh phúc.Cái chết vẫn là kết thúc bi thảm không thể cứu vãn được.Trần giới không đảm bảo,không đem lại hạnh phúc cho người đàn bà)
(?) Nhận xét về cách kết thúc truyện?
(?) Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện? (Trên cơ sở cốt truyện có sẵn,tác giả sắp xếp lại một số tình tiết,thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa,có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của câu chuyện cho hợp lý,tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn). Những lời trần thuật và những lời đối thoại trong câu chuyện?(VD:Lời nói của bà mẹ Trương Sinh là một người nhân hậu và từng trải;lời của Vũ Nương chân thành,dịu dàng,ngay cả trong lúc đáng tức giận nhất )
(?) Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện.Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc,tác giả nhằm thể hiện điều gì?(Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa,Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi;Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan .Cách đưa những yếu tố kì ảo xen kẽ với yếu tố thực vào làm tăng độ tin cậy,khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng)
Hướng dẫn HS tổng kết
(?) Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương tác giả muốn thể hiện điều gì?
Hướng dẫn luyện tập
(?)Hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em? ( Gọi HS đứng dậy trình bày)
I, Giới thiệu chung:
1. Truyện Trung Đại
2. Tác giả (sgk/48)
3. Tác phẩm (sgk/49)
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc tìm hiểu từ khó 
2. Tìm hiểu văn bản
 a. Thể loại:Truyện truyền kì
 b. Bố cục: 2 phần
3. Phân tích
a. Nhân vật Vũ Nương
* Phẩm hạnh
- Giữ gìn khuôn phép,không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà
CKhéo léo,biết giữ gìn hạnh phúc 
- Tiễn dặn chồng chân tình
CĐằm thắm, nồng nàn
- Thuỷ chung, yêu chồng tha thiết
- Chu đáo,hiếu thảo với mẹ
CVợ hiền,dâu thảo,trọn nghĩa vẹn tình
- Bị nghi oan thì ra sức giải bàyCtự tử để chứng minh lòng trong trắng.
=> Người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp ( Công, dung, ngôn, hạnh vẹn toàn )
* Số phận của nàng
-Nghe nói “ghen” nghi ngờ nàng thất tiết C đánh, đuổi không cho minh oan
- Vũ nương Ctự tử	
- Cha đản C Cái bóng
Nguyên nhân:
- Trực tiếp:Bị chồng nghi oan,ruồng rẫy
- Gián tiếp: Bởi cuộc chiến tranh phong kiến. Chế độ phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình
Þ Người phụ nữ đức hạnh nhưng lại bị đối xử một cách bất công vô lí.Qua nhân vật Vũ Nương tác giả muốn thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến
b. Vài nét về nghệ thuật
- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện: Thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, tăng cường tính bi kịch.
-Xây dựng nhân vật nhất quán, thắt mở nút khéo léo 
- Đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm khắc họa rõ tâm lý và tính cách nhân vật.
- Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh.
- Kết thúc truyện có hậu. 
4. Tổng kết
 - Ý nghĩa:với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
II. Luyện tập 
III, Hướng dẫn tự học: 
- Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục 
- Nhớ được một số từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản
- Đọc thêm Lại bài viếng Vũ Thị
- Học bài và làm bài tập bài Các phương châm hội thoại (tiết 13)
- Soạn câu hỏi bài Xưng hô trong hội thoại
E, RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(4).doc