Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 151

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 151

 Tiết 91: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Chu Quang Tiềm).

I- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:+ Hiểu và nắm rõ một số nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu bố cục của tác phẩm. Hiểu được sự cần thiết , ý nghĩa, tầm qtrọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

2- Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận. Biết cách đọc- hiểu một vbản dịch. Rèn luyện thêm cách viết một bvăn n/luận.

3- Thái độ: Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc chọn sách và đọc sách.

4- Tích hợp: với các môn học khác, trong đ/sống.

* Trọng tâm: ý nghĩa, tầm qtrọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

II- Chuẩn bị:

- Thầy: Một vài chương trình "Mỗi ngày một cuốn sách" trong TG gần đây. Truyện ngắn "Sách" và "Tôi đã học tập như thế nào" của M.gooc ki.

- Học sinh đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 141 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 151", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/12/2012. Ngày dạy: 07/01/2013. Lớp 9A, B, C 
 Tiết 91: bàn về đọc sách 
 ( Chu Quang Tiềm).
I- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 
1. Kiến thức:+ Hiểu và nắm rõ một số nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu bố cục của tác phẩm. Hiểu được sự cần thiết , ý nghĩa, tầm qtrọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
2- Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận. Biết cách đọc- hiểu một vbản dịch. Rèn luyện thêm cách viết một bvăn n/luận.
3- Thái độ: Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc chọn sách và đọc sách.
4- Tích hợp: với các môn học khác, trong đ/sống.
* Trọng tâm: ý nghĩa, tầm qtrọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
II- Chuẩn bị:
- Thầy: Một vài chương trình "Mỗi ngày một cuốn sách" trong TG gần đây. Truyện ngắn "Sách" và "Tôi đã học tập như thế nào" của M.gooc ki.
- Học sinh đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
III- Phương pháp : Đọc, nêu v/đề, đàm thoại, t/luận, bình...
IV- Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp :(1’)
2- Kiểm tra bài cũ: (2’)
Giáo viên có thể thay việc kiểm tra bài cũ bằng giới thiệu chương trình toàn học kỳ II.
3- Bài mới: (38’)
- GV: Trong chương trình chào buổi sáng em thấy có mục nào đáng chú ý?
- Học sinh: Mỗi ngày một cuốn sách.
- Giáo viên: Theo em mục ấy đặt ra nhằm mục đích gì?
(giáo viên từ câu trả lời dẫn vào bài)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Mục tiêu - Đọc, hiểu chú thích: (15')
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc nhưng vẫn với giọng tâm nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
- Giáo viên đọc mẫu.
- 3 - 4 học sinh đọc bài - Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Giáo viên hỏi: xác định kiểu loại văn bản?
Dựa vào những yếu tố nào đẻ xác định được đúng tên kiểu loại văn bản
- Học sinh: phát biểu ý kiến.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú thích.
H: Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả.
- Học sinh: Giới thiệu.
- Giáo viên: Nhấn mạnh những ý chính.
- Giáo viên giải thích những chú thích trong SGK bằng cách hỏi học sinh.
- Giáo viên hỏi: Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy
HS: Tìm trả lời.
* Hoạt động 2: Mục tiêu Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản.(23’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một phần văn bản.
- Giáo viên hỏi: Tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết cảu việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào? sách có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh đọc kỹ phần I của văn bản và phát biểu.
- Giáo viên hỏi: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào?
- Học sinh tìm hiểu luận điểm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lại ý nghĩa của từ "học vấn"?
- Giáo viên hỏi: Nếu "Học vấn" là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
- Học sinh: Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
Giáo viên bình: Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người, trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng, muốn có học vấn không thể không đọc sách.
- Giáo viên hỏi: Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: "Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá học thuật  là điểm xuất phát"?
- Học sinh trả lời.
(Vì sách lữu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại, muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này)
- Giáo viên hỏi: Theo tác giả đọc sách là "Hưởng thụ" "là chuẩn bị trên con đường học vấn" em hiểu ý kiến này như thế nào?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên hỏi liên hệ: Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách ngữ văn để chuẩn bị cho "học vấn của mình"?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên hỏi: Những lý lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì của sách và lợi ích gì của sách?
- Học sinh: Khái quát - trả lời.
- Giáo viên đọc cho học sinh tham khảo một vài đoạn trong bài "Văn hoá đọc và văn hoá nghe nhìn"
- Học sinh nghe xong phát biểu cảm nhận.
I- Đọc, hiểu chú thích:
1/ Đọc, kiểu loại văn bản:
- Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
2/ Chú thích
a. Tác giả - tác phẩm :
- Tác giả:
Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Tác phẩm: 
- Bàn về đọc sách trích trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách"
b. Giải thích từ khó:
- Học vấn >< với học thuật.
c. Bố cục:
- Phần I: "Học vấn  phát hiện thế giới mới": Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- Phần II: " Lịch sử  tự tiêu hao lực lượng": Những khó khăn.
- Phần II: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
II- Đọc, hiểu văn bản:
1/ Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách:
- ý nghĩa của sách: 
+ Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại.
+ Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm
- Sự cần thiết và ý nghĩa của đọc sách:
+ Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
+ Đọc sách là con người tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang 
* Sách là vốn quý của nhân loại, đọc sách là cách để tạo học vấn. Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.
4 Củng cố, dặn dò (4')
- Học sinh tìm các luận điểm, luận cứ trong đoạn 1.
- Về nhà tiếp tục chuẩn bị bài.
* Bổ sung- rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 01/01/2013. Ngày dạy: 08/01/2013. Lớp 9A, B, C 
 Tiết 92: Bàn về đọc sách. 
 (Chu Quang Tiềm) .
I- Mục tiêu bài học:
1- Giúp học sinh: học và hiểu từ văn bản "Bàn về đọc sách"
+ Phương pháp đúng đắn của việc đọc sách (tinh và kỹ hơn, nhiều mà hời hợt, kết hợp đọc diện rộng với việc đọc sâu cho chuyên môn) từ đó liên hệ tới việc đọc sách của bản thân.
2- Kỹ năng: .- Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận. Biết cách đọc- hiểu một vbản dịch. Rèn luyện thêm cách viết một bvăn n/luận.
3- Thái độ: Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc chọn sách và đọc sách.
4- Tích hợp: với các môn học khác, trong đ/sống.
* Trọng tâm: ý nghĩa, tầm qtrọng của việc đọc sách.
II- Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài + nghiên cứu tài liệu
 - Học sinh: Đọc trước bài
III- Phương pháp : Đọc, nêu v/đề, đàm thoại, t/luận, bình...
VI- Tổ chức các hoạt động dạy học:
1- Ôn định lớp : (1’)
2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Nêu sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách?
3-Bài mới:(38’) 
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Mục tiêu - Đọc, hiểu chú thích.
* Hoạt động 2: : Mục tiêu Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản (tiếp 30')
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 2 chú ý hai đoạn văn so sánh.
- Giáo viên: Sách có ý nghĩa rất lớn nhưng tác giả không tuyệt đối hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong sự phát triển, hai trở ngại trong nghiên cứu, trau dồi học vấn, trong đọc sách.
- Giáo viên nêu vấn đề: Có cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay trong tình hình sách nhiều vô kể là gì?
- Học sinh thảo luận nhóm nhỏ trả lời.
- Giáo viên chốt ý chính.
I- Đọc, hiểu chú thích
II- Đọc hiểu văn bản:
1/ Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách:
2/ Cách lựa chọn đọc sách khi đọc:
a. Những trở ngại khi đọc sách:
- Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, nhất là đọc nhiều mà không thể đọc kỹ, chỉ đọc qua hời hợt.
- Giáo viên hỏi: Để minh chứng cho cái hại đó, tác giả so sánh biện thuyết như thế nào?
- Giáo viên: ý kiến của em về những con mọt sách (những người đọc rất nhiều, rất ham mê đọc sách)?
- Học sinh: Những con mọt sách không đáng yêu mà đáng chê khi chỉ chúi mũi vào sách vở, chẳng còn chú ý đến chuyện gì khác, thành xa rời thực tế như sống trên mây.
- Giáo viên hỏi: Cái hại thứ hai trong đọc sách, tác giả đưa ra là gì?
- Học sinh trả lời.
Giáo viên: Tác giả đã so sánh cái hại thứ hai như thế nào?
- Học sinh tìm hiểu phân tích.
- Giáo viên: Sách nhiều nên dễ lạc hướng, thậm chí chọn sai những cuốn sách độc hại: Kích động tình dục, ăn chơi thác loạn, bạo lực, phản động chống phá chính quyền Nhà nước, chia rẽ dân tộc, tôn giáo mê tín dị đoan. Bơi loạn trong bể sách, sách tham khảo các loại, không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức đọc mà còn nhiều khi tự mình hại mình.
- Giáo viên: Em có nhận xét gì về cách tác giả làm rõ những trở ngại khi đọc sách?
- Học sinh: Khái quát trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp văn bản. Hãy nêu ý chính của phần văn bản?
+ So sánh với cách đọc sách của người xưa.
+ So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống.
=> Lối đọc trên không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian, công sức mà còn mang hại.
- Sách nhiều (khiến) dẫn đến dễ lạc hướng, chọn lầm, chọn sai (khó chọn lựa) lãng phí thời gian và sức lực.
+ So sánh với việc đánh trận thất bại vì tự tiêu hao lực lượng của mình.
* Cách so sánh mới mẻ lý thú và những lời bàn
- Học sinh: Nêu ý chính.
- Giáo viên: Tác giả đã khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào?
- Học sinh: Lựa chọn - trả lời.
- Giáo viên: Tác giả đã dẫn ví dụ như thế nào về cách chọn sách?
- Giáo viên hỏi: Theo tác giả, cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào?
- Học sinh: Tìm và trả lời.
- Giáo viên: Việc biết lựa chọn sách để đọc cũng là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cần đọc kỹ, đọc đi, đọc lại, đọc nhiều lần đến thuộc lòng. Đọc với sự say mê ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa
hỏi: Cái hại của việc đọc sách hời hợt được tác giả chế diễu ra sao?
 thật sâu và chí lý. Tác giả đã làm rõ những nguy hại (của) thường gặp khi đọc sách.
b. Cách chọn sách (và cách đọc sách) hiệu quả.
* Cách chọn sách:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
- Sách chọn nên hướng vào hai loại:
+ Loại phổ thông.
+ Loại chuyên sâu.
- : Tác hại của lối đọc hời hợt: Như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn tay không mà về, như trọc phú khoe của
- Giáo viên hỏi: Mối quan hệ giữa "Phổ thông" với "Chuyên sâu" trong đọc sách được tác giả lý giải như thế nào?
- Học sinh tìm, trả lời "Không biết rộng thì không  học vấn nào"
- G viên: Từ văn bản, những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc?
- Học sinh: đọc sách cốt truyện sâu, nghĩa là cần chọn tinh, đọc kỹ theo mục đích hơn là tham nhiều, đọc dối. Ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên môn sâu.
- Giáo viên hỏi: "Bàn về đọc sách" có sức thuyết phục cao. Điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
- Học sinh tìm ra các nguyên nhân cơ bản.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết LT (8')
Học ... o luận các câu hỏi.
? Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai? Nội dung bàn giao như thế nào? (nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới)
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài vào vở bài tập.
- - Giáo viên kiểm tra kết quả bài làm của học sinh và nhắc học sinh về nhà làm các bài tập vào vở.
Nội dung
I- Ôn tập lý thuyết:
- Khái niệm biên bản.
- Đặc điểm của biên bản.
II- Luyện tập:
Bài 1: 
(Dữ liệu chưa đầy đủ
Cần thờm phần thủ tục (rừ hơn thời gian, địa điểm).
Sắp xếp nội dung chưa phự hợp
Sắp xếp lại: b,a, d, c, e, g, h và phần kết thỳc)
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian hội nghị.
- Tên biên bản.
- Thành phần tham dự.
- Diễn biến và kết quả hội nghị.
- Thời gian kết thúc, thủ tục ký xác nhận.
Bài 3:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
 Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần
Giữa chi đội 9D (bên giao) và chi đội 8A (bên nhận)
Hôm nay, ngày 10/4/2007 tại văn phòng Đoàn đội đã tiến hành cuộc họp bàn giao nhiệm vụ trực tuần giữa chi đội 9D và chi đội 8A.
I- Thành phần tham dự:
1/ Bên giao:
- Thầy Nguyễn Văn Ban: GVCN 9D
- Bạn Nguyễn Văn Trường: L. trưởng.
- Bạn Nguyễn Thị Thắm: Cờ đỏ.
2/ Bên nhận:
- Cô Bùi Kim Ngân: GVCN lớp 8A
- Bạn  Thành : Lớp trưởng
- Bạn .. Huy: Cờ đỏ
II- Nội dung bàn giao: 
* 4- Củng cố, dặn dò (2')
- Giáo viên củng cố học sinh cách viết biên bản.
- Học sinh về nhà làm nốt bài tập.
 - Đọc và soạn bài: : Hợp đồng
* Bổ sung- rút kinh nghiệm :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 29/03/2013. Ngày dạy: 05/4/2013. Lớp 9A, B, C
 Tiết 150: Hợp đồng.
I- Mục tiêu cần đạt:- Giúp học sinh:
1- Kiến thức: Nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.P/ tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng. 
2- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản hành chính. Viết được một hợp đồng đơn giản.
3- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và ký kết.
* Trọng tâm: đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng. 
II- Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III- Phương pháp : Quy nạp, đọc, đàm thoại, nêu v/đề, thảo luận...
IV- Tổ chức các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: (5')
? Hãy nêu đặc điểm của biên bản?
? Cách làm biên bản.
2- Bài mới:(38’)
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học(20')
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm "Hợp đồng mua bán SGK" ở mục I và trả lời câu hỏi:
? Tại sao cần phải có hợp đồng?
? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
? Những yêu cầu về nội dung và hình thức của một bản hợp đồng?
- Học sinh đọc văn bản thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên hỏi: Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
- Học sinh: Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng lao động, Hợp đồng cho thuê nhà, Hợp đồng xây dựng, Hợp đồng chuyển nhượng 
- Giáo viên hỏi: Từ văn bản trên, em hãy cho biết thế nào là hợp đồng? Những yêu cầu về nội dung và hình thức của một bản hợp đồng?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ (SGK)
- Giáo viên nêu một số vấn đề đề học sinh trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Bản hợp đồng gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao?
? Phần mở đầu gồm những mục nào?
Phần nội dung gồm những mục nào? Phần kết gồm những mục nào?
- Học sinh đọc (biên bản) hợp đồng SGK và nhận xét.
- Giáo viên hỏi: Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chậm, rõ ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập (18')
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK)
? Lựa chọn những tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Trường em đề nghị với các cơ quan cấp trên cho phép sửa chữa , HĐH
b) Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về mua
c) Xã em và công ty Thiên Nông
d) Thầy hiệu trưởng chuyển công tác
e) Hai bên thảo luận với nhau
- Học sinh thảo luận, lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2 ở nhà, chuẩn bị cho tiết luyện tập.
Nội dung
I- Bài học:
1/ Đặc điểm của hợp đồng:
a) Ví dụ.
b) Nhận xét: 
- Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lý, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên ký hợp đồng đã thoả thuận với nhau.
- Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên ký với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
c) Kết luận:
(Ghi nhớ SGK)
2/ Cách làm hợp đồng:
a) Ví dụ.
b) Nhận xét:
- Phần mở đầu gồm quốc hiệu, tên hợp đồng.
+ Cơ sở pháp lý của việc ký hợp đồng.
+ Thời gian địa điểm ký hợp đồng.
+ Đơn vị cá nhân, chức danh, địa chỉ
+ Các điều khoản cụ thể.
+ Cam kết của hai bên ký hợp đồng.
c) Kết luận: Ghi nhớ (SGK)
Hợp đồng là loại văn bản cú tớnh chất phỏp lớ ghi lại nội dung thoả thuận về trỏch nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bờn tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đỳng thoả thuận đó cam kết.
II- Bài tập:
Bài 1:
Đáp án: Các tình huống cần viết hợp đồng: b, c, e.
Bài 2.
* Hoạt động 4: Củng - cố dặn dò:(2’)
- Giáo viên củng lại : Hợp đồng là gỡ? Nờu nội dung cỏc mục trong bản hợp đồng.
- Học sinh về nhà làm bài tập 2, chuẩn bị bài mới: Tiết 151:VH: Bố của Xi-mụng.
* Bổ sung- rút kinh nghiệm :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 01/4/2013. Ngày dạy: 08/4/2013. Lớp 9A, B, C
Tiết 151: Bố của xi- mông.
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
1- Kiến thức: Hiểu một số nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm. Biết cách đọc và tóm tắt tác phẩm truyện nước ngoài. Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật: nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em. 
2- Kỹ năng: Đọc, tóm tắt, phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng. Nhận diện những chi tiết mtả t/trạng n/vật trong một v/bản t/sự.
3- T/độ: giáo dục lòng yêu thương bạn bè, yêu con người.
* Trọng tâm: Đọc, tóm tắt, phân tích 
II- Chuẩn bị: - Giáo viên: Toàn văn truyện "Bố của Xi - Mông", chân dung Mô-pa-xăng.
 - Học sinh: Đọc tác phẩm, tập tóm tắt.
III- Phương pháp : , đọc, đàm thoại, nêu v/đề, bình giảng, thảo luận...
IV- Tổ chức các hoạt động dạy học: 
1- Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu hỏi: Nhân vật Rô bin xơn ngoài đảo hoang hiện ra như thế nào?
? Đằng sau bức chân dung ta thấy điềugì?
2-Bài mới:(38’)
- Giáo viên: Một trong những cây bút truyện ngắn lừng danh thế giới chính là Mô-pa-xăng với tác phẩm "Bố của Xi - Mông" tác phẩm chạm tới một vấn đề xã hội đời thường rất nhạy cảm và sâu sắc, thái độ của mọi người đối với những người phụ nữ lỡ lầm 
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản.
I- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu chú thích (18')
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc toàn đoạn trích, chú ý phân biệt lời kể chuyện tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại.
- Học sinh đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tóm tắt nội dung.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú thích * 
Giáo viên hỏi: Em hãy giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm?
- Học sinh đọc chú thích và giới thiệu.
- Giáo viên nhấn mạnh.
- Giáo viên kể tiếp đoạn cuối của truyện theo SGV (146 - 148)
- Giáo viên chọn một trong 11 chú thích (SGK) để kiểm tra học sinh.
"ác ý" " Thâm tâm"?
Giáo viên hỏi: Em hãy xác định từng phần của truyện?
- Học sinh xác định bố cục.
- Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện và nhân vật trong truyện?
- Học sinh: Truyện được kể ở ngôi thứ 3 theo trình tự thời gian. Câu chuyện đơn giản, chỉ có 3 nhân vật chính và một số nhân vật phụ. Những câu chuyện có tính nhân văn lớn.
II- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản (15') 
- Giáo viên nói thêm: Xi - Mông là một bé trai độ 7 - 8 tuổi, con chị Blăng-sốt. Nó hơi xanh xao, rất xạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại, nó không biết bố mình là ai
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi đoạn 1.
- Giáo viên hỏi: Đoạn văn kể, tả lại truyện gì, cảnh gì? Xi - Mông ra bờ sông để làm gì? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên hỏi: Xi - Mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong tác phẩm?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên: Tác giả đã khắc hoạ thành công diễn biến tâm trạng của một đứa trẻ trong hoàn cảnh thật đáng thương. Tiếng khóc nức nở triền miên là chi tiết được tô đậm và phù hợp với tâm lý lứa tuổi, cá tính của Xi - Mông.
Nội dung
I- Đọc- hiểu chú thích:
1/ Đọc - tóm tắt.
2/ Chú thích:
a) Tác giả - tác phẩm:
- Tác giả là nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Pháp thế kỷ XIX, nổi tiếng toàn thế giới với thể loại truyện ngắn.
- Tác phẩm:
b) Giải thích từ khó.
c) Bố cục:
- Tâm trạng tuyệt vọng của Xi - Mông. Từ đầu đến "khóc hoài"
- Xi - Mông gặp bác Phi Líp. 
Tiếp theo đến " một ông bố"
- Phi Líp đưa Xi - Mông về nhà, bác gặp chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em. 
Tiếp theo đến "bỏ đi rất nhanh"
- Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.
II- Đọc, hiểu văn bản:
1/ Nhân vật Xi - Mông:
a) Tâm trạng ở bờ sông:
- Tâm trạng đau khổ đến tuyệt vọng của Xi - Mông -> Em bỏ ra bờ sông định tự tử nhưng cảnh vật thiên nhiên cuốn hút em -> Khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ nên bỏ ý định tự tử.
+ Khóc nức nở, triền miên không dứt.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2')
- Giáo viên củng cố lại cách đọc, tóm tắt.
- Học sinh về nhà tiếp tục chuẩn bị bài.
* Bổ sung- rút kinh nghiệm :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 9 ki II.doc