Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 21 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 21 - Trường THCS Lê Hồng Phong

TUẦN 21 Ngày soạn: 14/01/2013

TIẾT 98 Ngày dạy: 16/01/2013

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

A. Mục tiêu cần đạt:

 Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

 Đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2. Kĩ năng:

 Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

3. Thái độ:

 Có thói quen tìm hiểu, lí giải về sự việc hiện tượng trong đời sống và có thói quen làm bài đảm bảo bố cục.

C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,

D. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P ,KP . .

2. Bài cũ : - Kiểm tra vở soạn của 5 HS.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn: từ bàn bạc về những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến bàn luận những vấn đề về chính trị, chính sách,.Trong phạm vi TLV lớp 9, chúng ta chỉ đề cập đến việc nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. TCT này sẽ giúp các em tìm hiểu kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

* Tiến trình bài học:

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 21 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21	 Ngày soạn: 14/01/2013
TIẾT 98	 Ngày dạy: 16/01/2013 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mục tiêu cần đạt:
 Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
 Đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
 Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ:
 Có thói quen tìm hiểu, lí giải về sự việc hiện tượng trong đời sống và có thói quen làm bài đảm bảo bố cục.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP...
2. Bài cũ : - Kiểm tra vở soạn của 5 HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn: từ bàn bạc về những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến bàn luận những vấn đề về chính trị, chính sách,...Trong phạm vi TLV lớp 9, chúng ta chỉ đề cập đến việc nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. TCT này sẽ giúp các em tìm hiểu kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung dạy học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Gv yêu cầu HS nêu ví dụ về một số sự việc, hện tượng trong đời sống.
- GV sửa chữa, bổ sung ( nếu cần)
- Gọi HS đọc văn bản “Bệnh lề mề” sgk/20
CHãy xác định bố cục của văn bản ? Em nhận xét gì về bố cục ấy?
C Trong văn bản trên tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Bản chất của hiện tượng đó là gì?
C Chỉ ra những nguyên nhân của bệnh lề mề?
C Phân tích những tác hại của bệnh lề mề?
C Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề?(Vì cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau ..làm việc đúng tác phong của người có văn hóa)
C Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả?
C Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của bài nghị luận này?
- GV khái quát lại nội dung ghi nhớ sgk/21
- Gọi 1 HS đọc toàn bộ ghi nhớ.
- Vậy vấn đề nghị luận trong kiểu bài này không chỉ là hiện tượng đáng chê trách mà cả những hiện tượng đáng khen.
- GV hướng dẫn HS thảo luận BT 1 để củng cố bài học.
Bài 1/21
a. Các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương
- Giúp bạn học tập tốt
- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường
- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ
b. Các sự việc có thể viết một bài nghị luận
- Giúp bạn học tập tốt
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường
- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 2/21
Có thể viết một bài nghị luận vì:
Liên quan đến vấn đề sức khỏe
Bảo vệ môi trường
Gây tốn kém tiền bạc.
- Bài tập 3 :( BT bổ sung)
 Lập dàn ý đại cương cho đề bài : Suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên trên địa bàn em đang ở.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
GV hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe
I. Tìm hiểu chung về bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1.1 Phân tích ví dụ. Văn bản “Bệnh lề mề”
* Bố cục : 3 phần 
- Phần 1: Đoạn đầu :-> Nêu vấn đề nghị luận.
- Phần 2: 3 đoạn tiếp theo-> Nguyên nhân tác hại cuả bệnh lề mề.
- Phần 3: Đoạn cuối ->Kết luận ( lời khuyên)
=> Bố cụcchặt chẽ, mạch lạc
* Nội dung :
-Vấn đề nghị luận ( đối tượng ): bệnh lề mề
-> Là vấn đề dáng chê trách.
- Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác
+ Ích kỷ,vô trách nhiệm với công việc
Tác hại:
+ Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi
+ Làm mất thời gian của người khác
+ Tạo ra một thói quen thiếu văn hóa
- Lí do phải chữa bệnh lề mề: Cuộc sống văn minh, hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau ..làm việc đúng tác phong của người có văn hóa
-> Kết luận, lời khuyên
-> Chủ yêu sử dụng phép lập luận phân tích
=>Các ý được trình bày dưới dạng luận điểm, mỗi luận điểm thể hiện rõ ràng qua các luận cứ. Ngoài ra, tác giả còn thuyết phục người đọc bởi lời văn chính xác, sống động.
1.2. Ghi nhớ : Sgk/21
II. Luyện tập
Bài 1/21
Bài 3: ( BT bổ sung)
 Lập dàn ý đại cương cho đề bài : Suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên trên địa bàn em đang ở.
* Dàn ý : (tham khảo, Gv dùng dể hướng dẫn HS nếu cần)
- Mở bài : Nêu vần đề nghị luận
- Thân bài : 
 +Thực trạng
 + Nguyên nhân
 + Hậu quả
 + Đề xuất giải pháp hạn chế việc hút thuốc lá ở thanh thiếu niên.
- Kết bài :Kết luận
III. Hướng dẫn tự học:
- Nắm được nội dung và hình thức của bài “Nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống” 
- Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 21	 Ngày soạn: 16/01/2013
TIẾT 99,100	 Ngày dạy: 18/01/2013 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN (HS làm ở nhà)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
2. Kĩ năng:
- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
- Quan sát các hiện tượng của đời sống.
- Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Viết một bài văn trình bày vấn đề thực tế ở địa phương với suy nhgi4, kiến nghị của mình dưới dình thức thích hợp : Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
3. Thái độ:
- Có thói quen tìm hiểu, lí giải về sự việc hiện tượng trong đời sống và có thói quen làm bài đảm bảo bố cục.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP...
2. Bài cũ : C Thế nào là nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống xã hội?
 C Yêu cầu về nội dung,hình thức của bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống xã hội?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Qua tiết học trước cơ bản các em đã nắm đươc thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. Vậy cụ thể làm kiểu bài này bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở TCT 100.
*Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
A. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống xã hội
- Gọi HS đọc các đề bài ở sgk/22
- Gọi HS đọc kĩ đề 1 và trả lời câu hỏi
C Đề bài bàn luận về hiện tượng gì?
C Nội dung bài nghị luận gồm có mấy ý,đó là những ý nào?
CTư liệu chủ yếu dùng để viết bài nghị luận là gì?
- HS đọc đề 4
C Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh ntn? Hoàn cảnh ấy có bình thường không?Tại sao?
C Ông có đặc điểm gì nổi bật?Tư chất gì đặc biệt?
CNguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của ông là gì?
C So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 đề vừa tìm hiểu?
CNhư vậy, mỗi đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có đặc điểm gì ?
CMỗi em tự nghĩ một đề tương tự?
* Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trong Sgk/23
C Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận 
C Theo em với đề bài này chúng ta có cần trải qua những bước như vậy không?
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý :
CXác định đối tượng, kiểu bài của đề bài trên?
C Đề bài yêu cầu em nêu lên suy nghĩ của mình. Vậy qua câu chuyện về Nghĩa em có những suy nghĩ gì ?
C Theo dõi dàn ý trong sgk và nhận xét về bố cục của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
- Gv chia nhiệm vụ theo nhóm đề HS độc lập viết bài :
+ Nhóm 1 viết mở bài, nhóm 2 viết kết bài và nhóm 3 viết đoạn : đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
 TIẾT 2
- Mỗi nhóm gọi 1 HS đọc bài, HS khác nhận xét; Gv nhận xét, đánh giá.
- GV chốt ý, gọi HS đoc mục 1.2.3.4 phần II SGK/13
- GV khái quát lại nội dung mục ghi nhớ sgk/24
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Yêu cầu HS làm bài vào vở
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- GV hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
A. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Tìm hiểu chung:
1. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
a. Phân tích ví dụ: 
* Đề 1 Sgk/22 : Bàn luận về HS nghèo vượt khó
Nội dung bài nghị luận có 2 ý:
+ Bàn luận về tấm gương nghèo vượt khó
+ Suy nghĩ của mình về tấm gương đó
- Tư liệu chủ yếu dùng để viết là “vốn sống”
** Đề 4 Sgk/22: 
* Giống nhau: ( đề 1 và đề 4 )
- Cả 2 đề đều có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương những tấm gương vượt khó học giỏi
- Đều nêu lên suy nghĩ hoặc nhận xét của mình về các sự việc, hiện tượng đó
* Khác nhau:( đề 1 và đề 4 )
- Đề 1 yêu cầu phải phát hiện sự việc, hiện tượng tốt, tập hợp tư liệu để bàn luận và nêu suy nghĩ
- Đề 4 cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể để người viết phân tích, bàn luận và nêu nhận xét, suy nghĩ của mình
b. Kết luận: Mỗi đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có các điểm cần lưu ý:
- Có vấn đề nghị luận (sự việc, hiện tượng)
- Nêu lên mệnh lệnh nghị luận, có thể là: ( nêu suy nghĩ, nêu nhận xét, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ,)
2. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
2.1 Phân tích ví dụ : Đề bài Sgk/23
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
* Tìm hiểu đề :
- Đối tượng: 
+ Nhân vật: Thiếu niên tên Nghĩa
+ Sự việc : Nghĩa biết thương mẹ; biết sáng tạo, kết hợp giữa học và hành.
- Kiểu bài : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* Tìm ý :
- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
- Nghĩa là người biết sáng tạo, kết hợp giữa học và hành.
- Học tập Nghĩa là biết yêu cha mẹ, tích cực lao động, biết kết hợp giữa học và hành, học sáng tạo- làm những việc nhỏ mà có ích.
b. Lập dàn bài: Dàn ý gồm 3 phần
c. Viết bài
d. Đọc lại bài viết và sửa chữa
2.2 Ghi nhớ: Sgk/24
II. Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 4,mục I 
III. Hướng dẫn tự học:
- Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc đó.
- Nắm được cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Tập viết bài hoàn chỉnh cho đề 4
B. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TLV 
Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS làm công việc chuẩn bị
1. Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương
a. Vấn đề môi trường
- Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như hạn hán
- Hậu quả của rác thải khó tiêu hủy
- Viết một bức thư nói tại sao nước là quí.
b. Vấn đề quyền trẻ em
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương.
- Sự quan tâm của nhà trường.
- Sự quan tâm của gia đình.
c. Vấn đề xã hội
- Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình chính sách,những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái.
- Tệ nạn xã hội .
2. Xác định cách viết
a. Yêu cầu về nội dung:
- Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội.
- Trung thực, có tính xây dựng,không cường điệu.
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan có sức thuyết phục.
- Nội dung bài viết phải giản dị, dễ hiểu.
b. Yêu cầu về cấu trúc.
 Bài viết phải đủ 3 phần: MB,TB,KB; có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
* Lưu ý: Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật, vì như vậy vi phạm phạm vi Tập làm văn. HS nào vi phạm bài làm không được chấp nhận .
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm một số văn bản tham khảo để chuẩn bị cho bài viết ở nhà
( GV đọc một số văn bản)
E. Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 Tuan 21T9899100.doc