Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Hướng dẩn học sinh vẽ bản đồ tư duy

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Hướng dẩn học sinh vẽ bản đồ tư duy

I . MỤC TIÊU :

- Giúp học sinh nắm được xuất xứ, đặc điểm, ý nghĩa, phương pháp vẽ bản đồ tư duy

- Cho học sinh tham khảo một số bản đồ tư duy.

II / Tiến trình :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

A / Đặc điểm – Công dụng :

1 . Đặc điểm :

Phương pháp BĐTD hay giản đồ ý (Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh, màu sắc của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não khả năng liên kết và tưởng tượng.

2 . Công dụng :

BĐTD giúp bạn:

- Sáng tạo hơn

- Tiết kiệm thời gian

- Giải quyết các vấn đề

- Tập trung

- Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn

- Ghi nhớ tốt hơn

- Học nhanh hơn và hiệu quả hơn

- Nhìn thấy “bức tranh toàn thể”

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Hướng dẩn học sinh vẽ bản đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	20 – 21- 22	ns :
Tiết : 20 – 21	- 22	nd :
	HƯỚNG DẨN HỌC SINH VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY
I . MỤC TIÊU :
Giúp học sinh nắm được xuất xứ, đặc điểm, ý nghĩa, phương pháp vẽ bản đồ tư duy
Cho học sinh tham khảo một số bản đồ tư duy.
II / Tiến trình : 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
A / Đặc điểm – Công dụng :
1 . Đặc điểm : 
Phương pháp BĐTD hay giản đồ ý (Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh, màu sắc của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não khả năng liên kết và tưởng tượng.
2 . Công dụng :
BĐTD giúp bạn:
- Sáng tạo hơn
- Tiết kiệm thời gian
-  Giải quyết các vấn đề
- Tập trung
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
- Ghi nhớ tốt hơn
- Học nhanh hơn và hiệu quả hơn
- Nhìn thấy “bức tranh toàn thể”
 B / Phương pháp vẽ :
1 . 7 bước để tạo nên 1 BĐTD :
a. Bắt đầu từ TRUNG TÂM của 1 tờ giấy trắng rồi kéo sang 1 bên. Bắt đầu từ trung tâm cho bộ não của bạn sự tự do để trải rộng 1 cáh chủ động và để thiể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
b. Dùng 1 HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm của bạn bởi vì hình ảnh giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình và làm cho bộ não tập trung hơn. 
c. Luôn dùng MÀU SẮC vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
d. NỐI cách NHÁNH CHÍNH đến HÌNH ẢNH trung tâm và nối các nhánh cấp 2, cấp 3với nhánh cấp 1, cấp 2 để tạo ra sự liên kết. Không có kết nối trong BĐTD của bạn thì mọi thứ, đặc biệt là kiến thức và trí nhớ sẽ rời rạc.
e. Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.
f. Sử dụng 1 TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Khi bạn sử dụng những từ khóa riêng lẻ. mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
g. Dùng những hình ảnh XUYÊN SUỐT. Mỗi hình ảnh có giá trị thông tin bằng với một ngàn từ. Nếu bạn có 10 hỉnh ảnh thì bạn có 10 ngàn từ rồi.
2 . Nâng chất Bản đồ tư duy của bạn
Bản đồ tư duy của bạn là tài sản riêng của bạn: một khi bạn hiểu cách tạo ra những ghi chú trong Bản đồ tư duy, bạn có thể phát huy các quy tắc của riêng mình để làm cho nó tốt hơn. Những đề nghị sau đây có thể giúp bạn tăng hiệu quả của việc đó:
+ Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin: Hầu hết các từ trong cách viết bình thường đều là nhồi nhét, bởi vì chúng đảm bảo rằng thông tin được chuyển tải đúng ngữ cảnh và trong một dạng thức dễ đọc. Trong Bản đồ tư duy của bạn, những từ khóa có ý nghĩa có thể chuyển tải cùng ý nghĩ như thế một cách rõ ràng hơn. Những từ dư thừa chỉ làm bản đồ lộn xộn.
+ Chữ in: Cách viết dính nhau hoặc không rõ ràng sẽ khó đọc hơn.
+ Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Điều này sẽ giúp bạn tách các ý ra khi cần thiết. Nó cũng giúp bạn làm bản đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại. Màu sắc cũng giúp cho việc sắp xếp các chủ đề.
+ Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh: Khi một ký hiệu hoặc hình ảnh có ý nghĩa gì đó với bạn, hãy sử dụng chúng. Hình ảnh có thể giúp bạn nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ.
+ Sử dụng liên kết đan chéo: Thông tin trong một phần của bản đồ có thể liên quan đến phần khác. Khi đó, bạn có thể vẽ những đường thẳng để chỉ ra sự liên quan đan chéo. Việc này sẽ giúp cho bạn thấy mức ảnh hưởng một phần trong chủ đề đến các phần khác.
	 C / MỘT SỐ BẢN ĐỒ MẪU:
	D / PHỐI HỢP VỚI CÁC KĨ NĂNG TƯ DUY KHÁC :
1 . Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy 
Bạn cần ra quyết định về một vấn đề? Nhóm của bạn đang tranh cãi về một chương trình sắp tới? Hãy sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy để hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. 
a.Lịch sử cuả phương pháp:
Đây là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono&nbs trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn “Six Thinking Hats” cuả de Bono.
Phương pháp này đã được phát triễn và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont, cũng dùng phương pháp này.
Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc đáo. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Bên cạnh đó, giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được.
Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.
b.Ứng dụng của kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy :
- Kích thích suy nghĩ song song
- Kích thích suy nghĩ toàn diện
- Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến ) và chất lượng
- Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp.
- Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.
- Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án.
- Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định.
c.Ý nghĩa của từng loại mũ :
Dùng 6 cái mũ đại diện cho 6 dạng thức cuả suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi nón có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất 1 dạng thức duy nhất cuả suy nghĩ).
Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tuỳ theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội mũ màu gì.
Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó “dường như” hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi . Lưu ý rằng, 6 chiếc mũ này chỉ là một cách thức tượng trưng, không cần phải có 6 cái mũ thật khi tiến hành kỹ thuật này. Ý nghĩa của 6 chiếc mũ với 6 màu khác nhau này được trình bày bên dưới:
Mũ trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng. 
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
- Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
- Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào? 
Mũ đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các điều bộc phát đó, không cần giải thích. 
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
- Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
- Tôi thích hay không thích vấn đề này? 
Mũ vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích, vàng 9999. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án. 
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
- Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
- Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?
Mũ đen: mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, trần trừ, thái đội bi quan. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc nón đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc nón đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
- Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
- Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn? 
Mũ xanh lá cây: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai đoạn đội nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
- Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
- Các lời giải thích cho vấn đề này là gì? 
Mũ xanh da trời: Hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con mắt bao quát. Chiếc nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư duy. Nón xanh da trời sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc nón của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận. Vai trò của người đội nón xanh da trời là:
- Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)
- Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”. 
- Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?)
d.Cách tiến hành qua các bước: 
Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý — tùy theo tính chất cuả ý đó mà người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội mũ màu gì. Người trưỏng nhóm sẽ lần lược chia thời gian tập trung ý cho mỗi mũ màu Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghị góp thêm ý vào cho 1 mũ màu nào đó (tuy vậy phải giữ đủ thời lượng cho mỗi mũ màu).
Bước 1:
Mũ trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin. Đội mũ này có nghiã là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”
Bước 2:
Mũ xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.
Bước 3:
- Đánh giá các giá trị cuả các ý kiến trong mũ xanh lá cây.
- Viết ra danh mục các lợi ích dùng mũ vàng.
Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị cuả những gì đã xảy ra.
Viết các đánh giá, và các lưu ý trong mũ đen 
Đây là mũ có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lý.
Bước 4: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống.Mũ đỏ cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.
Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc
Mũ xanh da trời là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến “đội cho tôi cái mũ xanh lá cây, tôi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về cái mũ xanh này”).
Lưu ý: các bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà ở nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự như sau:
Trắng -> Đỏ -> Đen -> Vàng -> Xanh lá cây -> Xanh da trời
Ví dụ: Giải quyết vần đề sau đây trong lớp học “Học sinh nói chuyện trong lớp” 
Dùng phương pháp 6 mũ để cho các học sinh nhìn vào vấn đề ở các góc cạnh khác nhau. Có thể dùng 6 phấn màu khác nhau để ra hiệu (thay cho nón). Học sinh chủ động cho ý kiến và giáo viên sẽ điều khiển toàn buổi qua các bước như sau:
1. Mũ trắng: Các sự kiện
- Các học sinh nói chuyện trong khi cô giáo đang nói.
- Có sự ồn ào làm cho các học sinh khác bị xao lãng hoặc không nghe đươc (cô giáo nói gì).
- Học sinh không biết làm gì sau khi cô giáo đã hướng dẫn cách thức.
- Nhiều học sinh bực mình hay không muốn học nữa.
2. Mũ đỏ: cảm tính
- Cô giáo cảm giác bị xúc phạm.
- Các học sinh nản chí vì không nghe được hướng dẫn (cuả cô).
- Người nói chuyện trong lớp vui vẻ được tán dóc và nghe dóc.
3. Mũ đen: Các mặt tiêu cực 
- Lãng phí thì giờ.
- Buổi học bị làm tổn thương.
- Nhiều người bị xúc phạm rằng những người nghe không bất cần đến những gì được nói.
- Mất trật tự trong lớp.
4. Mũ vàng: Các mặt tích cực cuả tình trạng được kiểm nghiệm
- Mọi người được nói những gì họ nghĩ.
- Có thể vui thú.
- Mọi người không phải đợi tới lượt cuả mình để nói nên sẽ không bị quên cái gì mình muốn nói.
- Không chỉ những học sinh giỏi mới được nói.
5. Mũ xanh lá cây: Những cách giải quyết đến từ cách nhìn vấn đề theo trên
- Cô giáo sẽ nhận thức hơn về “thời lượng” mà cô nói.
- Cô giáo sẽ cố gắng tác động qua lại (để ý cho phép nhiều đối tượng tham gia) với nhiều học sinh không chỉ với các học sinh “giỏi”.
- Học sinh sẽ phải làm viêc để không phải phác biểu linh tinh. Học sinh sẽ tự hỏi “điều muốn nói có liên hệ đến bài học hay không?” và có cần để chia sẻ ý kiến vói các bạn khác hay không? Sẽ cần thêm bàn thảo làm sao học sinh vượt qua khó khăn này!
- Học sinh sẽ suy nghĩ rằng có nên chen vào phá sự học cuả người khác hay không?
- Sẽ giữ bản tường trình này lại làm taì liệu sau này xem xét có tiến bộ hay không?
6. Mũ xanh da trời: tổng kết những thứ đạt được 
- Cô giáo rút kinh nghiệm rằng cần phải giới hạn thời gian dùng để nói.
- Cô giáo cần tham gia bàn luận với tất cả học sinh và cần phải ưu tiên hơn đến những học sinh ít khi tham gia phát biểu hay là các học sinh chỉ thụ động im lặng chờ được gọi trả lời.
- Cô giáo cần để học sinh có thời gian suy nghĩ trước khi họ tham gia vào bàn luận. Thì giờ cho học sinh suy nghĩ trong buổi học quan trọng rất cần thiết.
- Học sinh hiểu rằng “nói chuyện làm ồn trong lớp” sẽ làm cho các học sinh khác bị ảnh hưởng và bực mình.
- Học sinh hiểu rằng chỉ cần cười giỡn trong một tí thì cũng đủ phá hỏng sự học cuả người khác.
- Học sinh ý thức rằng nói bất kì lúc nào mình muốn là hành đông thiếu kỷ luật với chính những giá trị kiến thức cuả bản thân.
- Học sinh và giáo viên cần xem lại đề tài này để kiểm xem có tiến bộ hay không.
Chúng ta thấy rằng, với kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy, mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn do đó sẽ không xảy ra xung đột do những quan điểm khác nhau. Ngoài ra, một vấn đề sẽ được xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi được quyết định, điều này sẽ giúp chúng ta có các quyết định hiệu quả và đúng đắn.
2 . Kĩ thuật tư duy 5W1H :
Để bắt đầu nghiên cứu, học hỏi hoặc viết về một vấn đề nào đó, chúng ta thường lúng túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, tại sao chúng ta phải làm điều này, nó có ích lợi gì hay không, ?
5W1H viết tắt từ các từ sau:
What? (Cái gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
How? (Như thế nào?)
Who? (Ai?)
Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
WHAT? (Cái gì?)
- Cái đó là gì?
- Nó đề cập đến vấn đề gì?
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
- Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?
- Bài học này trình bày vấn đề gì?
- E-learning là gì?
- Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?...
WHERE (Ở đâu?)
- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?
- Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
- Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?
- Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
- Bài báo này đăng trên tạp chí nào?
- Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu?
- Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?...
WHEN (Khi nào?)
- Sự kiện này xảy ra khi nào?
- Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào?
- Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
- Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy?
- Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
- Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, ) sẽ được thực hiện theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?...
WHY (Tại sao?)
- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not)
- Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net? 
- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
- Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về kinh tế?...
HOW (Như thế nào?)
- Chiếc máy này hoạt động như thế nào?
- Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
- Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
- Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào?
- Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? (How many)
- Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?
WHO (Ai?)
- Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
- Ai phụ trách dự án này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?
- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
- Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
- Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao?
- Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào?
Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh.
Công cụ 5W1H còn có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện,5W1H cũng có thể sử dụng chung với Bản đồ tư duy để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong giảng dạy, học tập, kinh doanh, đàm phán, 
Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H
Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant's Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:
I have six honest serving-men
They taught me all I knew 
Their names are What and Where and When 
And How and Why and Who.
Tạm dịch:
Tôi có 6 người đầy tớ trai trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
Và How và Why và Who.
Hãy luôn giữ bên mình 6 người đầy tớ tận tụy và trung thành này
Như vậy : Bằng các câu hỏi dạng 5W1H kết hợp với bản đồ tư duy, nội dung tổng thể của bài học được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được học sinh ghi nhớ dễ dàng và nhanh hơn. Phương pháp này đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh tự khám phá các kiến thức về tác phẩm văn học qua việc tự tìm tòi tài liệu; học sinh biết chia sẻ những gì tìm được với các bạn; biết đoàn kết, giúp đỡ nhau thông qua làm việc nhóm; biết suy nghĩ độc lập qua tự tạo một bản đồ tư duy Chính sức liên tưởng mạnh mẽ của biểu tượng sáu chiếc nón đã kích thích hứng thú học tập của các em, không chỉ môn văn mà tất cả các môn học khác đều có thể áp dụng . Phương pháp này làm học sinh rất thích thú. Sau mỗi tiết học, học sinh có thể xác định trọng tâm của bài và nắm được cái hay cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của từng văn bản một cách cô đọng nhất.
4 . Củng cố : Giáo viên cho học sinh vẽ bản đồ tư duy các bài đã học
5 . Dặn dò : 
6 . Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon nv 9 tuan 2022doc.doc