Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16, 17 - GV: Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS Trương Vĩnh Ký

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16, 17 - GV: Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS Trương Vĩnh Ký

Tuần: 16,17

 Tiết: 75

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học.

 - Rèn luyện kĩ năng thực hành tiếng việt cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Đề bài.

 2. Học sinh: Học bài

III. ĐỀ BÀI

A. Phần trắc nghiệm (2 điểm).

 Câu 1: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học( nhất là tác phẩm văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?

 a. Cách dẫn trực tiếp. b. Cách dẫn gián tiếp.

 Câu 2: Trong giao tiếp nói lạc đề vi phạm phương châm hội thoại nào?

 a. Phương châm về lượng. b. Phương châm quan hệ.

 c. Phương châm về chất. d. Phương châm cách thức.

 Câu 3: Các từ ngữ sau: mãng xà, phê phán, tô thuế, tham ô.Mượn từ tiếng nước nào?

 a. Trung Quốc. b. Châu Âu.

 Câu 4: Trong câu sau đây câu nào sai lỗi dùng từ?

 a. Khủng long là một loài động vật đã bị tuyệt tự.

 b. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.

 c. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu hồ sơ tuyệt mật.

 d. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần !

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16, 17 - GV: Nguyễn Ngọc Tiến - Trường THCS Trương Vĩnh Ký", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/11/2010 Tuần: 16,17
 Tiết: 75
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành tiếng việt cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Đề bài.
 2. Học sinh: Học bài
III. ĐỀ BÀI
A. Phần trắc nghiệm (2 điểm).
 Câu 1: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học( nhất là tác phẩm văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?
 a. Cách dẫn trực tiếp. b. Cách dẫn gián tiếp.
 Câu 2: Trong giao tiếp nói lạc đề vi phạm phương châm hội thoại nào?
 a. Phương châm về lượng. b. Phương châm quan hệ.
 c. Phương châm về chất. d. Phương châm cách thức.
 Câu 3: Các từ ngữ sau: mãng xà, phê phán, tô thuế, tham ô.Mượn từ tiếng nước nào?
 a. Trung Quốc. b. Châu Âu.
 Câu 4: Trong câu sau đây câu nào sai lỗi dùng từ?
 a. Khủng long là một loài động vật đã bị tuyệt tự.
 b. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
 c. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu hồ sơ tuyệt mật.
 d. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần !
B. Phần tự luận (8 điểm).
 Câu 1: Thuật ngữ là gì? Thuật ngữ có những đặc điểm nào ? 
 Câu 2: Viết đoạn hội thoại khoảng 5-6 dòng trong đó có sử dụng từ xưng hô.
 Câu 3: Đọc đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 Gần miền có một mụ nào
 Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
 Hỏi tên rằng: “ Mã giám Sinh”
 Hỏi quê rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
 a. Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì Sao?
 b. Các câu trên sử dụng lời dẫn nào? Nhờ dấu hiệu nào mà em biết được điều đó. 
 Tiết: 76
KIỂM TRA NGỮ VĂN
Thời gian: 45’
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Đề bài.
 2. Học sinh: Học bài
III. ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm).
 Câu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm nào?
 a. 1947 b. 1948 c. 1949 d. 1950
 Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng
 a. Điệp ngữ, so sánh. b. Điệp ngữ, ẩn dụ.
 c. Điệp ngữ, nhân hoá. d. Điệp ngữ, hoán dụ.
 Câu 3: Trong bài thơ Bếp lửa khi nhớ lại quá khứ, tác giả nhớ lại năm tháng cuộc sống như thế nào?
 a. Những năm tháng chiến tranh đói khổ. b. Những năm tháng nhóm lửa cùng bà.
 c. Những năm tháng hạnh phúc bên bà. d. Những năm tháng no ấm bên bà.
 Câu 4: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng biểu trưng cho cái gì?
 a. Biểu trưng cho quá khứ tốt đẹp. b. Biểu trưng cho quá khứ nghĩa tình.
 c. Biểu trưng cho tương lai tốt đep. d. Biểu trưng cho tác giả.
B. PHẦN TỰ LUẬN ( 8 điểm).
 Câu 1: Chép lại 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và cho biết nội dung của khổ thơ đó.
 Câu 2: Em hãy trình bày những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long.
 Câu 3: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
BÀI LÀM
 Tiết: 77
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mức độ cần đạt.
 Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1. Kiến thức: Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thơ tám chữ.
 - Tạo đối vần nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
 3. Thái độ: Yêu thích thơ
III. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: một số bài thơ tám chữ.
 2. Học sinh: sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
IV. Tiến trình dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới.
 I. Tìm một số bài thơ tám chữ.
 1. Thế Lữ.
 Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.
 Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy.
 Thú san lán mơ hồ trong ảo mộng
 Chí hăng hái thi đua đời ảo mộng.
( Cây đàn muôn điệu)
 Đã bao những buổi chiều thu
 Tôi bâng khuâng tìm cảnh ngộ ven hồ
 Nhưng ta chỉ tiếc khi ngôi lặng ngắm
 Đôi mắt cô em như say như đắm.
( Nhan sắc)
 3. Xuân Diệu.
Cây bên đường chịu lá đứng tầm ngâm
 Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
 Và vườn in, hoa run sợ hải
 Bao nổi phôi pha, khô héo rụng rời.
( Tiếng gió)
 3. Vũ Hoàng.
Đàn với bút tay sơ không chép nỗi
 Những cao xa để mộng chẳng nên hình
 Hãy còn ngoan người vợ hoá lung linh
Đưa lối những chàng say về lí tưởng
( Lí tưởng)
 4. Hàn Mạc Tử.
Cứ để ta ngây ngất trên vũng huyết
 Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
 Đứng nắm lại nguồn thơ ta đang xiết
 Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh
 II. Viết một số bài thơ để hoàn thành khổ thơ
1. Cảnh mùa xuân đã mùa xuân nảy lộc.
Hoa gạo nở rồi nở đỏ bên sông
 Tôi cũng khác tôi sau lần gặp bước
 Mà sông bình yên.
 2. Biết làm thơ chưa hẵn là thi sĩ
 Như người yêu khác hẵn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 Một cành hoa
 III.Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề.
 1. Nhớ trường.
 2. Nhớ bạn.
 3. Nhớ con sông quê hương.
 3. Củng cố: 
 4. Hướng dẫn: Soạn bài cố hương.
 5. Rút kinh nghiệm.
 Tiết: 78,79,80
CỐ HƯƠNG 
 Lỗ Tấn
I. Mức độ cần đạt.
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
II, Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1. Kiến thức: Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 - Tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
 - Những sáng tạo về nghệ thuật của Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
 2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 - Vận dung kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại
 - Kể tóm tắt truyện.
III. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: soạn bài.
IV. Tiến trình dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
hoạt động củ trò
Ghi bảng
Giáo viên gọi học sinh đọc, tóm tắt vài nét về tác giả.
(?) Tác phẩm được rút ra trong tập truyện nào?
GV đọc mẫu một đoạn, gọi học sinh đọc hết văn bản.
(?) Em hãy cho biết thể loại của tác phẩm?
(?) Văn bản trên có bố cục như thế nào?
(?) Hình ảnh làng cũ trong tâm tưởng của nhân vật tôi và trong thực tế như thế nào? Lí do vì sao nhân vật tôi lại có cảm xúc như vậy?
(?) Hình ảnh cậu bé Nhuận Thổ của 20 năm trước và 20 năm sau qua cái nhìn của nhân vật tôi như thế nào?
(?) Vì sao 20 năm sau Nhuận Thổ lại trở nên khốn khổ như vậy?
(?) Ngoài thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn nói đến sự nghèo túng,sa sút của những người dân làng như thế nào?
(?) Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, của con người, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
(?) Qua hàng loạt đối chiếu ấy tác giả muốn nói lên điều gì cao hơn sự sa sút, thay đổi của mỗi cá nhân?
(?) Hãy tìm trong văn bản những câu văn thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi trên đường rời xa quê.
(?) Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trên đường xa quê, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
( ?) Em hãy cho biết những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Đọc và tóm tắt.
Trả lời.
lắng nghe, đọc hết văn bản.
Trả lời.
TP chia làm 3 đoạn:
- Đ1: Từ đầu. Sinh sống
- Đ2: Tiếp theo.sạch trơn
- Đ3: còn lại
Phân tích, trả lời.
Thảo luận nhóm, trình bày.
- Nhuận Thổ 20 năm trước.
- Nhuận Thổ 20 năm sau.
Suy nghĩ, phân tích ,trả lời.
Trả lời: sự thay đổi diện mạo tinh thần qua nhân vật thím Hai Dương.
Trả lời: Hai biện pháp nghệ thuật chính được tác giả sử dụng là hồi ức và đối chiếu.
Thảo luận nhóm, trình bày.
( tác giả phản ánh XHTQ vào đầu thế kỉ XX).
Dưa vào SGK trả lời.
Suy nghĩ, trả lời.
Trả lời.
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
 1. Tác giả. 
2. Tác phẩm.
II. Tìm hiểuchung.
 1. Đọc văn bản.
 2. Thể loại.
 3. Bố cục.
III.Phân tích.
 1. Diễn biến cảm xúc của nhân vật tôi.
 * Diễn biến cảm xúc của nhân vật tôi trên đường về quê.
 - Trong tâm tưởng thì “làng đẹp hơn” không có ngôn ngữ nào diễn tả được.
 - Trong thực tế “ Làng không đến nổi thê lương như mình nghĩ”. 
 Vì chuyến thăm lần này có ý định vĩnh biệt ngôi làng cũ.
 * Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi những ngày ở quê.
 - Sự thay đổi của Nhuận Thổ.
 - Nhuận Thổ 20 năm trước: đó là một cậu bé “ khuân mặt . Vòng bạc sáng”.
 - Nhuận thổ 20 năm sau có thay đổi nhiều.
 Vì đông con, mất mùa, thuế nặng, trộm cướp, quan lại.
 * Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trên đường rời xa quê.
 - Ngôi nhà xa dần. thêm ảo não.
 - Tôi nghĩ bụng. từng được sống.
 - Tôi nghĩ bụng thành đường thôi.
 Tác giả muốn gửi gắm một niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của một cuộc sống mới, xã hội mới.
 2. Tổng kết.
 a. Nội dung:
 b. Nghệ thuật:
 3. Củng cố.
 Hãy phân tích diễn biến cảm xúc của nhân vật tôi trên đường về thăm quê, và trên đường về quê?
4. Hướng dẫn:
 - Học bài.
 - Soạn bài mới.
 5. Rút kinh nghiệm.
.
 Tiết: 81
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I.Mức độ cần đạt.
 * Giúp học sinh:
 - Rút kinh nghiệm bài TLV số 3.
 - Phân tích đề, lập dàn ý.
 - Sửa chữa sai sót trong quá trình HS làm bài.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho HS về kiến thức, kĩ năng làm bài tập làm văn thông qua giờ trả bài.
 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện các bài tập đã cho.
III. Chuẩn bị.
 1. GV: Chấm bài.
 2. HS: Xem lại đề thi.
IV. Tiến trình bài dạy.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV ghi đề bài lên bảng:
Hãy kể lại một lần trót xem nhật kí của bạn.
(?) Thể loại đề bài trên là gì?
(?) Đối tượng được kể là gì?
(?) Trong bài viết này chúng ta cần đưa những yếu tố nào vào bài viết của mình?
GV nhận xét trên cơ sở chấm bài tổng kết lại.
-Nhiều bài trong phần thân bài HS chưa chia đoạn.
 Các lỗi thường dùng sai của HS:
 + Lỗi về dấu ( hỏi, ngã).
 + Lỗi lẫn lộn giữa từ này với từ khác.
Sau khi đưa các lỗi lên bảng GV yêu cầu HS lên sửa những lỗi đó.
- Đọc một số đoạn và một số câu sử dụng không chính xác.
- Trả bài cho học sinh.
- Chọn một số bài hay và bài yếu gọi các em đọc
Trả lời: thể loại tự sự
HS xác định.
Trả lời: phương thức kết hợp giữa tự sự với miêu tả, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
Chú ý những trừnghợp dùng sai của mình, lên bảng sửa theo yêu cầu của giáo viên.
Lắng nghe.
Nhận bài của mình, xem so sánh với đáp án.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
I. Xác định đề bài.
II. Nhận xét chung về bài viết.
 * Ưu điểm: Làm đúng bố cục 3 phần, nhiều bàicó sử dụng yếu tố miêu tả.
 * Khuyết điểm: Bài viết còn sai chính tả nhiều.
III.Sửa lỗi
 1. Bố cục:
 2. Lỗi chính tả:
 3. Lỗi xây dựng đoạn, cách dùng câu.
IV. Trả bài, đọc bình.
 1. Trả bài.
2. Đọc bình.
V.Đánh giá kết quả.
 1. phân loại.
Lớp
ĐIỂM
K - G
TB
Y - K
SL
%
SL
%
SL
%
9A
9B
 2.Hướng phấn đấu.
3. Củng cố:
4.Hướng dẫn:
 - Học bài cũ.
 - Soạn bài mới đọc thêm.
 5. Rút kinh nghiệm:
 Tiết: 82
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Mức độ cần đạt.
 * Giúp học sinh:
 - Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
 - Sửa chữa sai sót trong quá trình làm bài của HS
 - Thống kê chất lượng bài làm của các em
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1.Kiến thức: Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong các bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm; có ý thức tìm cách khắc phục sửa chữa.
 2. Kĩ năng: Nâng cao khả năng vận dụng của học sinh trong tạo lập văn bản. Củng cố kĩ năng sử dụng kiến thức cả ba phần đã học trong nói và viết; biết sửa và tránh lỗi
III. Chuẩn bị.
 1. GV: Chấm bài.
 2. HS: Xem lại đề thi.
IV. Tiến trình bài dạy.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV đọc từng câu cho học nhận biết đâu là đáp án đúng .
GV đưa ra đáp án đúng cho từng câu.
GV nhận xét trên cơ sở chấm bài tổng kết lại.
- Bài làm sạch đẹp, phần lớn các em trình bày rõ ràng.
 Các lỗi thường dùng sai của HS:
 + Lỗi về dấu ( hỏi, ngã).
 + Lỗi lẫn lộn giữa từ này với từ khác.
Sau khi đưa các lỗi lên bảng GV yêu cầu HS lên sửa những lỗi đó.
- Đọc một số đoạn và một số câu sử dụng không chính xác.
- Trả bài cho học sinh.
3. Củng cố:
HS lần lượt giải quyết.
HS lắng nghe, quan sát 
Lắng nghe.
Lắng nghe.
Chú ý những trừnghợp dùng sai của mình, lên bảng sửa theo yêu cầu của giáo viên.
Lắng nghe.
Nhận bài của mình, xem so sánh với đáp án.
I.Đề bài và đáp án
II. Nhận xét chung về bài viết.
 * Ưu điểm: Bài làm phần lớn các em làm đúng yêu cầu,đạt điểm cao.
 * Khuyết điểm: Bài làm còn sai chính tả nhiều.
 * Hình thức:
 * Lỗi chính tả:
 III. Trả bài.
IV.Đánh giá kết quả.
 1. phân loại.
Lớp
ĐIỂM
K - G
TB
Y - K
SL
%
SL
%
SL
%
9A
9B
 2.Hướng phấn đấu.
4.Hướng dẫn:
 - Học bài cũ.
 - Soạn bài mới đọc thêm.
 5. Rút kinh nghiệm:
DUYỆT TUẦN 16,17
24/11/2010
HT
Nguyễn Thị Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_16_17_gv_nguyen_ngoc_tien_truong_thcs.doc