Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Tổng kết văn bản nhật dụng

Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Tổng kết văn bản nhật dụng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS .

 - Trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá được các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Nắm dược một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận, đọc- hiểu văn bản nhật dụng.

 -Tích hợp với tập làm văn ở bài viết số 7, phần Tiếng Việt ở bài Chương trình địa phương.

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

B.CHUẨN BỊ: -Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.

 - Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài,

C. Tiến trình các hoạt động.

 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Tổng kết văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25 /3/2010 Tuần 27 - Tiết131+132 
TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS . 
 - Trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá được các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Nắm dược một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận, đọc- hiểu văn bản nhật dụng.
 -Tích hợp với tập làm văn ở bài viết số 7, phần Tiếng Việt ở bài Chương trình địa phương.
Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế. 
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
 - Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài, 
C.. Tiến trình các hoạt động.
 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới 
Phương pháp
Hoạt động I : Hướng dẫn học sinh trao đổi về phần giới thiệu văn bản nhật dụng.
-Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không? Những đặc điểm chủ yếu cần lưu ý của khái niệm này là gì?
-Em hiểu thế nào là tính cập nhật? Tính cập nhật và tính thời sự có liên quan gì với nhau?
-Những văn bản đã học có phải có tính thời sự nhất thời hay không? Vì sao?
- Học văn bản nhật dụng để làm gì?
Hoạt động II: Cho Hs hệ thống hoá văn bản nhật dụng.
- Hs trình bày bảng hệ thống hoá của cá nhân, sau đó bổ sung.
-Những vấn đề nêu trên có đạt các yêu cầu của văn bản nhật dụng không? Có mang tính cập nhật không? có ý nghĩa lâu dài không? Có giá trị văn học không?
Hoạt động III.Hệ thống hoá hình thức văn bản nhật dụng.
-Ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng.
* Hoạt độngIV: Phương pháp học văn bản nhật dụng.
-Em đã chuẩn bị bài và học các bài văn bản nhật dụng như thế nào ở các lớp 6,7,8,9? Kết quả?
-Qua mỗi lớp, cách chuẩn bị bài và học bài có gì thay đổi? lí do và kết quả của sự thay đổi đó?
* Hoạt động V: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Nội dung
I.Khái niệm văn bản nhật dụng.
-Không phải là khái niệm thể loại.
-Không chỉ kiểu văn bản.
- Chỉ đè cập đến chức năng đề tài tính cập nhật.
1.Đề tài rất phong phú: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao.......
2. Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả.... những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.
3. Tính cập nhật: Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em chống hút thuốc lá...... đều là những vấn đề nóng bỏng hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai.
4. Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuốc về một kiểu văn bản nhất định: Miêu tả, kể chuyện, thuyết minh, nghị luận, điều hành....nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dịng mọi thể loại mọi kiểu văn bản.
5.Văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
II. Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng.
1. Lớp 6: 
- Cầu Long Biên – nhân chứng lịch sử ->giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Động Phong Nha ->Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ->quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
2. Lớp 7:
- Cổng trường mở ra-> giáo dục nhà trường gia đình và trẻ em.
-Mẹ tôi -> giáo dục nhà trường gia đình và trẻ em.
- Cuộc chia tay của những con búp bê-> giáo dục nhà trường gia đình và trẻ em.
- Ca Huế trên sông Hương-> Văn hoá dân gian(ca nhạc cổ truyền).
3.Lớp 8:
-Thông tin về ngày trái đất năm 2000-> môi trường.
- Ôn dịch, thuốc lá->chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá.
- Bài toán dân số-> dân số và tương lai nhân loại.
4. Lớp 9:
-Tuyên bố thế giới..phát triển của trẻ em-> quyền sống con người.
-Đấu tranh cho một thế giới hoà bình->chống chiến tranh bảo vệ hoà bình thế giới.
-Phong cách Hồ Chí Minh->Hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 III.Hình thức của văn bản nhật dụng
*Kiểu văn bản-thể loại.
 -Hành chính ( Điều hành), nghị luận : Thông tin, tuyên bố,ôn dịch thuốcla, bức thư của thủ lĩnh da đỏ, đấu tranh cho một thế giới hoà bình
 -Tự sự: Cuộc chia tay của những con búp bê.
 -Miêu tả: Cầu Long Biên, động Phong Nha.
 -Biểu cảm: Cổng trường mở ra.
 -Thuyết minh: Động Phong Nha , ca Huế....
 -Truyện ngắn: Cuộc chia tay của những con búp bê, mẹ tôi.
 -Bút ký: Cầu Long Biên.
 -Thư từ bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
 -Hồi ký: Thông tin về cổng trường mở ra. 
 - Thông báo: Thông tin về trái đất năm 2000.
 -Xã luận: Đấu tronh ... hoà bình.
 -Hợp tác các phương thức biểu đạt (Miêu tả-tự sự. hành chính-nghị luận, miêu tả-thyết minh...): Phong cách Hồ Chí minh, ôn dich thuốc lá, bức thư.... da đỏ, cầu Long Biên, động Phong Nha...
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng: SGK.
 Ghi nhớ: SGK
V. Luyện tập:
Hồ Chí minh, ôn dịch thuốc lá, bức
thư..da đỏ.
V. Luyện tập:
1. Tìm hiểu một trong các vấn đề cập nhật sau:
-Vấn đề: Dân xã phá rừng ở Quảng Nam.
-Vấn đề an toàn giao thông qua hầm đường bộ Hải Vân.
2. Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, nạn hút thuốc lá ở lớp em...
4. CỦNG CỐ: - Cho Hs nhắc lại nội dung ở phần ghi nhớ.
5. DẶN DÒ: 
-Soạn bài “Bến quê”, theo câu hỏi ở SGK, tóm tắt truyện.
D..RÚT KINH NGHIỆM:
******************************
Soạn ngày:25/3/2010 Tuần 27 - Tiết : 133
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS . 
 - Ôn tập củng cố kiến yhức về phần địa phương.
 - Tích hợp với các văn bảm và tập làm văn đã học.
 - Rèn kĩ năng xác định và giải thích các từ ngữ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình ngữ văn THCS.
B.CHUẨN BỊ:
 *Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
 *Trò: Đọc kĩ văn bản, câu hỏi, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
HOẠT Đ ÔNG TH ẦY - TR Ò
N ỘI DUNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
- Cho HS đọc bài tập, xác định yêu cầu của bài tập 
-Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích ?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
 - HS đọc bài tập , từ kêu ở câu nào kà từ địa phương, từ nào là từ toàn dân ?
 - Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
Hoạt động 3: GV Hướng dẫn Hs làm bài tập 3.
 - Hs đọc bài tập 3, trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương ? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân ?
 Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập 5.
- HS đọc bài tập 5.
- Có nên để cho nhân vật Thu trong
 truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ
 toàn dân không ? Vì sao ?
- Tại sao trong lời kể chuyện của tác
 giả cũng có những từ ngữ điạ phương.
. Bài tập 1: Xác định các từ ngữ địa phương và giải nghĩa các từ ngữ 
 1. Đoạn trích: 
 a. Mỗi lần....con.
 b. Nghe mẹ...nghe.
 c. Bữa sau, đang...trổng.
 2.Nhận xét:
 a. Thẹo->Sẹo
 Lặp bặp->lắp bắp.
 Ba->bố, cha.
 b. Má->mẹ.
 Kêu->gọi.
 Đâm->trở thành.
 Đũa bếp->đũa cả.
 Nói trổng->nói trống không.
 Vô-> vào.
 c.Lui cui->lúi húi.
 Nhắm-> cho là.
Bài tập 2.
 a. Kêu-> từ toàn dân, có thể thay thế bằng nói to.
 b.Kêu->từ địa phương, tương đương với từ toàn dân là gọi.
 Bài tập 3
 -Từ địa phương: Chi-> gì.
 - Trái-> quả.
 - Kêu-> gọi.
 - Trống hổng trống hảng-> trống rỗng trống rễnh.
 Bài tập 5
 a. Không nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ toàn dân.Vì em bé chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ra bên ngoài địa phương của mình. Hơn nữa nếu để cho nhân vật Thu dùng từ ngữ toàn dân thì chuyện sẽ mất đi nét riêng, độc đáo.
 b. Trong lời kể của tác giả vẫn dùng từ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.
4. CỦNG CỐ: Tìm một vài từ ngữ ở địa phương khác mà em biết?
5. DẶN DÒ: 
 -Soạn bài : ÔN tâp tiếng Việt lớp 9, theo các câu hỏi ở SGK. 
D..RÚT KINH NGHIỆM:
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan27 tiet131+132.doc