Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 29

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 29

BẾN QUÊ

 Nguyễn Minh Châu

 1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

-HS biết:

+Cảm nhận được ý nghĩa triết lí trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.

-HS hiểu:

+Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

+Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

1.2. Kỹ năng:

-Đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

-Nhận biết v à phân tích những đặc sác của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng. . . trong truyện.

1.3. Thái độ:

-Giáo dục cho học sinh yêu quý tự hào về quê hương.

2.TRỌNG TÂM:

-Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện. Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

-Nhận biết v à phân tích những đặc sác của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng. . . trong truyện.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27 Tiết CT: 136
Ngày dạy: Tuần 29
 Hướng dẫn đọc thêm
BẾN QUÊ
 Nguyễn Minh Châu 
 1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: 
-HS biết:
+Cảm nhận được ý nghĩa triết lí trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
-HS hiểu:
+Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
+Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
1.2. Kỹ năng:
-Đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
-Nhận biết v à phân tích những đặc sác của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng. . . trong truyện.
1.3. Thái độ:
-Giáo dục cho học sinh yêu quý tự hào về quê hương.
2.TRỌNG TÂM:
-Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện. Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
-Nhận biết v à phân tích những đặc sác của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng. . . trong truyện.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi. 
 3.2.Học sinh: chuẩn bị bài, vở bài tập 
4. TIẾN TRÌNH:
 4. 1- Ổn định tổ chức và kiểm diện :9A 4--------------9A 5----------------------
 4.2- Kiểm tra miệng:
GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
 4.3.Bài mới : Cuộc sống là một món quà thú vị đầy ý nghĩa, người họa sĩ già Bơmen( Chiếc lá cuối cùng của O Hen- ri) đã làm được một “ kiệt tác” để cứu sống một con người, còn mình phải từ giã cuộc sống. Nhân vật Nhĩ trong “Bến quê” ốm liệt giường, lúa sắp lâm chung đã có những suy nghĩ, hành động gì ? Qua câu chuyện, tác giả nhắn tới bạn đọc lời khuyên chí tình như thế nào? Lời khuyên chí tình ấy ra sao thì tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
*Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Giọng trầm tư, suy ngẫm của một người từng trải, cùng với giọng xúc động, đượm buồn.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên gọi học sinh đọc.
- Giáo viên đính chân dung lên bảng.
- Nêu đôi nét về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm( hoàn cảnh sáng tác)
- Em có biết vì sao gọi Bến quê là truyện ngắn?
+- Có câu chuyện được kể lại.-Nhân vật được miêu tả trong các mối liên hệ- Dùng lối văn trần thuật (kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, triết lí).
- Em hãy cho biết, truyện có những nhân vật nào?
+Nhân vật chính là Nhĩ. Vì anh là trung tâm của các mối quan hệ trong câu chuyện này.
- GV giải thích cho HS hiểu thế nào là khăn mỏ quạ, bát chiết yêu.
- Em hãy nêu bố cục của truyện?
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
. Bố cục theo dòng suy tư của Nhĩ.
Từ “ Ngoài cửa sổ...bậc gỗ mòn lõm”==> Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên.
 + “ Chờ Liên xuống...một vùng nước đỏ”==>Những suy tư của Nhĩ.
+ Đoạn còn lại ==> hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ.
* Hoạt động 2:
- Em hãy cho biết tình huống truyện là gì? Tác dụng của nó?
. Tình huống là hoàn cảnh xảy ra, là điều kiện cho câu chuyện phát triển- Là hoàn cảnh sống và hoạt động của nhân vật chính, góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
- Em hãy nhắc lại một số tình huống truyện đã học (Chiếc lược ngà, Lão Hạc..).
- Trong Bến quê, nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh như thế nào? Tại sao nói tình huống đó trớ trêu, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải hoàn toàn bịa đặt vô lí?
- Tình huống ấy giúp ích gì cho việc khắc họa nhân vật và chủ đề tác phẩm?
- HS thảo luận => Trình bày.
+Tình huống này trớ trêu như một nghịch lí : Là người làm công việc đi nhiều, vậy mà cuối đời, căn bệnh quái ác buộc chặt anh vào giường bệnh. Anh muốn nhích người đến gần cửa sổ mà thấy khó như đi hết nửa vòng trái đất và phải nhờ mấy đứa trẻ giúp đỡ. 
-Khi tựa lưng được vào cửa sổ nhìn ra ngoài, Nhĩ đã cảm nhận vẻ đẹp của bờ bãi ven sông quê., thế mà anh không thể đi đến đó dù chỉ một lần. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát của mình nhưng cậu con trai lại mãi chơi cứ thế để lỡ chuyến đò.
==> GD học sinh: Tác giả nhắn nhủ chúng ta đừng chùng chình mà lỡ nhịp cuộc đời. Con người không có gia đình, không có quê hương không thể sống yên lành.
-Trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, nhân vật Nhĩ vẫn có cảm xúc, suy nghĩ về cảnh vật thiên nhiên như thế nào?
Giáo viên cho học sinh thảo luận 5 phút. 
- HS trình bày.
+ Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của nhân vật Nhĩ, từ gần đến xa tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng. Mỗi cảnh một vẻ đẹp riêng mà chỉ có thể cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế. Hoa bằng lăng cuối mùa trở nên đậm sắc hơn. Sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Bầu trời như cao hơn, trải nắng lên bờ bãi màu sắc thiên nhiên lộng lẫy.
- Qua những câu hỏi ( “Đêm qua...em có nghe thấy tiếng gì không”, “ Hôm nay ngày mấy rồi em nhỉ?”) và thái độ của Liên, người đọc cảm thấy anh đã nhận ra điều gì về bản thân ?
- Trong hoàn cảnh ấy, Nhĩ đã khao khát điều gì ? Tại sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy ?
=> GD học sinh: Những giá trị sống gần gũi xung quanh ta thường bị lãng quên, nhất là lúc còn trẻ. Sau khi trãi nghiệm, sống hết mình mới có thể phát hiện, tìm thấy. Đây là sự thức tỉnh xen lẫn niềm ân hận. Chúng ta không nên vô tình, phải biết gắn bó yêu quý, trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở vì đó là máu thịt tâm hồn của chúng ta. 
I/ Đọc – tìm hiểu chú thích:
 1-Đọc.
 -Tác giả:Nguyễn Minh Ca6hu(1930 – 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một trong số những người “ mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất”( Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học.
 -Tác phẩm:Bến quê in trong tập cùng tên là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975..
II/ Đọc-tìm hiểu văn bản
 1- Hoàn cảnh éo le của Nhĩ: (Tình huống truyện)
 Hoàn cảnh của Nhĩ được đặt trong một tình huống đặc biệt: Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ vài chục phân. Mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào người khác, chủ yếu là Liên- vợ anh. Anh vốn là cán bộ nhà nước trước đây đã từng đi nhiều nơi trên khắp thế giới, nay đang sống những ngày cuối cùng ở nhà bên vợ con.
-> Bệnh nạêng, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.
2.Cảm nhận xúc và suy nghĩ tâm trạng của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông , về gia đình :
 a- Cảm nhận về thiên nhiên:
-Miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết, màu sắc, kết hợp miêu tả với biểu cảm 
-Cảnh hiện lên sinh động và gợi cảm
- Cảnh vật dường như được phát hiện với tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
->Vẻ đẹp trù phú, đầy màu sắc của bức tranh thu vào buổi sáng
 b- Niềm khao khát của Nhĩ:
- Đặt chân lên bãi bồi bến quê bên kia sông.
->Ước muốn bình dị mà gần gũi thân thuộc
=> Lời nhắc nhở mọi người đừng vô vô tình, phải biết gắn bó yêu quý, trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở vì đó là máu thịt tâm hồn của chúng ta.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
?Giá trị nội dung của truyện “Bến Quê”?
II.Luyện tập:
-Thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Đối vời bài học ở tiết học này:
-Đọc văn bản, nắm tác giả, tác phẩm
-Hoàn cảnh éo le của Nhĩ
-Cảm nhận xúc và suy nghĩ tâm trạng của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông 
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn: “Bến quê “ ( tt)
- Cảm nhận xúc và suy nghĩ tâm trạng của Nhĩ về người thân
-Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. 
5. RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- .-Phương pháp: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------–
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Bài 27 Tiết CT: 137
Ngày dạy: Tuần : 29
 Hướng dẫn đọc thêm
 BẾN QUÊ ( TT)
 Nguyễn Minh Châu 
 1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: 
-HS biết:
+Cảm nhận được ý nghĩa triết lí trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
-HS hiểu:
+Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
+Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
1.2. Kỹ năng:
-Đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
-Nhận biết v à phân tích những đặc sác của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng. . . trong truyện.
1.3. Thái độ:
-Giáo dục cho học sinh yêu quý tự hào về quê hương.
2.TRỌNG TÂM:
-Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện. Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
-Nhận biết v à phân tích những đặc sác của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng. . . trong truyện.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi. 
 3.2.Học sinh: chuẩn bị bài, vở bài tập 
4. TIẾN ... hái.
Thành phần cảm thán.
Thành phần gọi đáp.
Thành phần phụ chú.
 1.Bài tập 1
 2.Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và câu có chứa thành phần tình thái.
Nhĩ một nhân vật đã ở vào một hoàn cảnh nghịch lí của cuộc đời. Đi, thì ông ấy cũng đã đi nhiều nơi, những bến sồng quê ở bên kia sông thì Nhĩ chưa một lần đặt chần đến dù chỉ một lần. Và có lẽ đến khi nhắm mắt Nhĩ cũng vẫn chưa thực hiện được một khao khát cháy bỏng ấy.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
Phần gạch chân trong câu văn “ Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” là thành phần gì?
 GV ghi câu: Trời ơi! Sao tôi khổ thế này! (HS tìm thành phần biệt lập) 
-Thành phần phụ chú
- Không có vì “Trời ơi” ù là một câu
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Đối vời bài học ở tiết học này:
-Liên hệ thực tế sử dụng câu có chứa hàm ý.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn: “Ôân tập Tiếng Việt lớp 9” ( tt )
-Đọc các bài tập và giải các bài tập ấy. 
5. RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- .-Phương pháp: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------–
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Bài 27 Tiết CT: 140
Ngày dạy: Tuần : 29
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 (tt )
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: 
-HS biết:
+Nắm những kiến thức về phần Tiếng Việt đã học trong học kì II.
-HS hiểu:
-Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
1.2. Kỹ năng:
-Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
-Vận dụng nhữn g kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập một văn bản.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp
2.TRỌNG TÂM:
-Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
-Vận dụng nhữn g kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập một văn bản.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ. 
 3.2.Học sinh: chuẩn bị bài, vở bài tập 
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện :9A 4--------------9A 5-------------------
 4.2- Kiểm tra miệng:
Câu 1:Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
 KiỂM tra vở soạn của học sinh
4.3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
Hoạt động 2: 
- Nêu các phương tiện liên kết?
+ Phép lặp từ ngữ và sử dụng các từ ngữ đồng nghĩ, gần nghĩa, trái nghĩa.
+ Phép thế.
+Phép nối.
-Trong phép thế, các phương tiên nào có thể dùng làm yếu tố thay thế?
+ Đại từ thay thế.
+ Tổ hợp “danh từ, chỉ từ”
- Các kiểu quan hệ thuộc phép nối thường gặp là gì?
* Bổ sung, nguyên nhân (và hệ quả), điều kiện, nghịch đối (và nhượng bộ) mục đích, thời gian.
-Giáo viên gọi học sinh lần lượt đọc bài tập 2 (phần a, b, c.)
-Liên kết câu và liên kết đoạn văn hoàn toàn giống nhau, chỗ khác chỉ là hai câu có liên kết với nhau cùng nằm trong một đoạn văn hay nằm ở hai đoạn văn khác nhau.
+ Ở đoạn trích (a): Nhưng. Nhưng rồi, và thuộc phép nối.
+ Ở đoạn trích (b): Cô bé – cô bé thuộc phép lặp: cô bé – Nó thuộc phép thế, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” thế- thuộc phép thế.
- Giáo viên ghi lại kết quả bài tập 1 vào bảng tổng kết.
Giáo viên cho học sinh thảo luận 5 phút. 
Giáo viên cho các nhóm trình bày -> sửa.
*Hoạt động 3: Ôân tập về nghĩa tường minh và hàm ý!
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 mục III (sách giáo khoa). Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng: “địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giáu).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 mục IV (sách giáo khoa).
+Từ câu in đậm, có thể hiểu.
+ Đội bóng huyện chơi không hay.
+ Tôi không muốn bình luận về việc này.
=> Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b- Hàm ý của câu in đậm là: “ Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn” – Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
II/ Liên kết câu và đoạn văn.
 1-Đọc.
 2-Ghi kết quả.
III/ Nghĩa tường minh và hàm ý:
Bài tập 1: “Người ăn mày” hàm ý: nhà giàu cũng chết.
Bài tập 2: 
 - Phương châm quan hệ.
 - Phương châm về lượng
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
Giáo viên đính bảng phụ ghi sẵn câu hỏi
?Trong một căn phòng thiếu ánh sáng, ta nghe hai lời đáp sau đây và cho biết mỗi lời nói được hiểu theo nghĩa nào?
A: - Gió lạnh nhỉ?
B: - Đóng cửa lại thì tối quá.
Nghĩa tường minh.
Nghĩa hàm ý. 
Cho tình huống sau:
 “Buổi trưa, trời còn nắng ấm mà bỗng nhiên chiều gió bấc thổi vù vù, nhiệt độ xuống thấp hẳn, cũng may, tôi mặc cả áo len và áo khoác. Trời hơi tối, điện lại mất nên tôi mở toang cả cửa sổ và cửa chính.”
Lan chỉ mặc một áo nên xuýt xoa:
Gió lạnh nhỉ.
Hãy xác định nghĩa hàm ý trong câu nói của Lan.
1.Nghĩa hàm ý. 
2.
Ý Lan muốn đóng cửa lại.
Ý Lan muốn đề nghị cho mượn áo.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Đối vời bài học ở tiết học này:
-Liên hệ thực tế sử dụng câu có chứa hàm ý.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn: “Những ngôi sao xa xôi”
-Đọc văn bản, tìm đôi nét về tác giả, tác phẩm .
-Hoàn cảnh của các cô gái
-Hình ảnh chị Phương Định có những đặc điểm nào ? 
5. RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- .-Phương pháp: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------–
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tiết 43, 44
Ngày dạy:
ÔN TẬP VĂN BẢN VIẾNG LĂNG BÁC
I.Kiến thức cơ bản:
 *Tìm hiểu chú thích:
-Tác giả: Viễn Phương (1928 -2005 ) tên thật là Phan Thanh Viễn quê ở tỉnh An Giang. Là một trong những cây bút xuất hiên sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền nam. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt nhất.
-Tác phẩm: Năm 1976 , sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này.
 -Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng bác (trước khi vào lăng viếng Bác, khi vào trong lăng, trước khi ra về
1-Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:
- Con ở miền NamBác:câu thơ ngắn gọn như một thông báo, cách xưng hô thân mật, giọng điệu cảm xúc
- Cây tre đã thành cây tre Việt Nam vì là biểu tượng bền bỉ kiên cường của sức sống dân tộc.
->Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác.
2- Sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác:
Khi được đứng trước lăng người. (Ngày xuân)
 - Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” thể hiện lòng thành kính, biết ơn, đồng thời gợi sự vị đaiï, cao cả, lớn lao 
 - Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” àtình cảm thương nhớ của nhân dân đối với Bác.
II. Luyện tập:
1. Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc suy nghĩ của tác giả khi vào lăng Bác:
 - Khung cảnh và không khí thanh tĩnh
 - Vầng trăng: gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của người.
- Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: Bác còn mãi với non sông đất nước. 
- Nghe nhói trong tim: đau đớn, xót xa 
->Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người; nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.
2. Viết đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhà thơ trước khi ra về:
 - Thương trào nước mắt: xúc động mạnh
 - Muốn làm con chim, muốn làm bông hoa và hơn hết muốn làm cây tre trung hiếu nhập vào cùng hàng tre bát ngát quanh lăng Người.
-> Điệp từ, nhịp điệu dồn dập, hình ảnh liên tiếp tâm trạng của nhà thơ lưu luyến và mong muốn được ở mãi bên Bác.
Nghệ thuật:
-Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài thơ.
-Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp thơ linh hoạt.
-Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hỉnh ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
-Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.
*Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào viếng lăng Bac.
III.Rút kinh nghiệm:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc