Câu 1. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào nào gồm tiàn cây có hoa?
A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng, cây rêu.
B. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây hoa loa kèn, cây hoa cúc.
C. Cây cam, cây rau bợ, cây rau cải, cây cau, cây táo.
D. Cây cọ, cây dừa, cây hành, cây thông, cây dương xĩ.
Họ và tên: . BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: 6 . Môn: SINH HỌC 6 I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm) 1. Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. (3,5 điểm) Câu 1. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào nào gồm tiàn cây có hoa? A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng, cây rêu. B. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây hoa loa kèn, cây hoa cúc. C. Cây cam, cây rau bợ, cây rau cải, cây cau, cây táo. D. Cây cọ, cây dừa, cây hành, cây thông, cây dương xĩ. Câu 2. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc? A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng. B. Cây bưởi, câu cà chua, cây hành, cây rau cải. C. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây bí xanh. D. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô. Câu 3. Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì: A. Gồm hai phần: Vỏ và trụ giữa. B. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất. C. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. D. Có ruột chứa chất dự trữ. Câu 4. Mạch rây là 1 bộ phận của rễ giữ chức năng: A. Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, la. B. Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. C. Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. D. Hút nước và muối khoáng hòa tan. Câu 5. Cấu tạo trụ giữa của thân lá: A. trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ, và ruột. B. Trụ giữa gồm biểu bì, một vòng bó mạch và ruột. C. trụ giữa gồm thịt vỏ, một vòng bó mạch và ruột. D. Trụ giữ gồm một vòng bó mạch (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột. Câu 6. Định nghĩa nào sau đây đúng về mô: A. Là 1 nhóm tế bào có hình dạng giống nhau B. Là 1 nhóm tế bào có cấu tạo giống nhau C. Là 1 nhóm tế bào cùng thực hiện 1 chức năng giống nhau. D. Là 1 nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng riêng. Câu 7. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào đối với sinh vật: A. Làm cho sinh vật duy trì nòi giống B. Làm cho sinh vật lớn lên C. Giúp sinh vật phát triển nòi giống D. Giúp sinh vật sinh trưởng, phát triển Câu 8. Căn cứ vào hình dạng bên ngoài, người ta chia rễ làm mấy loại A. Ba loại rễ là: rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ B. Hai loại rễ là: rễ cọc và rễ chùm C. Hai loại rễ là: rễ mầm và rễ cọc D. Hai loại rễ là: rễ chính và rễ phụ Câu 9. Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì: A. Gồm hai phần: Vỏ và trụ giữa. B. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất C. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. D. Có ruột chứa chất dự trữ. Câu 10. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ? A. Khi ra hoa, củ nhanh bị hư B. Khi ra hoa, chất dinh dưỡng tập trung nuôi hoa, làm giảm chất lượng, khối lượng củ. C. Khi ra hoa cây ngừng sinh trưởng, khối lượng củ không tăng D. Khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ giảm, rễ củ bị rỗng ruột. Câu 11. Thân dài ra do: A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào B. Chồi ngọn C. Mô phân sinh ở cành và ở ngọn D. Sự phân chia và lớn lên của tế bào ở mô phân sinh ngọn Câu 12. Vì sao khi trồng các cây đậu, bông, cà phê, ... trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường bấm ngọn, kết hợp với tỉa cành ? A. Khi bấm ngọn cây không cao lên B. Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển C. Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển D. Cả A, B và C đúng. Câu 13. Vỏ của thân non gồm những bộ phận: A. Vỏ và trụ giữa B. Biểu bì và mạch rây C. Biểu bì và thịt vỏ D. Vỏ và mạch rây Câu 14. Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ bộ phận nào ? A. Vỏ B. Trụ giữa C. Mạch rây D. Mạch gỗ 2. Điền vào chô trống (...) các từ hoặc cụm từ đã cho sau đây: Rễ, thân, mạch gỗ, mạch rây (1 điểm) .......(a)........ gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất nguyên sinh có chức năng chuyển nước và muối khoáng từ ........(b)......... lên ...........(c)............; ............(d).............. gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. 3. Điền chú thích cho hình vẽ sau: (1.5 điểm) 1) . 2) . 3) . 4) . 5) . 6) ..... II/. Tự LUậN: (4 điểm) Câu 1. (2 điểm) Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân chia diễn ra như thế nào? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? Câu 2. (1 điểm) Quá trình hút nước và muối khoáng hoà tan từ trong đất của rễ diễn ra như thế nào? Câu 3. (1 điểm) Vì sao ngwời ta thường bấm ngọn ở những cây lấy quả và lấy hạt? ========= HẾT ========= ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM SINH 6 I/. Trắc nghiệm khách quan. (4 điểm) 1. Chọn câu trả lời đúng: (1,5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B A C B D D D B C B D C C D 2. Điền từ hay cụm từ vào chổ trống: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Đáp án lần lượt 1 2 3 4 Đáp án Mạch gỗ Rễ Thân Mạch rây 3. Điền chú thích: (1,5 điểm) 1. Vách tế bào (0,25 điểm) 4. Nhân (0,25 điểm) 2. Màng sinh chất (0,25 điểm) 5. Không bào (0,25 điểm) 3. Chất yế bào (0,25 điểm) 6. Lục lạp (0,25 điểm) II/. Tự luận: (4 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). Nêu được: 1. Tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia (0,5 điểm) 2. Quá trình phân chia, gồm: - Từ 1 nhân hình thành 3 nhân, tách xa nhau (0,25 điểm) - Chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. (0,5 điểm) - Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. (0,25 điểm) 3. Ý nghĩa: Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.(0,5 điểm) Câu 2. (1,0 điểm) Nêu được: - Rễ mang các lông hút có khả năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất. (0,5 điểm) - Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ. (0,5 điểm) Câu 3. (1,0 điểm) Nêu được: Vì, bấm ngọn sẽ có tác dụng làm chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa để cho năng suất cao. (1,0 điểm) =========== HẾT ===========
Tài liệu đính kèm: