Bài kiểm tra môn: Văn bản

Bài kiểm tra môn: Văn bản

Đề bài 1

I.Trắc nghiệm : (3 điểm )

 Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi từ câu1 đến câu 6.

 Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

 Ta nhập vào hòa ca

 Một nốt trầm xao xuyến .

 Câu 1 : Đoạn thơ trên trong tác phẩm nào ? (0,5đ)

 A.Viếng lăng Bác C. Sang thu

 B. Mùa xuân nho nhỏ D. Nói với con

 Câu 2 : Đoạn thơ trên của tác giả nào ? (0,5đ)

 A.Hữu Thỉnh C.Thanh Hải

 B.Viễn Phương D.Y Phương

 Câu 3 : Chọn năm sáng tác đúng (0,5đ)

 A. 1975 C.1979

 B. 1978 D. 1980

 Câu 4: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào ? (0,5đ)

 A .Thể 5 chữ C .Thể 5 chữ có lặp lại từ ngữ

 B .Thể 6 chữ có lặp lại từ ngữ D.Thể 5 chữ, 6 chữ

 Câu 5 : Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào ? (0,5đ)

 A . Điệp từ C . Điệp ngữ và những hình ảnh chọn lọc

 B . Điệp ngữ D . Điệp từ và những hình ảnh chọn lọc

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài kiểm tra môn: Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯ ỜNG THCS-THSP LÝ TỰ TRỌNG BÀI KIỂM TRA 
Lớp:................................... Môn:.Văn bản (Phần thơ - Tuần 26)
Họ và tên:......................................... 	Thời gian : 45 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài 1
I.Trắc nghiệm : (3 điểm )
 Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi từ câu1 đến câu 6.
	Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hòa ca
	Một nốt trầm xao xuyến .
 Câu 1 : Đoạn thơ trên trong tác phẩm nào ?	(0,5đ)
 	A.Viếng lăng Bác	C. Sang thu
	B. Mùa xuân nho nhỏ	D. Nói với con
 Câu 2 : Đoạn thơ trên của tác giả nào ?	(0,5đ)
	A.Hữu Thỉnh	C.Thanh Hải
	B.Viễn Phương	D.Y Phương
 Câu 3 : Chọn năm sáng tác đúng 	(0,5đ)
	A. 1975	C.1979
	B. 1978	D. 1980
 Câu 4: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào ?	(0,5đ)
	A .Thể 5 chữ	 C .Thể 5 chữ có lặp lại từ ngữ
	B .Thể 6 chữ có lặp lại từ ngữ	 D.Thể 5 chữ, 6 chữ 
 Câu 5 : Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào ?	(0,5đ)
	A . Điệp từ	 C . Điệp ngữ và những hình ảnh chọn lọc
	B . Điệp ngữ	 D . Điệp từ và những hình ảnh chọn lọc
 Câu 6 : Nội dung của đoạn thơ là gì ?	(0,5đ)
	A.Mong muốn được sống có ích , cống hiến cho đời.
	B. Mong muốn được cống hiến cho đời.
	C. Mong muốn được cống hiến cho đất nước thêm tươi đẹp.
	D. Mong muốn được sống, cống hiến cho mùa xuân của thiên nhiên.
II. Tự luận : ( 7 điểm )
 Câu 1 : ( 2 điểm )
Cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là gì ?
 Câu 2 : (5 điểm )
Phân tích khổ thơ 2 ,3 , 4 trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương để làm rõ tình cảm của nhà thơ và mọi người đối với Bác .
	 Đáp án chấm đề 1
I.Trắc nghiệm : (3đ)
	Học sinh làm đúng mỗi câu được : (o,5đ )	
Câu hỏi
 câu 1
 câu 2
 câu 3
 câu 4
 câu 5
câu 6
Đáp án
 B
 C
 D
 C
 C
 A
 II.Tự luận	 : (7đ)
Câu 1: (2đ)
 Cảm xúc bao trùn trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nối đau xót khi tác giả vào lăng viếng Bác.
Câu 2 : (5đ)
 +Khổ 2: “Ngày ngày mặt trời.......bảy chín mùa xuân “
 - nghệ thuật: Hình ảnh thực “mặt trời” câu thứ nhất và “dòng người vào lăng viếng Bác” và ẩn dụ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai và hình ảnh “ kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sóng đôi	 (1đ)
 - Sự vĩ đại của Bác ,thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của nhân dân và nhà thơ đối với Bác.	(1đ)
 +Khổ 3 : “Bác nằm trong giấc ngủ...nghe nhói ở trong tim”
 - Nghệ thuật : Diễn tả chính xác, tinh tế sự yên tĩnh nghiêm trang và ánh sáng dịu hiền. Ẩn dụ 	(1đ)
 - Nội dung : Tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác . Bác sống mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi, Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc.Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của người. (1đ)
 +Khổ 4: Mai về miền Nam...cây tre trung hiếu chốn này”
 - Nghệ thuật : Điệp ngữ “Muốn làm” nhắc đi nhắc lại 3 lần	(0,5đ)
 - Nội dung Ước nguyện của nhà thơ muốn được mãi mãi ở bên Bác	(0,5đ)
	Người ra đề
	Đinh Thị Thanh
TRƯ ỜNG THCS-THSP LÝ TỰ TRỌNG BÀI KIỂM TRA 
Lớp:................................... Môn:.Văn bản (Phần thơ - Tuần 26)
Họ và tên:......................................... 	Thời gian : 45 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài 2
I.Trắc nghiệm : (3 điểm )
 Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi từ câu1 đến câu 6.
	“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
	 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
	 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
	 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Câu 1 : Đoạn thơ này trong tác phẩm nào ?	(0,5đ)
	A.Mùa xuân nho nhỏ	B. Viếng lăng Bác
	C.Nói với con	D.Sang thu
Câu 2 : Của tác giả nào ?	(0,5đ)
	A.Viễn Phương	B.Thanh Hải
	C.Y Phương	D.Chế Lan Viên
Câu 3 : Được sáng tác năm nào ?	(0,5đ)
	A.Năm 1974	B. năm 1975
	C. Năm 1976	D.Năm 1977
Câu 4 : Nôi dung khái quát của đoạn thơ là gì ?	(0,5đ)
	A.Ca ngợi sự vĩ đại của Bác
	B.Nỗi niềm đau xót của tác giả đối với Bác
	C.Lòng biết ơn với Bác
	D.Thương nhớ, lưu luyến không muốn rời xa Bác
Câu 5 : Đoạn thơ trên được sử dụng biện pháp tu từ nào ?	(0,5đ)
	A. So sánh	B. Ẩn dụ	
	C. Hoán dụ	D. Điệp ngữ
Câu 6 : Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ?	(0,5đ)
	A. Tự do	B.Bảy chữ
	C. Tám chữ	D.Sáu chữ
II.Tự luận : (7điểm )
 Phân tích khổ thơ sau đây :
	“Ta làm con chim hót
	 Ta làm một cành hoa
	 Ta nhập vào hòa ca
	 Một nốt trầm xao xuyến
	 Một mùa xuân nho nhỏ
	 Lặng lẽ dâng cho đời
	 Dù là tuổi hai mươi
	 Dù là khi tóc bạc”
	( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )
 	Đáp án chấm đề 2
I.Trắc nghiệm : (3đ)
Học sinh làm đúng mỗi câu được : (o,5đ )	
Câu hỏi
 câu 1
 câu 2
 câu 3
 câu 4
 câu 5
câu 6
Đáp án
 B
 A
 C
 D
 D
 C
 II.Tự luận	 : (7đ)
1.Mở bài : (1,5đ)
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
 - Nội dung khái quát của đoạn thơ : Khát vọng sống , cống hiến cho đời - Trách nhiệm của mọi người
Dẫn đề vào “Ta làm....tóc bạc”
2.Thân bài : (4đ)
 Phân tích giá trị : nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
 + Nghệ thuật : Điệp ngữ “Ta làm” và “dù là” ; Hình ảnh thơ độc đáo “Một mùa xuân nho nhỏ”
 +Nội dung : - Sự tự nguyện cống hiến một cách khiêm tốn ,sống có ích dâng hiến cho đời là một lẽ tự nhiên...
 -Tự nhủ mình phải cống hiến cả đời mình cho đất nước một cách âm thầm lặng lẽ ...
3.Kết bài : (1,5đ)
 - Ước nguyện sống đẹp của tác giả thật đáng trân trọng đáng học tập
 - Bài học cho bản thân ...
	Ngươi ra đề
	 Đinh Thị Thanh
Tuần 25-Tiết 123
Soạn ngày : 4/3/ o6
Dạy ngày : 9/3/ 06	 NGHĨA TỪƠNG MINH VÀ HÀM Ý
A.Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu .
 - Ren luyện kĩ năng dùng đúng hai cách diễn đạt nghĩa tường minh và hàm ý khi cần thiết.
 - Giáo dục HS yêu thích tiếng Việt , có ý thức dùng đúng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B.Chuẩn bị :
*Thầy : Nghiên cứu kĩ bài ở SGK + SGV , soạn bài , bảng phụ ghi sẵn ví dụ .
*Trò : Đọc kĩ các ví dụ và trả lời câu hỏi ở SGK và những yêu cầu của GV .
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS 
2.Kiểm tra bài cũ 
a.Câu hỏi : Cho ví dụ về thành phần biệt lập gọi đáp và nói công dụng của chúng?
b.Đáp án : - HS cho ví dụ có thành phần biệt lập gọi đáp đúng 	(5đ)
 - Công dụng của thành phần gọi đáp là dùng để tạo lập hoắc để duy trì quan hệ giao tiếp 	(5đ)
 3.Bài mới
*Hoạt động 1 : Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
-GV đưa bảng phụ có ghi ví dụ , cho HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi
-GV chia lớp thành các nhóm để HS thảo luận 
-Đại diện nhóm 1 trả lời : Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” ,Em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì ? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái ?
-Lớp nhận xét và bổ sung (nếu cần)
-Đại diện nhóm 3 trả lời : Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
-Lớp nhận xét và bổ sung 
*Hoạt động 2 : Cho HS rút ra ghi nhớ 
-Cô gọi cách nói thứ nhất “Trời ơi chỉ còn có 5 phút nữa” là cách nói có hàn ý .Cách nói ths hai là nói có nghĩa tường minh .Vậy em hiểu hàm ý là gì ? Nghĩa tường minh là gì ? Hai cách nói này khác nhau như thế nào ?
-HS đọc ghi nhứ SGK
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
-GV gọi HS đọc bốn bài tập và xác định yêu cầu từng bài tập một .
-Chia lớp thành các nhóm và phân công cụ thể bài tập cho tường nhóm để các em thảo luận trong vòng 5 phút
-Gọi đại diện tường nhóm lên bảng làm lần lượt từ bài một đến bài bốn
-Lớp nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và thống nhất HS ghi và vở
-GV cho HS đặt câu có hai cách nói trên
I.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
1.Ví dụ : (ghi trong bảng phụ )
2.Nhận xét
 - “Trời ơi chỉ còn có năm phút !” Anh thanh niên muốn nói “anh rất tiếc”nhưng không muốn nói thẳng điều đó vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình nên anh dùng từ “chỉ” =>Câu nói có hàm ý
 - Ô!Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! =>không chứa ẩn ý -Nghĩa tường minh
3.Bài học : Ghi nhớ SGK/75
II. Luyện tập 
1.Tìm câu có hàm ý của đoạn trích
a.“Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” Họa sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên
b. “Cô kĩ sư mặt đỏ ửng,nhận lại chiếc khăn và quay vội đi” =>Cô gái bối rối vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để khăn lại cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.
2.Tìm hàm ý của câu nói “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi quá sớm”
- Ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè đấy.
3.Tìm câu chứa hàm ý
Câu “Cơm chín rồi”=> muốn nói “ông vô ăn cơm”
4.Những câu in đậm không chứa hàm ý
“Hà nắng gớm về nào” (đnhs trống lảng)
“Tôi thấy người ta đồn...” (câu nói dở, chưa nói hết )
4.Củng cố : 
 - Hàm ý khác tường minh như thế nào ?
 - Trong cuộc sống thường ngày khi giao tiếp có cần sử dụng hàm ý không ? Vì Sao ?
5.Dặn dò : 
 Học bài và soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Chú ý khi sử dụng hàm ý cần chú ý mấy điều kiện đó là điêu kiện nào ? các tổ chuẩn bị kĩ cả nội dung và bài tập
D.Rút kinh nghiệm :
Tuần 26 - Tiết 126
Soạn ngày : 7/3/ 06
Dạy ngày : 13/3/ 06	MÂY VÀ SÓNG
	(Ta - go)
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và thấy được đặc sắc nghệ thuật của lối văn xuôi ,trong lời kể có xen đối thoại, cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ cho HS.
 - Giáo dục HS không nên vì quá ham chơi mà làm cha mẹ lo lắng . Phải yêu thương cha mẹ .
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Ảnh ,tư liệu về Ta-go, nghiên cứu SGK +SGV, soạn bài
 *Trò : Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi SGK
C.Tiến trình các hoạt động 
1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ 
 a.Câu hỏi :
 Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Nói với con” của Y Phương và nêu cảm nhận của em về bài thơ đó ?
 b.Đáp án : -HS đọc thuộc lòng và diễn cảm đúng bài thơ 	(5đ)
 -Tình cảm gia đình đầm ấm, con lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương cha mong con phát huy nối tiếp truyền thống tốt đẹp của quê hương. (5đ)
 3.Bài mới 
*Hoạt động 1: Khởi động
-GV giới thiệu bài
*Hoạt động 2 : Đọc - Hiểu văn bản
-Tóm tắt những nét chính về Ta-go?
-GV chốt lại những ý chính
-GV giới thiệu cách đọc, gọi HS đọc
-Em có nhận xét gì về cách tổ chức bài thơ ,có gì đặc biệt ?
-Bài thơ này là lời của ai nói với ai ?Lời đó chia làm mấy phần ? Các phần ấy có gì giống và khác nhau (về số dòng, cách xây dựng hình ảnh, tổ chức khổ thơ..) tác dụng của chỗ giống và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ ?Câu thơ trong bài có gì đặc biệt ?
-Những người trên mây và trên sóng đã nói gì với em bé ?
-Thiên nhiên rực rỡ bí ẩn mới lạ thú vị hấp dẫn với tuổi thơ .Dường như khó có thể chối từ lời mời gọi nhưng điều gì đã níu giữ em bé lại?
- Qua trò chơi với mây và sóng ta thấy em bé này là em bé như thế nào ?
*GV liên hệ thực tế để giáo dục HS
*HS thảo luận nhóm câu : Em bé đã tưởng tượng ra trò chơi đầy thú vị như thế nào ,hãy phân tích ? 
-Phân tích ý nghĩa của câu thơ “Con lăn...ở chốn nào” ?
-Đại diện nhóm trả lời .
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV bình thêm.
-Chỉ ra sự thành công về nghệ thuật d ... m...cây tre trung hiếu chốn này”
 - Nghệ thuật : Điệp ngữ “Muốn làm” nhắc đi nhắc lại 3 lần	(0,5đ)
 - Nội dung : Ước nguyện của nhà thơ muốn được mãi mãi ở bên Bác	(0,5đ)
4.Củng cố : 
 - GV nhặc HS xem lại bài lần cuối chuẩn bị nộp bài
 - GV thu bài về chấm
5.Dặn dò : - Về nhà xem lại bài xem mình làm đã đúng chưa, nếu chưa đúng phải học lại bài ngay.
 - Soạn bài Tổng kết văn bản nhật dụng (Hệ thống hóa các chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS .Nắm một số đặc điểm của văn bản nhật dụng .Tác dụng của văn bản nhật dụng)
D.Rút kinh nghiệm :
Tuần 26 - Tiết 130
Soạn ngày : 9/3/ 06
Dạy ngày : 17/3/ 06 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 
VIẾT Ở NHÀ
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Nhận ra được những ưu điểm , nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi. 
 - Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài .
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Chấm bài ,nhận xét những ưu ,khuyết điểm của HS, chọn những lỗi sai cơ bản của HS để hướng dẫn HS chữa lỗi .
 *Trò : Lập dàn ý bài văn
C.Tiến trình các hoạt động
1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra : Việc chuẩn bị dàn ý của HS
 	3.Bài mới
*Hoạt động 1: Nêu lại đề và tìm hiểu yêu cầu của đề
-HS nhắc lại đề bài
-Đề bài trên thuộc dạng nào ? Vấn đề cần nghị luận là gì ? Để làm được bài này cần lấy dẫn chứng ở đâu ?
*Hoạt động 2: HS lập dàn ý
-Mởi bài cần nêu được những gì ?
-Thân bài cần phân tích, chứng minh những luận điểm nào ? cần những luận cứ nào?
-Phần kết bài viết những gì ?
-Khi bình luận người viết cần chú ý những gì ?
-Lớp nhận xét bổ sung
-GV nhận xét và thống nhất
-GV nhận xét chung
-HS tự nhận xét bài làm của mình
-Bài viết đã đầy đủ yêu cầu của bài nghị luận chưa ?
-Các luận điểm đã đúng chưa? các luận cứ đã đầy đủ chưa,sinh động chưa?
-Bài viết đã có các nhận xét ,ý kiến riêng của mình đến mức nào?
-Bài em mắc những lỗi nào ?
-Lớp nhận xét và sửa lỗi
*Đề bài 
 Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân .
I.Tìm hiểu đề
-Dạng đề : Nghị luận về nhân vật trong truyện
-VĐCNL : Tình yêu làng,yêu nước của ông Hai
-Tư liệu : Lấy trong tác phẩm làng của Kim Lân
II.Dàn ý
 1.Mở bài : 
 Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai - nhân vật chính của tác phẩm , một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kì chống Pháp...
 2.Thân bài : 
 Phân tích , chứng minh các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn .
 -Tình yêu làng ,yêu nước của ông Hai là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện	
 + Đi tản cư nhưng cứ nhớ làng...	 
 +Luôn theo dõi tin tức kháng chiến...	 +Đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ( dẫn chứng có phân tích)	
 +Vui sướng khi tin đồn được cải chính (Mua quà cho con...kể hết nhà này đến nhà kia...)	 -Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc:	+Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật	 
 +Miêu tả nội tâm nhân vật tài tình	 +Các hình thức trần thuật linh hoạt (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...)	
3.Kết bài : 
 - Khẳng định sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật .	
 - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. 
III.Nhận xét chung
*Ưu điểm : Đa số các em hiểu đề ,bài viết theo đúng yêu cầu của đề . Bài viết bố cục rõ ràng ,bài viết đã phân tích, chứng minh được những nết nổi bật của ông Hai .Bài viết có cảm xúc chân thành.
*Nhược điểm :
-Viết còn sai lỗi chính tả .Viết câu còn sai , diễn đạt còn lủng củng
IV.Học sinh tự nhận xét và sửa lỗi
1.Lỗi chính tả
-Vui xướng -> vui sướng
-tủi nhụt -> tủi nhục
-cải chín -> cải chính
2.Câu sai
-Nói đến nhân vật ông Hai ở làng chợ Dầu .
=>Ông Hai là người nông dân có tình yêu làng ,yêu nước sâu đậm .
3.Diễn đạt và liên kết câu , đoạn văn
(GV lấy bài của học sinh (đã ghi trong bảng phụ ) để cho các em nhận xét và sửa lại cho đúng và hay )
4.Củng cố : 
 - Cho HS được điểm cao đọc bài văn của mình cho cả lớp nghe để học tâp.
 - GV lấy điềm vào sổ 
5.Dặn dò : 
 - Về nhà xem lại bài tiếp tục sửa những lỗi cong lại 
 - Chuẩn bị viết bài số 7 .Xem lại phương pháp làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ .
D.Rút kinh nghiệm :
Tuần 26 - Tiết 127
Soạn ngày : 7/3/ 06
Dạy ngày : 14/3/ 06 ÔN TẬP VỀ THƠ
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Ôn tập ,hệ thống kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn 9 . Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9 và các lớp dưới .Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 .
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ .
 - Giáo dục HS yêu thích thơ .
B.Chuẩn bị :
 *Thây : Nghiên cứu SGK +SGV, soạn bài , bảng phụ bảng hệ thống kiến thức thơ... 
 *Trò : Lập bảng ôn tập theo yêu cầu của giáo viên, trả lời các câu hỏi ở SGK
C.Tiến trình các hoạt động 
 	1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra : -Việc chuẩn bị bài của HS
	-Bài cũ sẽ kiểm tra kết hợp khi ôn tập
3.Bài mới
*Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học.
 Bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9
STT
Tên
bài thơ
Tác giả
Năm
ST
Thể
thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên,bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh,nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đệp tinh thần của người lính cách mạng
Chi tiết hình ảnh ngôn ngữ giản dị,chân thật cô đọng , giàu sức biểu cảm
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo-những chiếc xe không kính,khắc họa hình ảnh nổi bật những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì K/C chống Mỹ với tư thế hiên ngang,tinh thần dũng cảm,ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Chất liệu hiện thực sinh động
hình ảnh độc đáo;giọng điệu tự nhiên, khẻo khoắn giàu tính khẩu khí.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Bức tranh đẹp rộng lớn,tráng lệ về thiên nhiên vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền.Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động,niềm viu trong cuộc sống mới. 
Nhiều hình ảnh đẹp,rộng lớn được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng .
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp 7chữ và 8 chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu,thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Kết hợp giữa biểu cảm vơi miêu tả và bình luận;sáng tạo hình ảnh bếp lửắgn liền với hình ảnh người bà.
5
Khúc hát ru những em bé lớntrên lưngmẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là tám chữ
Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn liền với lòng yêu nước,tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai
Khai thác điệu ru ngọt ngào , trìu mến.
6
Ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
Hình ảnh ánh trăng trong thành phố,gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính,gắn bó với thiên nhiên,đất nước bình dị ,nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa,thủy chung
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng ; giọng điệu chân thành,nhỏ nhẹ mà thấm sâu
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru,ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người .
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước,thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng tha thiết;gần với dân ca,hình ảnh đẹp,giản dị,những so sánh sáng tạo
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
Tám chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác
Giọng trang trọng,thiết tha nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
Năm chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ .
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng cảm giác tinh nhạy ngôn ngữ chính xác gợi cảm.
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con,bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc
Cách nói giàu hình ảnh,vừa cụ thể , gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa
*Hoạt động 2: Sắp xếp các bài thơ trên theo từng giai đoạn
-Một HS trả lời câu hỏi 2: Sắp xếp theo giai đoạn và cho biết các tác phẩm thơ thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng tình cảm của con người ?
*Hoạt động 3: So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy được những điểm chung, nét riêng của mỗi tác phẩm.
-Tìm những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách thể hiện tình mẹ trong các bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng ?
-Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ :Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng ?
-Lớp nhận xét, bổ sung 
-GV nhận xét , thống nhất và ghi điểm cho HS.
*Hoạt động 4 : So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài như : Đồng chí ,Đoàn thuyền đánh cá? Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Ánh trăng ?
*Hoạt động 5 : HS phân tích một khổ thơ mà em thích nhất
(HS tự do lựa chọn khổ thơ mình thích để phân tích , sau đó lớp nhận xét, GV nhận xét )
2.Sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn
-Chống Pháp (1945 - 1954) : Đồng chí
-Hòa bình sau k/c chống Pháp (1954-1965) : Đoàn thuyền đánh cá ,Bếp lửa, Con cò.
-Chống Mĩ (1964-1975) : bài thơ tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru...mẹ.
-Sau 1975 : ánh trăng,Viếng lăng Bác,Nói với con , Sang thu, Mùa xuân nho nhỏ
=>Đất nước và con người VN trong 2 cuộc K/C chống Pháp và Mĩ tuy gian khổ nhưng rất anh hùng vì có lòng yêu quê hương đất nước, tình đồng chí lòng kính yêu Bác Hồ
3.So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau
a.Đề tài về tình mẫu tử - tình mẹ (Khúc hát ru...mẹ; Con cò; Mây và sóng)
b. Đề tài về người lính ( Bài thơ về ...không kính, Đồng chí, Ánh trăng )
4.So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ của bài : Đồng chí , Đoàn thuyền đánh cá , Bài thơ về tiểu...không kính và bài ánh trăng 
5.Phân tích một khổ thơ mà mình thích nhất
4.Củng cố :
 - Qua tiết học này các em cần nắm những gì ?
 - GV chốt lại những ý cơ bản 
5.Dặn dò :
 - Về nhà học bài để hôm sau sẽ kiểm tra một tiết văn (phần thơ) .Đề sẽ có 2 phần : Trắc nghiệm 3 điểm (học tác giả,tác phẩm, năm sáng tác, thể loại thơ, thuộc lòng các bài thơ) phần tự luận 7 điểm ( phân tích một đoạn thơ theo cảm nhận của mình)
D.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctu 25-kiem tra.doc