Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

A. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp học sinh:

+ Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

+ Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng nghị luận chính trị xã hội.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên : Soạn giáo án, Sưu tầm tài liệu về quyền trẻ em.

- Học sinh : Chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi trong sgk, tìm hiểu về việc thực hiện quyền trẻ em nơi địa phương mình đang sinh sống.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 	Tiết 11, 12
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh:
+ Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
+ Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng nghị luận chính trị xã hội.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên : Soạn giáo án, Sưu tầm tài liệu về quyền trẻ em.
- Học sinh : Chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi trong sgk, tìm hiểu về việc thực hiện quyền trẻ em nơi địa phương mình đang sinh sống.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
II/ Kiểm tra bài cũ.
? Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân sẽ gây lên những nguy cơ nào? Tìm những dẫn chứng cụ thể để làm rõ điều đó? 
	? Mỗi chúng ta cần phải àm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình?
III/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	A. Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: 
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
	Trẻ em thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đang gặp những khó khăn, cản trở nhất định, nó có ảnh hưởng rất xấu đến tương lai của các em. Một phần của bản “tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em” đã nói lên điều đó.
	B. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Khi đọc cần đọc mạch lạc, rõ ràng, khúc triết từng mục.
- GV đọc một đoạn sau đó gọi học sinh đọc tiếp, mỗi em đọc một mục văn bản. 
- Sau khi đọc, GV cho Hs nhận xét
- Nghe GV hướng dẫn đọc văn bản.
- Nghe GV đọc, theo dõi bạn đọc và nhận xét cacchs đọc của bạn.
I. Đọc - hiểu chú thích
1. Đọc văn bản và tìm hiểu từ khó.
Từ Khó:
+ Tăng trưởng: Phát triển theo hướng tốt đẹp, tiến bộ.
+Vô gia cư: Không gia đình, không 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV cho hai em tìm hiểu các từ khó: 2,3,5,6.
? Qua đọc văn bản, em thấy văn bản được viết theo kiểu loại văn bản nào? Sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào?
? Hãy chỉ rõ cách tổ chức hệ thống luận cứ dùng để lập luận của văn bản?
? Em có nhận xét gì về cách tổ chức của văn bản?
- GV dùng bảng phụ để kết luận 
- HS tìm hiểu từ khó.
- Trả lời, ghi chép 
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảng phụ và ghi chép nhanh những kiến thức cơ bản.
nhà ở
2. Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
a/ Kiểu văn bản.
+ Kiểu văn bản: Văn bản Nhật dụng.
+ Nghị luận xã hội
b/ Cách tổ chức lập luận.
- Mở đầu:Lý do của bản tuyên bố.
- Sự thách thức: Thưc trạng trẻ em trên thế giới.
- Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi.
- Nhiệm vụ: nhiệm vụ cụ thể.
=> Tổ chức rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần chặt chẽ.
C. Hoạt động 3 - Hướng dẫn học sinh đọc – tìm nội dung văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh theo dõi mục 1+2 của văn bản. Gv nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu.
? Mở đầu, bản tuyên bố đã thể hiện cách nhìn như thế nào về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em và quyền sống của trẻ em?
? Tâm lí trẻ em dễ bị tổn thương và sống phụ thuộc được thể hiện như thế nào? Tương lai của trẻ em phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ như thế nào? 
 ?Em nghĩ gì về cách nhìn như thế của cộng đồng thế giới đối với trẻ em?
* GV: Từ cách nhìn ấy, cộng đồng quốc tế đã tổ chức hội nghị cấp cao thế giới trẻ em để cùng nhau ca, kết và ra lời kêu gọi khản thiết với toàn nhân loại hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp.
? Cảm nnghĩ của em về lời tuyyên bố này.
- GV yêu cầu học sinh theo dõi vào đoạn kvăn tiếp theo.
? Tuyên bố cho rằng trẻ em đang chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh? Hãy khái quát những nỗi bất hạnh mà trẻ em đang gánh chịu
- HS theo dõi vào đoạn 1 và 2 của văn bản 
- Tìm kiếm và trả lời, nhận xét bổ xung câu trả lời của bạn.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi. nhận xét và bổ xung câu trả lời của bạn.
- Bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
- Nghe GV bình.
- Tự bộc ộ T/C
- Theo dõi văn bản
- Tìm kiếm, trả lời, nhận xét và bổ xung.
II. Đọc – hiểu nội dung văn bản.
1. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em và quyền sống của chúng trên thế giới.
- Đặc điểm tâm lý: Trong trắng, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng nhưng dễ bị tổn thương và phụ thuộc.
- Quyền sống:
+ Phải được sống trong vui tươi thanh bình, phải được học, được chơi,và phát triển.
+Tương lai của chúng phải được hình thành phù hợp với tương trợ.
- Trẻ em dễ súc động và yếu duối trước sự bất hạnh.
- Phải được bình đẳng, không bị phân biệt, phải được giúp đỡ về mọi mặt.
=> Cách nhìn nhận đầy tin yêu, trách nhiệm.
2. Sự thách thức, nhận thức của cộng đồng quốc tế về thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em thế giới.
- Trẻ em đang là:
+ Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực.
+ Nạn nhân của đói nghèo.
+ Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Theo hiểu biết của em, nỗi bất hạnh nào là lớn nhất đối với trẻ em? 
- Tuyên bố cho rằng những nỗi bất hạnh của trẻ em là những sự thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng.
Em hiểu thế nào là những sự thách thức đối với các nhà chính trị?
- Sau khi học sinh trả lời, GV nhận xét và kết luận bằng bảng phụ.
? Theo em hiểu thì tổ chức liên hiệp quốc tế đã có thái độ như thế nào trước những nỗi bất hạnh của trẻ em trên thế giới? 
GV bình để chuyển ý.
GV yêu cầu học sinh theo dõi mục 8 và 9 của văn bản. Sau đó nêu vấn đề cho học sinh thảo luận.
? Dựa vào cơ sở nào bản tuyên bố cho rằng cộng đồng quốc tế có cơ hội thực hiện được cam kết vì trẻ em? 
- GV nêu vấn đề tiếp: 
? Những cơ hội ấy xuất hiện ở Việt Nam như thế nào? Để nước ta có thể tham gia tích cực vào việc thực hiện tuyên bố về quyền trẻ em?
* Đứng trước những cơ hội như vậy, cộng đồng quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng cần phải xác định rõ những nhiệm vụ đặt ra, đó là những nhiệm vụ gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài.
GV yêu cầu học sinh theo dõi phần văn bản tiếp theo. Và nêu vấn đề cho học sinh tìm hiểu.
? Phần nhiệm vụ có những nội dung nào là cơ bản? Nội dung đó được thể hiện ở những mục nào?
? Hãy tóm tắt những nội dung chính của mục nêu nhiệm vụ cụ thể? 
- Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ để kết luận.
? Theo em nội dung nào là quan trọng nhất? 
- Quan sát văn bản.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ xung cho bạn.
- Suy ngĩ và trả lời.
- Nghe GV nhận xét.
- Trao đổi, tìm kiếm, nhận xét và bổ xung.
- Theo dõi văn bản.
- Tìm kiếm, suy nghĩ và trả lời. các em khác nhận xét và bổ xung ý kiến cho bạn.
- Lấy những dẫn chứng trong thực tế để chứng minh.
- HS quan sát vào nội dung VB, Tìm kiếm, trao đổi và trả lời.
- Nhận xét, bổ xung câu trả lời của bạn.
- Quan sát bảng phụ và ghi chép những kiến thức cơ bản
- HS tự bộc lộ suy nghĩ.
Bảng Phụ
- Có thể giải thoát nỗi bất hạnh đó bằng:
+ Loại bỏ chiến tranh, bạo lực.
+ Xoá đói, giảm nghèo.
+ Đề cao tình tương thân, tương ái
- Thách thức đối với nhứng nhà lãnh đạo chính trị đó là:
+ Là những khó khăn trước mắt cần phải có ý thức vượt qua.
+ Ở cương vị lãnh đạo quốc gia, Họ cần làm như thế nào để vượt qua những khó khăn trong sự nghiệp vì trẻ em.
- Thái độ của liên hiệp quốc đối với trẻ em:
+ Nhận thức rõ thực trạng đau khổ của trẻ em trên thế giới. 
+ Quyết tâm giúp các em vượt qua bất kỳ nỗi bất hạnh nào
3. Những cơ hội: Nhận thức về khả năng của cộng đồng quốc tế có thể thực hiện được lời tuyên bố vì trẻ em.
- Cơ hội quốc tế: 
+ Các nước đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em.
+ Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã tạo ra cơ hội để các em thực sự được tôn trọng.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế.
- Cơ hội ở đất nước Việt Nam 
+ Có đủ pgương tiện và kiến thức
+ Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng.
+ Nền chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế đều, hợp tác quốc tế mở rộng.
4. Giải pháp cụ thể của cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em.
- Gồm 2 nội dung cơ bản:
+ Nêu nhiệm vụ cụ thể: (mục 10 -> 15)
+ Nêu biện pháp thực hiện (mục 16,17)
Bảng phụ.
- Nêu nhiệm vụ cụ thể gồm:
+ Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng.
+ Quan tâm nhiều hơn đến trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh khó khăn.
+ Đối sử bình đẳng Gái và Trai.
+ Được học hết cơ sở.
+ Bảo đảm cho bà mẹ an toàn khi mang thai và sinh đẻ.
Tạo cho tre tha hương biết lai lịch và tạo môi trường sống an toàn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Phần nêu những biện pháp cụ thể có điều gì cần lưu ý? 
Sau khi HS trả lời, GV chốt kiến thức và tiếp tục nêu vấn đề cho học sinh tìm hiểu.
- Trẻ em Việt Nam đã được hưởng những quyền lợi gì từ những nỗ lực của Đảng và nhà nước ta?
- Tìm kiếm, suy nghĩ, trao đổi và trả lời, nhận xét và bổ xung 
- Nghe GV kết luận và ghi chép.
- Tự liên hệ thực tế và trả lời
- Biện pháp: 
+ Cần đảm bảo đều đặn sự tăng trưởng kinh tế để có điều kiện vật chất chăm lo đến đời sống trẻ em.
+ Cần có những nỗ lự liên tục và phối hợp trong hành động vì trẻ em.
(Quyền được vui chơi, học hành, bảo vệ và chăm sóc  )
D. Hoạt động 4 - Hướng dẫn học sinh tổng kết và luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV nêu vấn đề:
? Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay đối với vấn đề này? 
? Để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay, em tự nhận thấy mình phải làm gì?
- Thảo luận và trả lời câu hỏi dựa vào ghi nhớ.
- Nhận xét và bổ xung.
- Trao đổi và tự bộc lộ suy nghĩ của mình.
III. Tổng kết và luyện tập.
1. Tổng kết
(GV cho học sinh học ghi nhớ trong SGK)
2. Luyện tập
Bản thân cũng cần phải yêu thương, chăm sóc và bảo vệ trẻ em ..
E. Hoạt động 5 - Hướng dẫn học ở nhà
	? Hãy viết một đoạn văn nói về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương em đang sống? theo em, địa phương em đã thực hiện đúng theo các tuyên bố về quyền trẻ em chưa?
Chuẩn bị trước văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương. 
----------------------***--------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 	Tiết 13
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
Mục tiêu cần đạt.
- Thông qua bài học, giúp học sinh:
+ Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
+ Rèn luyện kỹ năng nhân diện, vận dụng và phân biệt các phương châm hội thoại được học.
+ Tích hợp với văn bản: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ ”
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: Bảng phụ, các đoạn hội thoại, soạn giáo án  SGK và SGV
- Học sinh: tìm hiểu các cuộc hội thoại trong cuộc sống và tìm hiểu các cuộc hội thoại trong các đoạn truyện đã được học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
II/ Kiểm tra bài cũ.
Em hiểu thế nào về phương châm lịch sự và phương châm cách thức? Câu ca dao sau đây ấu liên quan đến phương châm hội thoại nào? 
Khi nói chuyện mà mỗi người nói một chủ đề khác nhau thì đã vi phạm phương châm hôi thoại nào? Cho một ví dụ cụ thể?
III/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	A. Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Trong khi giao tiếp chúng ta cần chú ý tới những mối quan hệ nào trong giao tiếp để đảm bảo được đúng phương châm hội thoại đã học? trong giờ học hôm nay, thầy và các em sẽ tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa phương châm hội thoại 
với tình huống giao tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV cho 1 HS đọc truyện cười trong VD 
? Câu hỏi của chàng rể có tuân thủ đúng phương châm hội thoại không? Tại Sao? 
? Câu hỏi đó có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không? tại sao vậy?
? Từ câu truyện trên em rút ra bài học gì trong giao tiếp? 
GV yêu cầu một học sinh đọc mục ghi nhớ trong SGK?
- HS đọc truyện. 
- Tìm hiểu, suy nghĩ và trả lời, nhận xét, bổ xung.
- HS rút ra bài học kinh nghiệm về giao tiếp.
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK.
1. Truyện cười: Chào hỏi
- Câu hỏi của chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự chào hỏi đúng mực và sự quan tâm đến người khác.
- Câu hỏi không sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất bả trèo xuống để trả lời.
=> Khi giao tiếp, không những phải tuân thủ phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
2. Ghi nhớ:
(Học sinh học trong SGK)
Hoạt động 3 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ
Phương châm hội thoại
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV nêu vấn đề:
? Em đã được học những phương châm hội thoại nào?
GV yêu cầu HS thảo luận:
? Trong các bài học ấy, tình huống nào có phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- GV gọi 1 em đọc đoạn văn trong SGK (Trang 37)
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? 
? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu? 
- GV nêu vấn đề: Nếu có một người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối thì sau khi khám bệnh, bác sĩ khám bệnh có nên nói thật cho người đó biết không? Vì Sao? 
- GV yêu cầu học sinh nêu một số tình huống cụ thể.
- Trả lời dựa và các bài đã học.
- Thảo luận vấn đề và trả lời, nhận xét, bổ xung.
- Đọc VD
- Suy nghĩ và trả lời. các em khác có thể bổ xung.
- Thảo luận và trả lời.
- Nhận xét bổ xung ý kiến
- HS tự nêu lên một số tình huống.
1. Chỉ có hai tình huống trong phương châm lịch sự là được tuân thủ, các tình huống còn lại không được tuân thủ,
2. Trong câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An. Như vậy, phương châm về lượng không được tuân thủ.
- Vì để tuân thủ phương châm về chất nên Ba phải trả lời như vậy.
3. Không tuân thủ phương châm về chất -> có thể chấp nhận vì câu trả lời đó giúp cho bệnh nhân lạc quan.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV nêu vấn đề tiếp:
? Khi nói: “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?
? Theo em nên hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào? 
? Những trường hợp nào có thể chấp nhận việc không tuân thủ phương châm hội thoại?
GV: Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK trang 137.
- Trao đổi và trả lời, các em khác nghe, nhận xét và bổ xung.
- Trả lòi.
4. Xét về ngiã hiển ngôn, không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét về nghĩa hàm ẩn, Vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
=> Hiểu: Ngoài tiền bạc con người có mối quan hệ thiêng liêng khác như tình cảm cha con, bè bạn  -> không vì tiền bạc mà quên tất cả.
* Ghi nhớ:
(SGK trang 37)
Hoạt động 4 - Hướng dẫn học sinh Luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1/38.
Giáo viên lưu ý thêm.
─ Đối với người đã đi học và biết chữ thì đây là câu trả lời đúng.
Giáo viên gợi cho học sinh.
─ Theo nghi thức giao tiếp thông thường đến nhà ai Þ chào hỏi, sau mới đề cập đến chuyện khác.
─ Trong tình huống này : các vị khách giận dữ, nặng nề nói năng như vậy là không có lý do chính đáng.
Đọc bài tập 1/38.
Trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. nhận xét và bổ xung 
Đọc bài tập 2/38.
- Học sinh thảo luận.
Bài 1/38
─ Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.
─ Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm quả bóng Þ cách nói của ông bố không rõ đối với cậu bé.
Bài 2/38.
─ Không tuân thủ phương châm lịch sự.
─ Không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp.
─ Thái độ và lời nói của các vị khách thật là hồ đồ, chẳng có căn cứ.
Hoạt động 5 - Hướng dẫn học sinh học ở nhà
─ Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận ?
─ Xây dựng các đoạn văn hội thoại.
─ Chuẩn bị làm bài viết số 1.
---------------------------------***-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 9 tuan 3.doc