Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25

TIẾT 21: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được :

 - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

 - Sự phát triển của từ vựng được thể hiện trước hết ở một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sỡ nghĩa gốc .

2. Kỹ năng: - Luyện kĩ năng sử dụng tốt từ ngữ

3. Thái độ: GD ý thức học tập, rèn luyện kỷ năng

B. CHUẨN BỊ :

+ Giáo viên : Bảng phụ , bút lông

 + Học sinh : - Tra từ điển các từ ở bài tập 4/57

 - Ôn lại từ nhiều nghĩa ở lớp 6

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng: / / 2009
	Tiết 21: sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được :
	- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
	- Sự phát triển của từ vựng được thể hiện trước hết ở một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sỡ nghĩa gốc .
2. Kỹ năng: - Luyện kĩ năng sử dụng tốt từ ngữ 
3. Thái độ: GD ý thức học tập, rèn luyện kỷ năng
B. Chuẩn bị : 
+ Giáo viên : Bảng phụ , bút lông
	+ Học sinh : 	- Tra từ điển các từ ở bài tập 4/57 
 	- Ôn lại từ nhiều nghĩa ở lớp 6 
c. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp (1.ph) : Kiểm tra sĩ số ..................................................................
	..................................................................
2.Kiểm tra bài cũ : (4.ph)
	? Thế nào là cách dẫn trực tiếp , dẫn gián tiếp 
	? Dẫn ý và dẫn lời giống nhau về nội dung và tac dụng thực tế đúng hay sai.
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề: (1.ph) Sự phát triển của từ vựng là một quy luật tất yếu của ngôn ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội 
b. Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (.....ph) Tìm hiểu sự biến đổi , phát triển nghĩa của từ ngữ 
 *)Bảng phụ : 
? Từ “kinh tế” trong bài thơ có nghĩa là gì 
- Hình thức nói tắt : “kinh bang tế thế” -> ôm ấp hoài bão ...
? Ngày nay từ kinh tế có được hiểu như thế không 
- Khác -> toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất 
? Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ .
*)Bảng phụ :
Chú ý từ in đậm 
? Hãy xác đình nghĩa của từ “xuân , tay”trong các câu trên , trong các nghĩa đó , nghĩa nào là nghĩa gốc , nghĩa nào là nghĩa chuyển .Học sinh thảo luận trả lời 
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ .
Hoạt động 2: (.....ph) Luyện tập 
Học sinh thực hành độc lập .
Học sinh trao đổi nhóm , nghĩa gộc , nhĩa chuyển , cho ví dụ mỗi loại 
Thực hiện tiếp các từ còn lại 
?Hoạt động nhóm. 
- Tìm thêm trường hợp tưong tự 
I. Sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ .
Ví dụ 1 : 
- Kinh tế 
*)Nghĩa của từ không phải là bất biến , nó có thể biến đổi theo thời gian , có nghĩa củ mất đi đồng thời nghĩa mới hình thành .
Ví dụ 2 : 
a) (Chơi) xuân -> mùa (gốc)
 ( Ngày ) xuân -> tuổi trẻ 
b) ( trao) tay -> gốc 
 Tay ( buôn)-> hoán dụ (chuyển).
*Ghi nhớ trang 56.
II. Luyện tập
1/ Từ “chân: trong các câu sau là từ nhiều nghĩa . hãy xác định .
(sau)chân : gốc 
từ chân : chuyển (hoán dụ )
từ chân : chuyển ( ẩn dụ ) 
từ chân : nt.
2/ Trà atisô , trà sâm được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ .
4/ - Hội chứng có nghĩa gốc : Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh .
- Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng. sự biểu hiện một tình trạng. một vấn đề xã hội cùng xuất hiện nhiều nơi.
Sốt :
Gốc : Tăng nhiệt độ có thể lên quá mức bình thường do bị bệnh .
Chuyển : ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu , khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng ...
5/ Mặt trời thứ hai : Từ tiếng việt ận dụ 
-> Cảm nhận của nhà thơ không phải là hinh tượng phân tích nghĩa của từ vì sự chuyển nghĩa của từ .
Câu thơ chỉ có tính chất tạm thời.
4. Củng cố : (3 ph)
Nhắc lại nội dung nghi nhớ 
Phân biệt hiện tượng, phân tích nghĩa của từ với tu từ từ vựng 
Em có nhận xét gì về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ .
5. Dặn dò về nhà : (4.ph)
a. Học bài, làm bài tập 3,4 
b. Chuẩn bị lài “ luyện tập tóm tắt văn bản tự sự ” tóm tắt “chuỵên người con gái Nam Xương.”.
“ Lão Hạc, chiếc lá ...” ngữ văn 8.
D. Phần bổ sung : ................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng: / / 2009
Tiết 22: chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn quan lại, vua chúa dưới thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
 	Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tùy bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng phâ tích văn bản thể loại tùy bút.
3. Thái độ:Phê phán,lên án bản chất tham lam vô độ cuả bọn vua quan PK
B. Chuẩn bị : 
 	+ Giáo viên : Nghiên cứu bài
 	+ Học sinh : Soạn, đọc kỹ 19 chú thích trang 62
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: (1 ph) Kiểm tra sĩ số: .........................................................................	 ........................................................................ 
2 Kiểm tra bài cũ : (4 ph) 
- Phân tích nhân vật Vũ Nương qua tình huống thứ ba: Bị chồng nghi oan.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Phạm Đình Hổ- một nho sỹ sống trong thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng => ẩn cư => “ Vũ Trung tùy bút” Một tác phẩm văn xuôi ghi lại hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó ( thế kỷ 18) 
 	b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1:(...p)
+ HS đọc chú thích SGK
Em hãy nêu một số tác phẩm chính?
-Hãy giới thiệu xuất xứ của tácphẩm 
+ Học sinh đọc văn bản, chú ý một số từ khó: Kẻ thức giả, phung thư.
-Nêu nội dung khái quát của văn bản?
-Văn bản thuộc thể loại gì?
-Em hiểu gì về thể loại tùy bút? 
-Tìm hiểu bố cục văn bản?
 + HS trao đổi 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
-Phạm Đình Hổ(1768-1839) quê ở Hải Dương, sinh ra trong một gia đình khoa bảng.
Sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.
Thơ văn của ông chủ yếu là ký thác tâm sự .
-Tác phẩm chính:Khảo cứu:Bang giao điển lệ,Lê triều hội điển,An Nam chí,Ô chau lục.
Sáng tác văn chương:VTTB.....
-“Vũ trung tùy bút”là mộttác phẩm văn xuôi xuất sắcghi lại một cách sinh độngvà hấp dẫn những hiện thực đen tối của lịch sử nước tathời đó.
2.Bố cục: 2 phần
3.Đọc văn bản - tìm hiểu chú thích:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
- Tìm những chi tiết nói về cuộc sống cua chúa Trịnh và bon tai sai hầu cận ?
* HS trình bày:
- Em có nhận xét gì về những sự việc trên ?
cách thể hiện như thế nào ?
- Theo em chi tiết đắt nhất được lựa chọn là chi tiết nào ? Thuật lại đoạn đó.
- Tác gả muốn nói gì qua cách thể hiện 
sinh động chi tiết này.
- Cùng với miêu tả cảnh, âm thanh nào gợi nhiều liên tưởng ?
 + Âm thanh báo trước điềm gở: Sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến.
+ Em có suy nghĩ gì về cảm xúc và thái độ của tác giả.
 * HS thảo luận
- Tìm những chi tiết kể về những thủ đoạn của bọn quan lại
* HS phát hiện
- Suy nghỉ của em về những hành vi đó ?
* HS thảo luận nhóm bình luận.
- Trước những thủ đoạn đó của bọn quan lại người dân rơi vào cảnh như thế nào ?
- Các nhà giàu bị vu cho là...
- Xông vào nhà bất kể đêm ngày phá tường để khiêng ra
- Kêu van chì chiết.
- đập non bộ, phá bỏ cây cảnh để khỏi tai vạ
- Những sự việc đó TG ghi lại nhằm mục đích gì ?
- Hình ảnh đối lập, phương pháp so sánh liệt kê
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại :
+Xây dựng điện đài liên miên,hao tiên tốn của.
+Du hí cầu kỳ tốn kém,huy động nhiều sức người ,cản trở sinh hoạt của nhân dân.
“ Mỗi tháng vài ba lần”
“Buổi ấy ...thu lấy”
=>Liệt kê, miêu tả sinh động -> khách quan, khắc họa rõ nét cuộc sốngăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa, quan lại 
thời vua Lê, chúa Trịnh.
=>Cây đa cổ thụ
=>uy quyền và thói ăn chơi tốn hao công của của nhà chúa.
-Âm thanh chim kêu vượn hót,ồn ào->ấn tượng trùng hợp->gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc, báo trước điềm gỡ.
-> thái độ phê phán không đồng tình
2.Thủ đoạn của bọn quan hầu cận
(thói lộng hành nhũng nhiễu của bọn hoạn quan cung giám)
-ỷ thế hoành hành
-Vừa ăn cướp, vừa la làng
->Ngang ngược, tham lam, tàn bạo
vô lý bất công->hẳn phải có sự dung túng của bề trên.
*Cảnh hỗn loạn trong dân gian, lòng người lo sợ không yên.
* Thái độ lên án phê phán hiện thực thời vua Lê, chúa Trịnh.
Hoạt động 3:
-Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
III. Ghi nhớ
1. Nghệ thuật: Kể + TT khách quan
- Thành công với thể tùy bút.
+Phản ánh cụ thể ,chân thựcbằng các pp liệt kê, miêu tả, so sánh.
- Xây dựng hình ảnh đối lập.
2. Nội dung:
- Phản ánh cuộc sống xa hoa,vô độ cùng với bản chất tham lam tàn bạo,vô lý, bất công của bọn vua quan phong kiến.
 4. Củng cố: (3 ph)
- Bức tranh hiện thực trong tùy bút cho ta bíêt những gì?
- Thái độ của nhà nho Phạm Đình Hổ?
- Việc vui chơi của vua Lê chúa Trịnh: Chặt cây to, bắt chim quý, thú lạ... sẽ ảnh hưởng gì đến MT ? Phân tích tác hại của việc làm đó. Liên hệ đến tình hình hiện nay 
5. Dặn dò về nhà: (4.ph) 
- Học bài ,chú ý dẫn chứng,tập bình luận
- Soạn “Hoàng lê nhất thống chí”
- Đọc “Quang Trung đại phá quân Thanh”, “Phong trào Tây Sơn....”
d. Phần bổ sung : ................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng: / / 2009
 Tiết: 23 Hoàng Lê nhất thống chí ( 2 tiết)
( Hồi thứ 14-trích)-Ngô gia văn phái
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh.Sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân, hại nước. Qua đó, thấy được quan điểm, ý thức của tác giả hiểu sơ bộ về thể loại và nghệ thuật văn bản.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích tác phẩmvăn xuôi cổ,học tập trần thuật kết hợp miêu tả.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm kiên cường của cha ông.
B. Chuẩn bị : 
+ Giáo viên : - Nghiên cứu bài, đọc “phong trào Tây Sơn đứng lên làm nhiệm vụ thống nhất đất nước”. 
 	- Chân dung người anh hùng áo vải đất Tây Sơn.
 	+ Học sinh : Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
c. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:(1 ph) Kiểm tra sĩ số: .......................................................................
	.......................................................................
2. Kiểm tra bài cũ :(4 ph)
 	1: Phân tích những chi tiết kể về cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận?
 	2: Suy nghĩ của em về nhận xét của Phạm Đình Hổ cuối phần cuộc sống xa hoa của phủ chúa “Mỗi khi đêm...bất tường”?
3. Bài mới:
 	a) Đặt vấn đề: “ Hoàng Lê...” viết về sự kiện lịch sử chịu ảnh hưởng lối viết tiểu thuyết chương hồi  ... p các tướng sỹ – Thân chinh cầm 
- Dận lắm.quân, lên ngôi vua.
- Làm lễ xong, tự => đại binh đến Nghệ An 
- Mộ thêm quan 
=> Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.
4. Củng cố ( 3p): 
	- Chứng minh Nguyễn Huệ là người bình tĩnh hành động nhanh kịp thời mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.
	- Giải thích đầu đề => Hoàng Lê thống nhất giang sơn
5. Dặn dò về nhà (4 p) : - Nắm vững bài, soạn tiếp phần còn lại hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ và hình ảnh bọn vua quan bán nước
d. Phần bổ sung ......................:...............................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng: / / 2009
Tiết: 24 Hoàng Lê nhất thống chí ( Tiêp theo)
( Hồi thứ 14-trích)-Ngô gia văn phái
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh.Sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân, hại nước. Qua đó, thấy được quan điểm, ý thức của tác giả hiểu sơ bộ về thể loại và nghệ thuật văn bản.
2. Kỹ năng: 	- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm văn xuôi cổ, 
	- Học tập trần thuật kết hợp miêu tả.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm kiên cường của cha ông.
B. Chuẩn bị : 	+ Giáo viên : - Nghiên cứu bài, 
+ Học sinh : - Tìm hiểu, soạn phần 2 
c. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:( 1ph) Kiểm tra sĩ số ........................................................................
	.......................................................................
2. Kiểm tra bài cũ :(3 ph) - Kiểm tra vở soạn của 3 HS
3. Bài mới:
 	 a) Đặt vấn đề: phân tích hình tượng anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ. 
 	b) Triển khai bài:
Hoạt động 3 (...p): 
? Trong lời dụ lính Quang Trung nhận định thời cuộc, thế tương quan chiến lược giữa tavà địch, đồng thời, còn chỉ cho họ điều gì ?
- Khẳng định chủ quyền Dân Tộc.
- Nêu bật chính nghĩa của ta – Phi nghĩa của địch – Truyền thống chống giặc ngoại xâm của DT ta
- Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỷ luật nghiêm, thốngnhất ý chí để lập công lớn.
- Lời dụ lính có tác động tới các tướng sỹ NTN?
? Qua việc làm đó em con cảm nhận được gì về người anh hùng Nguyễn Huệ ?
- Sau khi duyệt binh biểu dương lực lượng và khí thế quân sỹ ở Nghệ An, Quang Trung kéo đến Tam Điệp. Quang Trung đã phân tích sự việc và xét đoán bề tôi NTN ? 
HS thảoluận trả lời.
- Theo binh pháp: Quân thua chém tướng.
- Hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc
- Tư thế oai phong lẫm liệt.
- Chiến lược thần tốc bất ngờ, đánh nhanh thắng nhanh
- Tài quân sự: Nắm bắt tình hình địch ta, xuất quỷ nhập thần .
- Tài dùng binh của Nguyễn Huệ còn được thể hiện qua việc tổ chức các trận đánh, em hãy chứng minh ?
- Trận Hà Hồi: Vây kín làng, bắc loa truyền gọi ... 
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả trận đánh của Nguyễn Huệ ? 
- Với lập trường dân tộc và lòng yêu 
nước, tác giả viêt với sự phấn chấn những trang viết chân thực có màu sắc sử thi.
- Nhận xét tổng quát về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Quân tướng nhà Thanh được tác giả miêu tả như thế nào ?
- Tôn Sỹ Nghị sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp nhằm hướng bắc mà chạy
- Quân sỹ hoảng hồn tranh nhau qua cầu, xô nhau chạy, ... => Sông Nhị Hà tắc nghẽn
- Nhận xét của em về những hình ảnh trên ?
- Hình ảnh bọn vua tôi hiện lên trong đọan trích như thế nào ?
- Đem vận mệnh cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.
- Em có nhận xét gì về hình ảnh bọn vua quan bán nước ?
II) Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
- Lời dụ lính có tình có lý, ngắn gọn thuyết phục => Như một lời hịch => kích thích lòng yêu nước, truyến thống quật cường của DT.
* Nguyễn Huệ là người sáng suốt nhạy bén có tài thu phục quân sỹ
* Sáng suốt mưu lược trong việc xét đoán dùng người .
* Tầm nhìn xa trông rộng có niềm tin tuyết đốỉ ở chiến thắng.
- Bậc kỳ tài trong việc dùng binh: Bí mật thần tốc bất ngờ.
* Bằng cách khắc họa trực tiếp, gián tiếp với biện pháp tả thực, hình ảnh người anh hùng dân tộc hiện lên đẹp đẽ, tài giỏi, nhân đức.
2) Hình ảnh bọn xâm lược và bọn tay sai bán nước
a. Quân tướng nhà Thanh được tin Quang Trung đã vào Thăng Long:
- Tôn Sỹ Nghị sợ mất mật ...
- Quân sỹ hoảng hồn ...
* Sự thất hại thảm hại.
b) Bọn vua tôi bán nước
- Lê ChiêuThống cùng bọn bề tôi đưa Thái Hậu ra ngoài, chạy bán sống, bán chết ...
- Đuổi kịp Tôn Sỹ Nghị “ nhìn nhau than thở, oán giận, chảy nước mắt, Tôn Sỹ Nghị cũng lấy làm xấu hổ” 
* Thất bại thảm hại => đó là điều tất yếu, đáng khinh bỉ của kẻ quỳ gối ôm chân.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
- Nghệ thuật nỗi bật của văn bản trích là gì ?
- Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì ?
- Tại sao Ngô gia văn phái là người triều Lê mà họ lại có những trang viết về Quang Trung hay như thế ?
- HS thảo luận.
Gọị HS đọc phần ghi nhớ.
+ Khắc họa thành công người anh hùng giàu chất sử thi.
+ Kể sự việc rành mạch, khách quan.
+ Tác giả tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnh Nguyễn Huệ và sự thất hại thảm hại của bọn xâm lược và lũ vua quan bán nước.
+ Cảm quan lịch sử, lòng tự hào dân tộc, tôn trọng lịch sử
+ Quang Trung – Nguyễn Huệ là người anh hùng
II. Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố (3 p): 	- Quang Trung - Nguyễn Huệ là người ?
	- Hình ảnh bọn xâm lược và lũ bán nước ?
5. Dặn dò về nhà (4.p) : 
Năm vững nội dung và phân tích được nội dung mỗi phần
Chuẩn bị bài mới: sự phát triển của từ vựng
GV hướng dẫn chuẩn bị làm bài tập 4: + Từ ngữ: Chiền, búa, pheo
E. Phần bổ sung :	 + Sinh ngữ: 
	......................:...............................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / / 2009
Ngày giảng: / / 2009
Tiết: 25 Sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ vựng, một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm số lượng của các từ ngữ nhờ: 
	 + Cấu tạo thêm từ ngữ mới
 + Mượn từ ngữ của nước ngoài 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng đúng chỗ trong khi nói viết.
3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức mượn từ ngữ nướcngoài, tránh lạm dụnh và giữ gìn sự trong sáng, phong phú của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị : 
 + Giáo viên : - Nghiên cứu bài tập 4: Từ ngữ có thể chết đi và có thể phát triển theo sự phát triển của xã hội (tham khảo sách: Từ điển từ mới tiếng việt), Từ mượn lớp 6.
 + Học sinh: - ôn bài từ mượn lớp 6, bảng phụ mục 2 (I), BT 1/74 - ghi trên giấy rô ky 
c. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:(1 ph) -Kiểm tra sĩ số ............................................................................
	............................................................................
2. Kiểm tra bài cũ :3. ph) -
 Em hãy trình bày phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ?
3. Bài mới:
 	a) Đặt vấn đề: Xã hội phát triển, từ vựng cũng không ngừng thay đổi và phát triển phát triển 
 	b) Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: Tìm hiểu cách cấu tạo từ ngữ mới:
- Hãy chobiết trong thời gian gần đây có những từ ngữ mới nào được cấu tạo trên cở các từ: điện thoại, kinh tế ,di động?
HS thảo luận nhóm. Gv mời đại diện 2 nhómlên trình bày kết quả.
- HS nhận xét , Gv chốt.
- Trong tiếng Việt có từ được cấu tạo theo mô hình x+tặc, em hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện theo nô hình đó?
- Tìm những mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc?
- Chọn 2 kết quả của 2 nhóm đưa lên bảng nhận xét .
- Từ hai ví dụ trên em hãy cho biết đưa thêm những từ ngữ mới để làm gì?
I. Cấu tạo từ ngữ mới:
1.-Điện thoại
+ Điện thoại di động
+ Điện thoại nóng
-Kinh tế
+Kinh tế tri thức
+ Đặc khu kinh tế
2.
x+tặc->tin tặc,lâm tặc
x+nghiệp
x+viên
x+hóa
*Tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng việt
Hoạt động 2 (...p): Tìm hiểu mượn từ ngữ củatiếng nước ngoài :
-Xác định từ Hán Việt trong 2 phần trích?
- Tìm những từ ngữ chỉ kháiniệm;
- Bệnh mất khả năng miễn dịch gây tửvong ?
- Nghiên cứu một cách có hệ thống ...?
- Những từ tìmở 2ví dụ (3,4) có nguồn gốc ở đâu?
- Mượn tiếng nước ngoài 
- Mượn từ nước nào nhiều hơn? => Hán Việt
 II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
Ví dụ 3a:
- Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh...
Ví dụ 3b:
- Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp...
Ví dụ 4: 
a. AIDS.
b. Ma-két –tinh.
 *Mượn từ ngữ củatiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triểntừ vựng tiếng Việt. Bộ phận quan trọng: HV
Hoạt động 3(...p) : Hướng dẫn luyện tập:
Tìm từ ngữ mới được dùng gần đây và giải thích nghĩa?
 - HS thảo luận nhóm.
 - Học sinh làm độc lập
 + Hoạt động nhóm: 6 nhóm
 GV: Thay đổi:
 - Từ ngữ: Triền ,búa ,pheo
 + Sinh ngữ: Như bài học
III. Luyện tập:
+ Bài tập 2: Cầu truyền hình, bàn tay vàng, cơm bụi, đa dạng sinh học, đường cao tốc, đường vành đai.
 + Bài tập3:
- Từ tiếng Hán Ngôn ngữ châu Âu
- Mãng xà - Xà phòng
- Ca sĩ - Ô tô 
- Biên phòng - Ra đi ô
- Nô lệ - Ô xi
- Tham ô - Cà phê
- Tô thuế - Ca nô
- Phê bình
- Phê phán
 + Bài tập 4: Những cách phát triển của từ vựng: Phát triển về nghĩa của từ ngữvà phát triển về số lượng từ ngữ. Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thể diễn ra bằng 2 cách.
4. Củng cố (3 ph):
 - Giáo viên nhắc lại hai nộidung bài học
 - Bộ phận quan trọng nhất trong mượn từ nước ngoài là tiếng Hán
5. Dặn dò (...ph):
 - Học bài, thuộcghi nhớ
 - Làm đầy đủ bài tập Sgk
 - Chuẩn bị bài mới: “Truyện Kiều” Nguyễn Du
 - Tóm tắt bằng miệng phần tóm tắt SGK 
d. Phần bổ sung :
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
-- & ›---

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 9 0910 T21T25.doc