Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 16: Chuyện người con gái Nam Xương

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 16: Chuyện người con gái Nam Xương

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) người phụ nữ Việt Nam nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong, nắm được đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kì chữ Hán, nghệ thuật dựng, kể chuyện, xây dựng nhân vật, kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết thực, sử dụng diển tích, lời văn biền ngẫu.

2. Kĩ năng

Tóm tắt tác phẩm tư sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ

Cảm động cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án chế độ nam quyền – Xã hội phong kiến

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Sưu tầm tác phẩm Truyền kì mạn lục (Bản dịch Tiếng việt của Ngô văn Triện)

2. HS: Đọc kĩ văn bản, soạn các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 16: Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 06/09/09
NG: 08/09/09 (9A,B)
 Ngữ Văn Bài 4 Tiết 16
Văn bản:
Chuyện Người con gái Nam Xương
(Trích: Truyền kì mạn lục)
	 - Nguyễn Dữ -
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) người phụ nữ Việt Nam nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong, nắm được đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kì chữ Hán, nghệ thuật dựng, kể chuyện, xây dựng nhân vật, kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết thực, sử dụng diển tích, lời văn biền ngẫu.
2. Kĩ năng
Tóm tắt tác phẩm tư sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 
3. Thái độ
Cảm động cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án chế độ nam quyền – Xã hội phong kiến
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Sưu tầm tác phẩm Truyền kì mạn lục (Bản dịch Tiếng việt của Ngô văn Triện)
2. HS: Đọc kĩ văn bản, soạn các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản.
III. Phương pháp
Trao đổi, đàm thoại, miêu tả, phân tích, bình.
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức (1’) Hát + Sĩ số: 9A: 9B: 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
H. Nêu khái quát nghệ thuật và nội dung chính trong văn bản Tuyên bố...
3. Khởi động
* Thời gian: 3’ 
* Cách tiến hành: 
H. Truyện Người con gái Nam Xương thuộc thể loại gì?
	- Truyện truyền kì
GV: Các văn bản phần văn học trung đại được phân bố ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 theo từng cụm thể loại. ở lớp 9 tập trung vào thể loại truyện và truyện thơ trong giới hạn của 6 bài từ bài 4 – bài 9, sách giáo khoa lựa chọn các tác phẩm và đoạn trích tiêu biểu cho từng thể loại:
- Truyện truyền kì: Chuyện người con gái Nam Xương.
- Trích đoạn tiểu thuyết chương hồi : Hoàng Lê nhất thống chí .
- Kí: Vũ trung tuỳ bút.
- Hai truyện thơ nôm: Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên.
-> Về mặt văn tự, có bộ phận chữ Hán và bộ phận chữ Nôm (các tác phẩm truyện, kí đều viết bằng chữ Hán trong nguyên tác)
-> Về thời điểm sáng tác 
+ Sớm nhất là thế kỉ XVI: Truyền kì mạn lục 
+ Muộn nhất là thế kỉ XIX: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên
Và hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một đoạn trích Trung đại sớm nhất ...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn đọc, thảo luận chú thích
* Mục tiêu: 
- Tóm lược nội dung chính của văn bản.
- Phân tích tác giả, tác phẩm.
* Thời gian: 15’
* Đồ dùng dạy học: SGK, tài liệu, tranh ảnh.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1:
GV. HD HS đọc: Chú ý phân biệt lời kể, lời đối thoại của các nhân vật
- GV đọc một đoạn
- Gọi HS đọc – nhận xét
H. Em hãy kể tóm tắt phần truyện?
- HS kể-> nhận xét lời kể
- GV kể một lần 
H. Nêu hiểu biết của em về tác giả?
- HS dựa vào chú thích ( * ) để trả lời
- GV chốt
GV. Giai đoạn nhà Lê suy đồi, nội chiến Lê-Mạc, Mạc Trịnh.
H. Thế nào là thể loại Truyền kì ?
- HS trả lời
- GV. Một loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành ở đời nhà Đường. Cốt truyện có thể dựa vào truyện dân gian nhưng các tác giả đã gia công sáng tạo về tư tưởng, cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn... Đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố hoang đường kì ảo từng lưu truyền trong dân gian (truyền kì) với những chuyện thực trong xã hội với những cuộc đời, số phận của con người Việt Nam thời trung đại.
H. Vậy truyền kì mạn lục là gì ? Em hiểu gì về Chuyện người con gái Nam Xương ?
- HS trả lời
- GV.Truyền kì mạn lục từng được đánh giá là thiên cổ kì bút (áng văn lạ ngàn đời) gồm 20 truyện, nội dung phong phú, đậm tinh thần nhân văn - nhân đạo. Hầu hết các nhân vật đều là người Việt và sự việc diễn ra ở nước ta.
- Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương (kho tàng cổ tích Việt Nam: Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn) đây là một trong những truyện hay nhất của Truyền kì mạn lục và đã được chuyển thể thành vở chèo Chiếc bóng oan khiên.
GV. Cho hs đọc thầm những từ khó sgk
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục.
* Mục tiêu: 
- Xác định được bố cục văn bản.
* Thời gian: 3’
* Đồ dùng dạy học: SGK.
* Cách tiến hành:
H. Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần ? ý chính mỗi phần ?
- HS trả lời
- GV:3 phần:
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu: 
- Phát hiện, phân tích nhân vật Vũ Nương trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu và vợ – chồng.
- Đánh giá nhân vật: người phụ nữ trong xã hội xưa.
* Thời gian: 15’
* Đồ dùng dạy học: SGK, tài liệu, tranh ảnh.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1:
H. Đọc tác phẩm em thấy mọi tình tiết xoay quanh nhân vật nào ?
- Vũ Nương (Vũ Thị Thiết)
GV. Gọi 1 em đọc phần 1 
H. Mở đầu đoạn trích tác giả giới thiệu nhân vật Vũ Nương qua những chi tiết nào ? 
- HS trả lời
- GV chốt
GV. Giải thích: Vẻ người, mặt rất đẹp: tư dung
H. Tác giả đã sử dụng cách giới thiệu nào ? Tác dụng của cách giới thiệu đó là gì?
- HS trả lời
- GV chốt
GV.Trong làng có một chàng Trương Sinh mến vì dung hạnh ( dung nhan, hạnh kiểm đạo đức, phẩm chất) vì thế xin mẹ đem trăm lạng vàngcưới nằng về làm vợ.
H. Em có suy nghĩ gì về cuộc hôn nhân này?
- HS trả lời
- GV. Cuộc hôn nhân đậm chất mua bán và ngay từ đầu trong tâm lí nàng có chút mặc cảm, tự thấy mình yếu thế “ thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”
H. Ngay từ đầu Trương Sinh được giới thiệu như thế nào ?
- Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
- Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học.
H. Trong cuộc sống vợ chồng nàng xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh ?
- HS trả lời
- GVchốt
GV. Đúng như vậy, Vũ nương cư xử rất đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép trong khi chồng thì có tính đa nghi, do sự cố gắng của Vũ Nương nên gia đình vẫn được bảo vệ ( gia đình không thất hoà, lại sắp có con)
 - ở đây ta thấy hé lộ mâu thuẫn tính cách giữa hai người. Nhược điểm hay nghi ngờ của chồng như đã ủ sẵn mầm mống của những bi kịch có thể xảy đến trong cuộc sống khi gia đình có biến cố. Và điều đó đã đến khi triều đình bắt lính. Trương Sinh ít học phải đi ngay đợt đầu.
GV. Gọi học sinh đọc: Chàng quỳ...quan san.
H. Tìm những chi tiết nói lên vẻ đẹp của Vũ Nương khi tiễn chồng ra trận ?
- HS trả lời
- GV chốt
H. Em có nhận xét gì về giọng điệu, lời lẽ trong đoạn văn ? Tác giả muốn nói điều gì ?
- HS trả lời
- GV kết luận
GV. Vũ Nương không trông mong chỉ cầu cho chồng được bình an trở về. Vũ Nương cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ( việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường...) và Vũ Nương lo lắng hẹn kì khó được giữ đúng “ mùa dưa chín quá kì”
- Nàng cũng bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình: “ Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình thương người đất thú...”
-> Mọi người đều ứa hai hàng lệ
- Trong khi đó Trương Sinh tỏ ra rất thụ động không thể hiện được bản lĩnh nam nhi, tư thế người gia trưởng. Chàng chỉ biết quỳ xuống đất vâng lời dạy, không biết có nghĩ gì cho mẹ già và vợ đang mang thai không?
GV. Gọi HS đọc: bấy giờ...ngăn được
H. Bản chất của Vũ Nương được khắc hoạ bằng hình ảnh nào trong đoạn văn ?
- HS trả lời
- GV chốt
H. Tác giả sử dụng cách viết nào? Nêu tác dụng của cách viết đó?
- HS trả lời
- GV kết luận
GV. Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng, hình ảnh “ bướm lượn đầy vườn” chỉ cảnh mùa xuân vui tươi. “ mây che kín núi” chỉ cảnh mùa đông ảm đạm.
 Tác giả đã mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian.
GV. Gọi HS đọc: bà mẹ cũng vì nhớ con ... cha mẹ đẻ mình
H. Vũ Nương đã xử sự với mẹ chồng ra sao?
- HS trả lời
- GV chốt
H. Nhận xét cách viết của tác giả ? Tác dụng?
- HS nêu ý kiến
- GV chốt
H. Tìm lời chăng trối của bà mẹ ?
- Ngắn dài có số ... phụ mẹ
H. Lời chăng trối đó đã khẳng định điều gì?
- Ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng
GV. Ngoài ra khi chồng đi trận Vũ Nương ở nhà sinh và nuôi dạy con một mình -> là người mẹ hiền dịu, yêu thương con rất mực .
H. Vậy một lần nữa chứng minh Vũ Nương là người như thế nào?
- HS trả lời
- GV chốt
H. Theo em, một người phụ nữ vẹn toàn như vậy liệu cuộc đời nàng có như phẩm chất của nàng không ?
Chắc chắn là không vì:
- Dự báo trong cuộc hôn nhân
- Chồng có tính hay ghen
- Chồng là người không có học
-> Báo trước cuộc đời đầy sóng gió
Tính chất dự báo này chúng ta còn gặp trong truyện Kiều mà những giờ sau nữa các em sẽ được nghiên cứu.
I. Đọc, thảo luận chú thích
1. Đọc, tóm tắt
2. Thảo luận chú thích 
a. Tác giả- Tác phẩm:
* Tác giả:(?-?) TK XVI đời Lê-Mạc, quê ở Hải Dương, đỗ cử nhân, làm quan một năm về ở ẩn.
* Tác phẩm 
- Truyền kì: Là loại văn xuôi tự sự được xây dựng trên một cốt truyện dân gian có nhiều yếu tố hoang đường, kì lạ nhưng mạch ý chính vẫn là truyện trần thế.
- Truyền kì mạn lục:
Ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16/20 truyện có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
b. Các chú thích khác:
(2), (4), (8), (9), (19), (30,31), (33) 
II. Bố cục: 3 phần
+ P1(Từ đầu...lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vài chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
+ P2 (Tiếp...nhưng viêc trót đã qua rồi): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
+ P3 (Còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi, Vũ Nương được giải oan
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương (Vũ Thị Thiết)
+ Người con gái quê ở Nam Xương
+ Tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp 
- Miêu tả trực tiếp.
- Vũ Nương là người con gái đẹp người, đẹp nết.
a. Với chồng
Khi mới lấy chồng
+ Giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà.
- Vũ nương là người phụ nữ biết giữ gìn hạnh phúc gia đình 
Khi tiễn chồng ra trận
+ Nàng rót chén rượu đầy, tiễn chồng mà rằng: “ chàng đi chuyến này ... bình yên”
- Lời lẽ nhẹ nhàng, đằm thắm, tha thiết, diễn tả tâm lĩ nhân vật.
- Sự quan tâm, lo lắngcủa Vũ Nương đối với chồng .
Khi chồng ở ngoài trận
+ Bướm lượn đầy vườn ( cảnh vui của mùa xuân)
+ Mây che kín núi ( cảnh buồn của mùa đông)
- Nghệ thuật ẩn dụ ( tả cảnh ngụ tình) 
- Nỗi nhớ chồng khôn nguôi của Vũ Nương
Tóm lại: Vũ Nương yêu chồng tha thiết, rất mực thuỷ chung.
b. Với mẹ chồng
+ Khi bà ốm: Hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật, lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn
+ Khi bà mất; hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ
- Miêu tả gián tiếp, kể
- Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo
Tóm lại: Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, người phụ nữ vẹn toàn.
 4. Tổng kết – Hướng dẫn học ở nhà: (5’)
* Tổng kết:
- GV: Chốt lại kiền thức cơ bản ở tiết 1 cho hs khắc sâu .
 - Bài tập: Câu vănkhái quát vẻ đẹp của toàn diện của nhân vật Vũ Nương:
	A. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
	B. Nàng hết ức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
	C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ minh.
	D. Thiếp con kẻ khó, được nương tựu nhà giàu.
 * HD học ở nhà
 - Bài cũ: + Đọc lại toàn bộ văn bản.
 + Học nội dung tiết 1
 - Bài mới: + Chuẩn bị câu hỏi 3, 4, 5 phần Đọc, hiểu văn bản .
	 + Làm trước bài tập, đọc phần đọc thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van(5).doc