Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp Học sinh:

- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất

- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.

 - Một số đoạn hội thoại

 - Bảng phụ

2. Học sinh:

 - Soạn bài, xem trước các bài tập

 - Bảng con

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Hoạt động 1: Ổn định lớp

2. Hoạt động 2:Kiểm tra bài cũ:

 @ Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.09.2006 BÀI 1
Tiết 3 
Tiếng Việt CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp Học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
	- Một số đoạn hội thoại
	- Bảng phụ
2. Học sinh:
	- Soạn bài, xem trước các bài tập
	- Bảng con
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp
2. Hoạt động 2:Kiểm tra bài cũ:
	@ Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh 
3. Hoạt động 3:Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Bước 1: Giúp hs tìm hiểu phương châm về lượng:
@ Hãy đọc đoạn đối thoại trong sgk
* GV sử dụng bảng phụ ghi đoạn thoại
@ Khi An hỏi học bơi ở đâu ý muốn hỏi điều gì?
@ Vì sao em lại trả lời như vậy?
Gợi ý:
@ Bơi nghĩa là gì ?
@ Ba trả lời câu hỏi của An là ở dưới nước, câu trả lời đã mang đầy đủ nội dung ý nghĩa mà An cần hỏi chưa?
@ Qua đoạn thoại trên, em rút ra nhận xét gì về giao tiếp?
 * Nói mà không có nội dung là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp vì: câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó
@ Yêu cầu hs kể lại 2 truyện cười
* GV nêu vấn đề :
@ Tại sao 2 câu chuyện lại gây cười? Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời ntn?
@ Như vậy, theo em cần tuân thủ gì trong giao tiếp?
@ Qua 2 ví dụ tìm hiểu trên, em hãy rút ra bài học chung khi giao tiếp?
Bước 2: Giúp hs hiểu phương châm về chất:
* Đưa 2 trường hợp sau để hs so sánh và trả lời:
Trường hợp 1:
@ Em hãy đọc mẫu truyện cười trong sgk.
@ Truyện cười phê phán điều gì?
@ Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì?
Trường hợp 2:
@1/ Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức đi cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không?
@2/ Nếu không biết chắc vì sao bạn nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì bị ốm không?
@ Qua 2 trường hợp trên, em thử so sánh và rút ra nhận xét?
@ Vậy theo em, cần tránh thêm điều gì trong giao tiếp?
Bước 3: Giúp hs luyện tập:
Bài 1:
@ Yêu cầu hs đứng tại chỗ làm bài tập 1
Bài 2:
@ Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập 2
Bài 3:
@ Yêu cầu hs làm ở bảng con
Bài 4:
@ Vì sao lại có những cách diễn đạt như sgk đã nêu?
b/ Khi nói một điều mà người nói nghĩ là người nghe biết rồi thì người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Tuy nhiên trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó, để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói
Bài 5:
@ Em hãy giải nghĩa của các thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại nào liên quan đến những thành ngữ này?
@ Đọc đoạn đối thoại
@ Theo dõi bảng phụ
@ An muốn hỏi về địa điểm học bơi cụ thể nào đó.
@ Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể
@ Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa chỉ cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển,... 
@ Khi nói, câu nói phải mang nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những điều mà giao tiếp đòi hỏi
@ Kể lại truyện cười
@ Truyện gây cười ở chỗ các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
* Có thể hỏi:
- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
* Có thể trả lời:
- (Nãy giờ), tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả.
@ Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
@ Dựa ghi nhớ trả lời
@ Đọc truyện cười
@ Phê phán tính nói khoác 
@ Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật 
@ Không nên thông báo với các bạn trong trường hợp này
@ Không được trả lời như vậy
@ Trường hợp 1: không nên nói những điều mà ta không tin là đúng sự thật. Không nên nói những gì trái với điều mà ta nghĩ
- Trường hợp 2: Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. Không nói những gì mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng. Nếu cần nói thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác của điều đó chưa được kiểm chứng. Chẳng hạn nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì không nên nói Thưa thầy, bạn ấy bị ốm mà phải nói rằng:Thưa thầy, hình như bạn ấy bị ốm hoặc có thể Thưa thầy, em nghĩ là bạn ấy bị ốm
@ Dựa ghi nhớ trả lời
Bài 1:
@ a/ Thừa cụm từ nuôi ở nhà bởi vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà
b/ Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vì thế có hai cánh là một cụm từ thừa
Bài 2:
@ a/ ...nói có sách, mách có chứng.
b/ ...nói dối
c/ ...nói mò
d/ ...nói nhăng nói cuội.
e/...nói trạng
Bài 3:
@ Với câu hỏi Rồi có nuôi được không? người nói không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa)
Bài 4:
@ a/ Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì: trong nhiều trường hợp, người nói muốn hoặc phải đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thông tin, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn thì để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng
Bài 5:
a/ vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
b/ nói không có căn cứ.
c/ vu khống, bịa đặt.
d/ cố tranh cãi, nhưng không có lí lẽ gì cả.
e/ nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương
f/ nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực
g/ hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa
I. Phương châm về lượng :
- Ghi nhớ sgk
II. Phương châm về chất :
- ghi nhớ sgk
III. Luyện tập :
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Hoạt động 4: Củng cố bài học.
	@ Để đảm bảo phương châm về lượng cần tuân thủ những yêu cầu gì?
	@ Để đảm bảo phương châm về chất cần tuân thủ những yêu cầu gì?
	@ Em hãy đọc lại ghi nhớ.
	@ Đoạn thoại sau đây đã không tuân thủ phương châm nào? Mục đích của cách nói này là gì?
	* Một người vừa ở nước ngoài về, đến nhà bạn chơi. Nhìn thấy quả cam bạn đem ra mời, anh ta liền nói:
	- Ở bên Tây, cam to lắm, không như thế này đâu!
	Một lúc sau, khi chủ nhà mời anh ta ăn táo, anh ta lại nói:
	- Ở bên Tây, táo này to lắm! không như thế này đâu.
	Sau cùng, người chủ nhà đem quả dưa hấu ra bổ và mời bạn. Thấy quả dưa, anh ta nói ngay:
	- Ở bên Tây, dưa này...
	Anh ta chưa nói hết câu, chủ nhà liền đáp lại:
	- Ấy ấykhông phải dưa đâu! Đấy là nho làng ta trồng được đấy!
	Đến lúc này thì người bạn ấy im bặt
Hoạt động 5: Dặn dò.
	Yêu cầu HS:
	- Xem toàn bộ bài	
	- Chuẩn bị trước bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9 tiet 3.doc