I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận và tích hợp với các kiến thức phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Chõn dung Nguyễn Đỡnh Thi và đọc tài liệu tham khảo;
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: ? Qua văn bản Bàn về đọc sách, em hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách? Liên hệ với bản thân em?
Tuần 21 Ngày dạy: 12,13/01/2009 Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ Tiết 96,97 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận và tích hợp với các kiến thức phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Chõn dung Nguyễn Đỡnh Thi và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. III. tổ chức hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: ? Qua văn bản Bàn về đọc sách, em hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách? Liên hệ với bản thân em? 2. Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản - HS đọc chú thích * ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi? - GV giới thiệu các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi (thơ: Đất nước, truyện tiểu thuyết : Vỡ bờ). - GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục. - GV nêu cách đọc, hướng dẫn đọc và đọc mẫu. Đọc văn bản một lượt (gọi 3 HS đọc) - GV cho HS tìm hiểu các chú thích. ? Văn bản này viết theo phương thức biểu đạt nào? ? Theo em nội dung chủ yếu của văn bản Tiếng nói văn nghệ là gì? ? Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của văn bản? - HS phát hiện và nêu giới hạn luận điểm. GV khái quát những ý kiến, rút ra những luận điểm cơ bản. ? Nhận xột nội dung giữa cỏc phần? (Nội dung giữa các phần có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần). I. tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả Nguyễn Đình Thi. - Sinh 1924, mất 2003. Quê Hà Nội - Hoạt động văn nghệ đa dạng: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. 2. Văn bản: a. Nguồn gốc, xuất xứ: Sáng tác năm 1948. Trích từ "Mấy vấn đề văn học" b. Đọc, tìm hiểu chú thích. - Đọc - Tìm hiểu chú thích c. Thể loại - Chủ đề - Thể loại: Nghị luận về một vấn đề (lập luận giải thích và chứng minh). - Chủ đề: Sự tác động của văn nghệ tới đời sống tâm hồn con người. d. Xác định các luận điểm: 3 luận điểm. - Nội dung tiếng nói của văn nghệ: là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởmg, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ; là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". - Vai trò của tiếng nói văn nghệ với đời sống. - Khả năng cảm hoá lôi cuốn của văn nghệ ... với mỗi người qua những rung cảm sâu xa. Hoạt động 2: Phân tích văn bản * HS đọc lại luận điểm 1. ? Luận điểm triển khai theo cách lập luận nào? Chỉ ra trình tự lập luận của luận điểm ấy? - HS xác định: phân tích, tổng hợp. ? Tác giả đã chỉ ra những nội dung tiếng nói nào của văn nghệ? ? Mỗi nội dung ấy tác giả đã dùng phân tích như thế nào để làm sáng tỏ? - HS chỉ ra và phân tích. ? Hãy lấy 1 tác phẩm văn học cụ thể để lại lời nhắn gửi sâu sắc cho em? - HS tự lấy. ? Nội dung tiếng nói thứ 2 của văn nghệ được trình bày ở đoạn 2. Em tìm câu chủ đề của đoạn? - HS xác định. ? Cách phân tích đoạn này có gì khác đoạn trước? (lập luận phản đề). ? Em nhận thức được điều gì từ 2 ý phân tích của tác giả về nội dung của tác phẩm văn nghệ? - HS rút ra nhận thức. (Nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học) Luyện tập (tiết 1). HS thảo luận: Những rung cảm nhận thức của người tiếp nhận tác phẩm văn nghệ có thể coi là một nội dung tiếng nói của văn nghệ không? Vì sao? lấy ví dụ chứng minh? (có thể gợi ý bằng cách lấy ví dụ cụ thể phân tích như lấy tác phẩm "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long). - HS đọc phần 2. Tiết 2 ? Sức mạnh của nghệ thuật được tác giả phân tích qua những ví dụ điển hình nào? - HS liệt kê: trong trường hợp con người bị ngăn cỏch với cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày. ? Trong cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, lời núi văn nghệ cú tỏc dụng gỡ? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần văn bản này? ? Từ đó tác giả muốn ta hiểu sức mạnh kì diệu nào của văn nghệ ? - HS khái quát. ? Tác giả lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hoá? Lấy dẫn chứng minh hoạ tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình cảm yêu ghét buồn vui? - HS chỉ ra và lấy dẫn chứng (nhân vật Mã Giám Sinh...) GV: Ví dụ: cảm xúc của Nguyễn Du trước thân phận nàng Kiều chìm nổi. Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Ta được sống cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. ? Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? ? Giải thích câu "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả"? - HS lí giải được: Vì tác phẩm được soi sáng bởi một lí tưởng, mục đích tuyên truyền cho một giai cấp, một dân tộc. Nhưng tác phẩm không diễn thuyết khô khan mà bằng cả sự sống con người với những trạng thái cảm xúc hiệu quả cao khi lao động toàn con tim khối óc tự nhiên và sâu sắc. GV lấy ví dụ phân tích. II. ĐOC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ. - Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: lấy chất liệu thực tại đời sống, từ đó tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn gửi. + Dẫn chứng 1: Truyện Kiều: đọc tác phẩm rung động trước cảnh đẹp ngày xuân, bâng khuâng nghe lời gửi của tác giả. + Dẫn chứng 2: An-na Ca-rê-nhi-na (Tônxtôi) làm chúng ta bâng khuâng , suy nghĩ.... - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tình cảm những say sưa, yêu ghét, vui buồn, mơ mộng của nghệ sĩ, khiến ta rung động ngỡ ngàng. ố Nội dung tiếng nói của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.... 2. Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người. a. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống. Lời nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống hoạt động những vui buồn gần gũi. b. Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày: - Lời nói của văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả. - Nghệ thuật: Lập luận từ những luận cứ trong thực tế đời sống. Kết hợp nghị luận với miêu tả và tự sự. ố Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. 3. Con đường văn nghệ đối với người đọc và khả năng kì diệu của nó. - Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường đến với người đọc, người nghe. + Tác phẩm chứa đựng tình yêu ghét, buồn vui trong đời sống sinh động. + Tư tưởng nghệ thuật thấm sâu hoà vào cảm xúc . - Khi tác động bằng nội dung, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Hoạt động 3: Tổng kết - luyện tập ? Khái quát lại nội dung của văn bản? ? Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi? GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - GV cho HS làm bài tập luyện tập trong SGK. iii. Tổng kết - luyện tập 1. Tổng kết Ghi nhớ SGK 2. Luyện tập * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Các thành phần biệt lập Tuần 21 Ngày dạy: 15/ 01/2009 Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập Tiết 98 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. - Phân biệt tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần đó trong câu. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Bảng phụ ghi vớ dụ và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. III. tổ chức hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là khởi ngữ ? Mỗi quan hệ giữa khởi ngữ và nội dung của câu? 2. Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần tình thái HS đọc ví dụ phần I. ? Các từ "chắc", "có lẽ" thể hiện nhận định của người nói với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? - HS xác định: Là nhận định của người nói đối với sự việc (phần được gạch chân). ? Nếu bỏ những từ đó thì nghĩa sự việc của câu có khác đi không ? - HS xác định: không. GV: các từ chắc, có lẽ trong ví dụ là thành phần tình thái. ? Thế nào là thành phần tình thái? Tìm những từ có ý nghĩa tương tự? GV giới thiệu các dạng khác nhau của thành phần tình thái (3 dạng): - Thái độ tin cậy với sự việc. - ý kiến với người nói. - Thái độ người nói đối người nghe. I. Thành phần tình thái. 1. Ví dụ: - Chắc: thể hiện sự tin cậy cao; - Có lẽ: thể hiện độ tin cậy (thấp hơn chắc). 2. Kết luận: Thành phần tỡnh thỏi dựng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần cảm thán Hoạt động 2: Luyện tập IiI. Luyện tập (GV tổ chức cho HS luyện tập) Bài 1: Các thành phần tình thái, cảm thán Tình thái gồm: a. Có lẽ. c. Hình như. d. Chả nhẽ - Cảm thán gồm: b. Chao ôi Bài 2: Sắp xếp các từ chỉ độ tin cậy tăng dần: Hình như, dường như có vẻ như có lẽ, chắc là chắc hẳn chắc chắn. Bài 3: a. Từ chỉ độ tin cậy thấp: hình như. Từ chỉ độ tin cậy bình thường: chắc. Từ chỉ độ tin cậy cao: Chắc chắn. b. Tác giả chọn từ "chắc" vì người nói không phải đang diễn tả suy nghĩ của mình nên dùng từ mức độ bình thường để không tỏ ra quá sâu và quá thờ ơ. Tìm các ví dụ khác. a. Chao ôi, đối với những người ở quanh ta... b. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống. Tuần: 21 Ngày dạy:17/01/2009 Tập làm văn: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống Tiết 99 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nắm được những đặc điểm của văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Biết làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. 2. Kỹ năng: - Có kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục một bài bình luận ở dạng này. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Bảng phụ ghi vớ dụ. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. III. tổ chức hoạt động dạy học 1. kiểm tra bài cũ. Bài cũ:? Đặc điểm chung của bài văn nghị luận là gì? Vấn đề bàn luận thường là những vấn đề như thế nào? 2. Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội. HS đọc văn bản "Bệnh lề mề" ? Tác giả bình luận hiện tượng gì trong đời sống? ? Tác giả nêu những biểu hiện cụ thể nào của hiện tượng đó? ? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? (Có) ? Tác giả làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? (phân tích những nguyên nhân của bệnh lề mề trong từng trường hợp cụ thể). ? Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng lề mề (khách quan và chủ quan)? ? Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? ? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao? ? Bố cục của bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không? Vì sao? - HS phát biểu. - GV phân tích lại từng ý kết luận. GV khái quát rút ra dàn bài chung. ? Thế nào là nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội? ? Bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội cần tuân thủ theo những yêu cầu gì? - HS rút ra nhận xét, trả lời. - GV bổ sung, cho HS đọc ghi nhớ SGK. I. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. 1. Ví dụ: Văn bản "Bệnh lề mề" . - Vấn đề bình luận: bệnh lề mề, một hiện tượng đời sống. - Các biểu hiện: + Muộn giờ họp. + Đi muộn khi được mời dự các buổi lễ + Đi muộn, nhỡ tàu xe... (Biểu hiện của bệnh lề mề rất phong phú, đa dạng) - Nguyên nhân: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác. - Tác hại: Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, làm nảy sinh cách đối phó, tạo thói quen kém văn hoá. - Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì : cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau . - Làm việc đúng giờ là tác phong của người có căn hoá . - Bố cục mạch lạc: trước hết nêu hiện tượng từ đó phân tích các nguyên nhân, tác hại của căn bệnh, cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục. 2. Kết luận: Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có những vấn đề đáng suy nghĩ. - Yêu cầu về nội dung bài nghị luận gồm: + Nêu sự việc, hiện tượng. + Phân tích mặt sai, đúng, mặt lợi, hại của sự vật, hiện tượng. + Tỏ thái độ (Khen hoặc phê phán). + Đề xuất, kiến nghị. Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập Bài 1: GV cho HS làm bài tập theo nhóm: Học sinh thảo luận : Các nhóm cử đại diện trình bày trên bảng trong 5' . Nhóm nào ghi được nhiều hiện tượng thì thắng . Gợi ý: Các hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận (chăm học, thật thà, dũng cảm, giúp bạn). Bài 2: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. Lớp trao đổi - GV nhận xét, bổ sung. Gợi ý: Về nạn hút thuốc lá là hiện tượng cần viết bài nghị luận. Các ý: - Nêu hiện tượng hút thuốc lá. - Tác hại của việc hút thuốc lá: + Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút, đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống. + Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút. + Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút. - Nguyên nhân và đề xuất. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT. - Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Tuần 21&22 Ngày dạy:17/01-02/02/2009 Tiết 100& tiết * Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về Một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Biết làm bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. 2. Kỹ năng: - Có kĩ năng nhận diện đề, kĩ năng xây dựng dàn ý của dạng bài này và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Bảng phụ ghi vớ dụ. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. III. tổ chức hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? ? Nêu các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường? Sự việc nào đáng viết bài nghị luận? 2. Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài - HS đọc các đề trong SGK. ? Các đề trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống đó? - HS xác định. - GV cho HS tự nghĩ một đề bài tương tự. I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 1. Điểm giống nhau của 4 đề văn là đều đề cập đến những sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội, đều yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến... 2. Các đề nghị luận bổ sung. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài Học sinh đọc đề ở SGK . ? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? ? Đề thuộc loại gì ? ? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì ? ? Đề yêu cầu làm gì ? ? Những việc làm của Nghĩa chứng toe em là người như thế nào? ? Vì sao Thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? ? Những việc làm của Nghĩa có khó không? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? Giáo viên giới thiệu chung dàn ý ở SGK, học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục. Học sinh viết các đoạn văn theo nhóm. Sau đó giáo viên gọi trình bày trước lớp. - GV cho HS rút ra kết luận về cách làm bài văn nghị luận về một sự việ , hiện tượng trong đời sống. Học sinh đọc ghi nhớ . II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: * Tìm hiểu đề : - Thể loại: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Đề nêu hiện tượng: người tốt, việc tốt, tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả. - Đề yêu cầu : Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. * Tìm ý : - Nghĩa là một người có ý thức sống , làm việc có ích . Chúng ta mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả. - Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kỳ ai cũng có thể làm như thế được, cụ thể: + Là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng. + Là một học sinh biết kết hợp học với hành. + Là một học sinh có đầu óc sáng tạo... - Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ , biết kết hợp học với hành ... Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng , hư hỏng ....... 2 . Lập dàn bài 3 . Viết bài * Ghi nhớ . Hoạt động 3: Luyện tập IIi. Luyện tập Lập dàn ý cho đề 4 mục I : 1 . Mở bài : - Giới thiệu Nguyễn Hiền. - Nêu khái quát ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền . 2 . Thân bài : * Phân tích con người và tình hình học tập của Nguyễn Hiền . - Hoàn cảnh hết sức khó khăn : nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. - Có tinh thần ham học, chủ động học tập ở chỗ : nép bên cửa sổ lắng nghe, chỗ nào chưa hiểu thì hỏi lại thầy. Lấy lá để viết chữ , rồi lấy que xâu lại .... - ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền. * Đánh giá con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền : - Tinh thần học tập và lòng tự trọng của Nguyễn Hiền đáng để mọi người khâm phục, học tập. 3 . Kết bài: Câu chuyện gợi cho ta suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân về lòng ham học và thái độ học tập của mình. Chỉ khi nào đã ham học và đam mê kiến thức thì mới có thể trở thành con người có ích. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị bài: Chương trỡnh địa phương(phần tập làm văn)
Tài liệu đính kèm: