Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 48

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 48

TIẾT 1+2: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.

VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 ( Lê Anh Trà)

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. Lên lớp:

*Chuẩn bị:

- GV: SGV- SGK- Tài liệu- Thiết bị dạy học.

- HS: SGK- Soạn bài.

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

C1: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới( Người được tặng danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh được hình thành và biểu hiện trong suốt cuộc đời của Người ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay

C2: GV đọc đoạn thơ trích trong Trường ca theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu để dẫn dắt vào bài mới:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.

***

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gõ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

***

Còn đôi dép cũ mòn quai gót

Bác vẫn thường đi giữa thế gian.

 

doc 161 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I- Bài 1.
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh.
Tiết 1+2: Đọc - hiểu văn bản.
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh.
 ( Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS : 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Lên lớp:
*Chuẩn bị:
- GV: SGV- SGK- Tài liệu- Thiết bị dạy học.
- HS: SGK- Soạn bài.
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
C1: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới( Người được tặng danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh được hình thành và biểu hiện trong suốt cuộc đời của Người ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay
C2: GV đọc đoạn thơ trích trong Trường ca theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu để dẫn dắt vào bài mới:
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.
***
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gõ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
***
Còn đôi dép cũ mòn quai gót 
Bác vẫn thường đi giữa thế gian.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động 1:Đọc- chú thích.
H: Văn bản ra đời vào thời điểm nào?
H: Lê Anh Trà đã viết về đề tài nào?
H: Tác giả muốn giúp ta hiểu thêm gì về Bác kính yêu?
GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng đọc chậm rãi, khúc triết.
Gv đọc mẫu và gọi 2 HS đọc tiếp.
GV yêu cầu 2 HS nêu và giải đáp nghĩa của một số từ Hán Việt trong phần chú thích SGK- 7.
H: Lê Anh Trà thể hiện bài viết bằng kiểu văn bản nào?
H: Theo em vì sao ông chọn kiểu văn bản đó? Trong bài viết tác giả đã dùng những yếu tố gì để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
H: Văn bản có bố cục gồm mấy phần? Mỗi phần tương ứng với đoạn nào của văn bản?
H: Nội dung chính của các phần trong văn bản?
Hoạt động 2: Đọc- hiểu ý nghĩa văn bản.
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu của văn bản. 
H: Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
H: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh?
GV tích hợp với lịch sử lớp 9 qua bài “Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc”.
H: Em hãy đọc một vài câu thơ diễn tả những gian khó Bác vượt qua trong quá trình tìm đường cứu nước?
H: Người đã làm thế nào để tiếp nhận vốn tri thức của các nước trên thế giới?
H: Em có nhận xét gì về cách tiếp thu nền văn hoá các nước của Bác ?
H: Người đã đạt được kết quả như thế nào trong quá trình tìm hiểu đó?
H: Thái độ của Người khi tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ra sao?
H: Em suy nghĩ gì trước sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Bác?
H: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đã góp phần làm nên vẻ đẹp nào ở Người?
H: Có ý kiến cho rằng: “ Phong cách Hồ Chí Minh là sựu kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại” dựa trên cơ sở nào để khẳng định điều đó?
GV bình và chuyển ý .
GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc phần 2.
H: Để làm nổi bật lên phong cách của Người, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào?
H: Lê Anh Trà đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về phong cách HCM ? tác dụng?
H: Phong cách HCM thể hiện trên những phương diện nào?
H: Khi giới thiệu về phong cách HCM, tác giả đã liên tưởng tới những ai? điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
H: Qua lời giới thiệu của tác giả, em hiểu thêm gì về Bác kính yêu?
H: Từ vẻ đẹp của Người, em liên tưởng tới những bài thơ, câu văn hay mẩu chuyện nào về Bác?
GV bình và chuyển ý.
GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc phần còn lại.
H: Đoạn văn diễn tả điều gì?
H: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp phong cách HCM ?
H: Qua đó, em hiểu gì về thái đọ và tình cảm của tác giả đối với Bác?
H: Qua bài viết, tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì?
H: Em sẽ làm gì để xứng đáng với Bác kính yêu?
Hoạt động 3: Hướng dẫn phần ghi nhớ.
H: Những yếu tố nghệ thuật nào làm nên sức hấp dẫn và thuyết phục của bài viết?
H: Em nhận xét gì về vai trò của yếu tố nghệ thuật trong văn bản nhật dụng khi dùng văn thuyết minh? ( tích hợp chờ tiết 4,5)
H: Qua văn bản, em hiểu thêm gì và Bác kính yêu?
H: Lê Anh Trà đã bồi đắp cho người đọc tình cảm gì?
H: Em học tập được gì về Bác ?
H: Hãy đọc bài thơ hoặc hát một bài về Bác.
GV bình và chốt lại kiến thức cơ bản của bài giảng.
Hoạt động của trò.
HS dựa vào phẩm chú thích nhỏ cuối văn bản để trả lời.
2 HS đọc tiếp văn bản.
HS giải thích nghĩa các từ: Phong cách, truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, danh nho.
HS: Kiểu văn bản nhật dụng.
- Giúp cho người dân VN hiểu thêm về Bác qua bài báo ngắn và ngôn ngữ dễ hiểu, mang tính đại chúng
- Thuyết minh và nghị luận.
HS: Văn bản có bố cục gồm ba phần.
- Tương ứng với 3 đoạn trong văn bản
HS: 
- Đoạn 1: Từ đầu đến hiện đại: Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2: tiếp đến hạ tắm ao:những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
- Đoạn 3: còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh. 
1 em đọc.
HS: từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
HS: Trong quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ năm 1911
HS:
“Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”
( “Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên).
HS: 
- Người ghé lại nhiều hải cảng
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
- Học hỏi, tìm hiểu văn hoá thế giới một cách uyên thâm
H: Người tiếp thu một cách chủ động và tích cực: nắm vững ngôn ngữ giao tiếp; học qua thực tế và sách vở-> có kiến thức uyên thâm.
HS: Người chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá và tiếp thu cái hay cái đẹp của nó đồng thời phê phán những tiêu cực của CNTB.
HS tự bộc lộ.
HS: hiện đại
HS thảo luận: Phong cách HCM là sự kết hợp 2 yếu tố
- Hiện đại: tinh hoa văn hoá của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Truyền thống: nhân cách Việt Nam, nét đẹp văn hoá Việt và văn hoá phương Đông.
HS đọc phần 2 của văn bản.
HS: thuyết minh.
HS: nghệ thuật liệt kê-> giúp người đọc hiểu được mọi biểu hiện của phong cách HCM.
HS: 
Nơi ở và làm việc
Trang phục
Việc ăn uống
Tư trang của Người
HS: Tác giả liên tưởng tới Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm- những người anh hùng và danh nhân văn hoá Việt Nam-> Phong cách HCM là sự kế tục và phát huy nét đẹp tâm hồn người Việt- một vẻ đẹp bình dị mà thanh cao
HS tự trình bày.
HS các nhóm thi đọc thơ và kể chuyện về Bác.
VD: 
“ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”
“ Nhà gác đơn sơ một góc vườngiữa thế gian”
HS đọc.
Đánh giá về phong cách HCM.
HS: dùng phép liệt kê và dùng câu ghép có nhiều vế câu có ý khẳng định.
HS: Cảm phục trước vẻ đẹp thanh cao giản dị của vị chủ tịch nước và ca ngợi nét đẹp trong phong cách của Người.
HS: Lòng yêu kính và tự hào về Bác.
HS: Học tập và noi gương Bác.
HS: Kết hợp yếu tố thuyết minh và nghị luận nhuận nhị.
- Sử dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật liệt kê, so sánh và lối lập luận vững vàng.
HS tự trình bày
- Phong cách HCM vừa mang vẻ đẹp trí tuệ vừa mang vẻ đẹp đạo đức
HS tự bộc lộ.
HS đọc thơ, kể chuyện hoăch hát về Bác.
Ghi bảng
I.Đọc- chú thích:
1.Tác giả,tác phẩm.
SGK - 7
2. Đọc:
3.Giải thích từ khó:
4. Kiểu loại: văn bản nhật dụng. 
 - Phương thức nghị luận và thuyết minh.
5. Bố cục băn bản.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
=> Người tiếp thu một cách chủ động và tích cực: nắm vững ngôn ngữ giao tiếp; học qua thực tế và sách vở nên có kiến thức uyên thâm.
- Tiếp thu một cách chọn lọc.
- Tiếp nhận tinh hoa văn hoá tiến bộ của nhân loại nhưng không đoạn tuyệt với văn hoá truyền thống của dân tộc.
2. Biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh.
- Dùng yếu tố thuyết minh kết hợp với nghị luận để giới thiệu về phong cách HCM.
- Sử dụng phép liệt kê và so sánh-> vẻ đẹp riêng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN.
=> Phong cách HCM là sự kế tục và phát huy nét đẹp tâm hồn người Việt- một vẻ đẹp bình dị mà thanh cao
3. Vẻ đẹp phong cách HCM.
- Ca ngợi vẻ đẹp thanh cao giản dị
-> Khẳng định vẻ đẹp và sức sống lâu bền của phong cách Hồ Chí Minh đối với con người, dân tộc VN.
III. Ghi nhớ: SGK trang 8
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập và giao bài về nhà.
IV. Luyện tập.
1.Bài tập: Nêu những nét khác nhau giữa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” từ đó nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
HD: GV đã yêu cầu HS đọc lại văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” và trong quá trình tìm hiểu bài mới cũng đã so sánh nhằm khắc sâu bài giảng vì vậy HS có thể đối chiếu 2 văn bản này trên phương diện nghệ thuật và nội dung
- Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chỉ trình bày những biểu hiện về lối sống giản dị của Bác.
- Văn bản: “ Phong cách Hồ Chí Minh” nêu cả quá trình hình thành phong cách sống của Bác trên nhiều phương diệnvà những biểu hiện của phong cách đó-> nét hiện đại và truyền thống trong phong cách của Bác; lối sống giản dị mà thanh cao; tâm hồn trong sáng và cao thượng=> mang nét đẹp của thời đại và của dân tộc VN
2. Về nhà: 
Sưu tầm thơ văn viết về Bác.
Viết đoạn văn bày tỏ lòng yêu kính và biết ơn Bác.
Chuẩn bị tiết 3: Phương châm hội thoại(ôn lại kiến thức lớp 8: hội thoại và lượt lời trong hội thoại)
Tuần I- Bài I
Tiết 3: Tiếng Việt
Các phương châm hội thoại.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Lên lớp:
*Chuẩn bị:
- Thầy: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học.
- Trò: Đọc và tìm hiểu ngữ liệu- ôn lại kiến thức lớp 8.
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh? đọc bài thơ hoặc kể mẩu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
GV đưa ngữ liệu kiểm tra lại kiến thức về phần hội thoại để từ đó vào bài mới 
H: Đọc và xác định vai trong cuộc hội thoại ?
3. Bài mới: GV dùng ngữ liệu kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm phương châm về lượng.
GV dùng đèn chiếu đưa ngữ liệu cho HS tìm hiểu.
H: An yêu cầu Ba giải đáp điều gì?
H: Câu trả lời của Ba đáp ứng điều cần giải đáp chưa? vì sao?
H: Theo em, Ba cần trả lời thế nào?
H: Qua đó em rút ra được kết luận gì khi hội thoại?
GV cho HS tìm hiểu VD 2.
H: Yếu tố nào tác dụng gây cười trong câu chuyện trên?
H: Theo em, anh có “ lợn cưới” và anh có “ áo mới” phải trả lời câu hỏi của nhau như thế nào là đủ?
H: Để cuộc hội thoại có hiệu quả cần chú ý điều gì?
GV: Gọi đó là phương châm về lượng trong giao tiếp ...  của các nhóm.
GV củng cố kiến thức và hướng dẫn về nhà.
*Về nhà:
Ôn lại các khái niệm trong tiết 49.
Viết đoạn văn trong đó dùng 5 từ Hán Việt- giải thích ghĩa của các từ đó.
Chuẩn bị tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự.
HD: Viết đoạn văn thể hiện lòng biết ơn với các thầy cô giáo, trong đó có thể dùng một số các từ Hán Việt như: Học sinh, giáo viên, sinh viên, giảng đường, học đường, kí túc xá, học tập, nghiên cứu, tự nhiên...
Tuần 10- Bài 10,11
Tiết 50: Tập làm văn
Nghị luận trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.
B. Lên lớp:
*Chuẩn bị:
- GV: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Tư liệu.
- HS: Đọc và tìm hiểu ngữ liệu.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa đoạn văn và yêu cầu HS xác định các đơn vị kiến thức trong tiết 49.
GV chữa bài tập.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về nghị luận.
H: Nghị luận là gì?
GV dùng thiết bị chiếu lên màn hình cho HS quan sát ngữ liệu.
H: Đoạn văn a và đoạn thơ b được viết theo phương thức biểu đạt nào?
H: Lời kể chuyện trong đoạn trích a là của ai?
H: ông giáo đang thuyết phục ai? Về điều gì?
H: Để đi tới kết luận đó, ông đã đưa ra những lí lẽ nào?
 GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn b.
H: Sau hai câu mỉa mai Hoạn Thư, Kiều đã nói với Hoạn Thư thế nào?
H: Lí lẽ của Kiều?
H: Họan Tư biện bạch ra sao khiến cho Kiều phải khen?
H: Em có nhận xét gì về lời nhgị luận ấy?
GV: Gọi các loqừi lẽ của ông giáo và của Hoạn Tư là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
H: Em hiểu thế nào là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
H: Khi dùng yếu tố tự sự người ta thường dùng các từ ngữ nào?
GV cho HS đọc ghi nhớ : SGK- 138.
Hoạt động của HS
Nghị luận là nêu dẫn chứng lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng( luận điểm ) nào đó. 
HS đọc và tìm hiểu ngữ liệu.
HS: Đoạn văn a và đoạn thơ b được viết theo phương thức biểu đạt tự sự.
HS: Lời của ông giáo.
HS: Ông giáo thuyết phục chính mình vì vợ ông không ác nên ông chỉ thấy buồn mà không giận( đối thoại ngầm- >độc thoại nội tâm)
HS:
- Nêu vấn đề: “Nếu ta không... với họ” -> vợ tôi không phải là người ác, thị ích kỉ bởi vì thị đã quá khổ.
- Khi người ta đau buồn...cái gì khác đâu... Khi người ta quá khổ...che lấp mất.
Kết luận: tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.
HS đọc lại đoạn b.
HS: Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ- càng cay nghiệt thì càng oan trái.
Ghê gớm sẽ chuốc lấy hậu quả.
HS thảo luận:lí lẽ của Hoạn Thư.
- Tôi là đàn bà nên ghen chỉ là chuyện thường tình.
- Từng đối xử tốt với Kiều.
- Tôi và cô cùng cảnh ngộ, ai chịu nhường cho ai.
- Dù sao tôi cũng có tội vì gây đau khổ cho cô. nên tôi chờ sự độ lượng của cô.
- Lời lẽ chân tình thể hiện sự khôn ngoan khéo léo của HT- HT đặt Kiều vào tình thế khó xử.
- Những điều mà nhân vật suy ngẫm, đánh giá về một vấn đề hoặc các lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người đối thoại trong văn bản tự sự. 
- Khi dùng yếu tố tự sự người ta thường dùng các từ ngữ: nếu- thì, không những- mà còn, càng- càng
HS đọc ghi nhớ
Ghi bảng
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
*Ghi nhớ: SGK – 138.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: vai trò của các yếu tố nghị luận trong hai đoạn văn trên?
HS thảo luận và trình bày
Bài tập 2: Tìm và nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản “ Lục Vân Tiên gặp nạn”?
HD:
Lời của Ngư ông khi Lục Vân Tiên nói tới việc đền ơn
Lời của ngư ông khi thuyết phục Lục Vân Tiên ở lại cùng gia đình ông.
HD trình bày trước nhóm.
GV nhận xét đánh giá và củng cố kiến thức.
*Về nhà: 
- Tìm và phân tích tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản: “ Chị em Thuý Kiều”, “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
HD:
Văn bản “ Chị em Thuý Kiều”: Kiều càng sắc sảo mặn mà
 So bề tài sắc lại là phần hơn”
Văn bản “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
 “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn....
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Văn bản: “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: Dùng lí lẽ và dẫn chứng về việc nhũng nhiễu của bọn quan lại và việc chặt cây của gia đình Phạm Đình Hổ.
- Soạn văn bản: “Đoàn thuyến đánh cá” và “Bếp lửa”
Tuần 10 - Tiết 48
Kiểm tra về truyện trung đại
Phần I: Trắc nghiệm ( 3điểm).
 Đọc và chọn phương án đúng:
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ mìnhdường dẽ run.
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Vợ chàng quỉ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cũng đền.
1. Đoạn thơ trên kể lại sự việc:
 A. Thuý Kiều báo oán Hoạn Thư B. Thuý Kiều trách móc Hoạn Thư
 C. Thuý Kiều báo ân Thúc Sinh D. Thuý Kiều trả nghĩa mọi người.
2. Câu thơ “ Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run” sử dụng phép tu từ:
 A. Nhân hoá. B. So sánh . C.Hoán dụ D. Liệt kê
3. Biện phép nghệ thuật đó có tác dụng:
 A. Nhấn mạnh uy thế của nàg Kiều khi ngồi trên ghế quan toà để xử án.
 B. Nhấn mạnh sự hoảng sợ đến tột cùng của Thúc Sinh.
 C. Mô tả bộ mặt thật của Thúc Sinh- một con người nhu nhược và hèn kém.
 D. Cả A,B,C đều đúng.
4. Hai câu thơ “Nàng rằng: Nghĩa nặng nghìn non,- Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?” nói về sự kiện:
 A. Thúc Sinh từ biệt thuý Kiều về với Hoạn Thư.
 B. Thúc Sinh và Thuý Kiều vui vầy cuộc sống lứa đôi.
 C. Thúc Sinh đưa Thuý Kiều ra khỏi lầu xanh.
5. Câu “Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không ?” là:
 A. Câu cầu khiến B. Câu cảm thán
 C. Câu hỏi tu từ D. Câu trần thuật.
6. Điển cố “Sâm Thương” dùng để diễn tả:
 A. Sự cách biệt không bao giờ gặp nhau B. Sự gần gũi, gắn bó với nhau.
 C. Nơi Tú Bà dành cho Kiều ở. D. Sự chung thuỷ, sắt son.
7. Trong lời nói với Thúc Sinh, Kiều đã chỉ ra người gây nên nỗi khổ đau cho nàng là:
 A. Thằng bán tơ. B. Hoạn Thư. C. Tú Bà. D. Mã Giám Sinh
8. Tác giả dùng nhiều từ Hán Việt diễn tả lời của Kiều với Thúc Sinh với mục đích là:
 A. Làm cho lời nói trang trọng phù hợp với chàng Thúc.
 B. Để diễn tả lòng biết ơn trân trọng của Kiều với Thúc Sinh.
 C. Để thể hiện Kiều là người có học thức rất rộng.
 D. Kết hợp cả A và B.
9. Các cụm từ” kẻ cắp bà già gặp nhau” , “kiến bò miệng chén” được gọi là:
 A. Thành ngữ. B. Tục ngữ. C. Điển tích. D. Điển cố.
10. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, ta thấy nàng là người:
 A. Trân trọng tấm lòng và sự giúp đỡ của Thúc Sinh.
 B. Luôn mang trong lòng nỗi oán hận Thúc Sinh.
 C. yêu thương Thúc Sinh tha thiết .
 D. Hay động lòng trắc ẩn trước nỗi khổ của người khác.
11. Khi nới với Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư vì:
 A. Kiều chịu ơn Thúc Sinh và Hoạn Thư.
 B. Nỗi đau mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều quá lớn.
 C. Thúc Sinh và Hoạn Thư cùng xuất thân từ gia đình quan lại.
 D. Hoạn Thư là vợ của Thúc Sinh.
12. Ngôn ngữ của đoạn trích trên chủ yếu thuộc loại:
 A. Ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật. B. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.
Phần I: Tự luận ( 7 điểm).
Câu 1: Giới thiệu những nét tiêu biểu về nhà văn Nguyễn Dữ.
Câu 2: Viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm xúc của em về nhân vật nàng Kiều trong đoạn thơ trên.
Tuần 10 Tiết 48
Kiểm tra về truyện trung đại.
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Đọc kĩ và chọn phương án trả lời đúng:
“Ngư rằng lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Một câu danh lợi cho sờn lòng đây.
Rày roi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khoẻ quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm.
Nghêu ngao nay chích mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.”
 ( Sách Ngữ văn 9 – tập I)
1. Nội dung chính của đoạn trích trên là:
 A. Nói về cuộc sống của ông Ngư. B. Nói về tình cảm của ông Ngư.
 C. Nói về tính cách của ông Ngư. D. Nói về suy nghĩ của ông Ngư.
2. Cuộc sống của Ngư ông được miêu tả trong đoạn trích là:
 A. Cuộc sống khó khăn, nghèo khổ. B. Cuộc sống trong sạch, tự do.
 C. Cuộc sống thơ mộng, không có thực. D. Cuộc sống bon chen. 
3. Tình cảm và thái độ của tác giả qua việc miêu tả cuộc sống của ông Ngư là:
 A. Ca ngợi cuộc sống của những người lao động bình thường.
 B. Trân trọng ước mơ của những người lao động bình dị.
 C. Gửi gắm khát vọng sống và niềm tin vào cái thiện.
 D. Cả A,B,C đều đúng.
4. Câu “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?” đồng nghĩa với câu “Làm ơn há dễ mong người trả ơn” là:
 A. Đúng B. Sai
5. Câu “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?” là câu:
 A. Trần thuật. B. Cầu khiến. C. Cảm thán. D. Hỏi tu từ.
6. Nội dung của hai câu thơ: “ Nước trong rửa ruột sạch trơn, Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.” là:
 A. Nói về cuộc sống của Ngư ông – một cuộc sống đầy ắp niềm vui.
 B. Nói về cuộc sống của Ngư ông – Một cuộc sống trong sạch.
 C. Nói về cuộc sống của Ngư ông – Một cuộc sống thảnh thơi nơi sông nước.
 D. Nói về cuộc sống của Ngư ông – Một cuộc sống hoà nhập với thiên nhiên.
7. Hai câu thơ: “ Rày roi mai vịnh vui vầy, Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng” đã sử dụng nghệ thuật:
 A. Nhân hoá. B. So sánh. C. Chơi chữ. D. Phép đối.
8. Từ “ thong thả” trong câu thơ “Một mình thong thả làm ăn có nghĩa là:
 A. Làm việc chậm rãi, không tỏ ra vội vàng.
 B. Bước đi chầm chậm, không vội vàng.
 C. Giữ được bình tĩnh trong lòng.
 D. Làm chủ được hành đọng của mình, không bối rối.
9. Dòng dùng nhiều từ địa phương là:
 A. thong thả, kinh luân, nghêu ngao, làm ăn, trời đất, danh lợi.
 B. làm ăn, trời đất, danh lợi, thung dung, nghêu ngao, thong thả.
 C. kinh luân, làm ăn, trời đất, nhơn nghĩa, danh lợi, thung dung.
 D. nghêu ngao, kinh luân, làm ăn, trời đất, danh lợi, thung dung.
10. Dòng có từ không phải là từ láy:
 A.thong thả, thung dung,vui vầy, thăm thẳm.
 B. nghêu ngao, danh lợi, thung dung, bối rối.
thung dung, vui vầy, thong thả, nghêu ngao.
vui vầy, thong thả, thung dung, bối rối. 
11. Dòng có từ hán Việt là:
 A. nghêu ngao, trời đất, thong thả, làm ăn.
 B. trời đất, thong thả, vui vầy, thong dong.
 C. vui vầy, nghêu ngao, danh lợi, trời đất.
 D. làm ăn, trời đất, thung dung, vui vầy.
12. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm:
 A. Chuyện người con gái Nam Xương. B. Truyện Kiều.
 C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. D. Truyện Lục Vân Tiên.
Phần II: Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: Giới thiệu sơ lược về nhà văn Phạm Đình Hổ.
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về quan niệm sống của Ngư ông được thể hiện trong đoạn trích trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 chuan(1).doc