Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 21: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích: Vũ Trung tuỳ bút)

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 21: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích: Vũ Trung tuỳ bút)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Học sinh hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn quan lại, vua chúa dưới thời Lê Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực.

- Giáo dục học sinh lòng căm ghét cuộc sống xa hoa của bọn quan lại, vua chúa phong kiến, yêu mến cuộc sống dân chủ bình đẳng của xã hội ngày nay.

* Trọng tâm: Bản chất của bọn vua quan phong kiến.

B. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ

Học sinh: Học bài cũ,chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên và vở bài tập.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 21: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích: Vũ Trung tuỳ bút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21
Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
(Trích: Vũ trung tuỳ bút)
- Phạm Đình Hổ - 
Soạn: 19/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn quan lại, vua chúa dưới thời Lê Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực.
- Giáo dục học sinh lòng căm ghét cuộc sống xa hoa của bọn quan lại, vua chúa phong kiến, yêu mến cuộc sống dân chủ bình đẳng của xã hội ngày nay.
* Trọng tâm: Bản chất của bọn vua quan phong kiến.
B. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ
Học sinh: Học bài cũ,chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên và vở bài tập.
C. Tiển trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Kể tóm tắt "Chuyện người con gái Nam Xương" và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện?
3. Bài mới:
* GTB: Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê - Trịnh, cùng sự xa hoa, hưởng lạc của Chúa, sự tham nhũng, lộng hành, thối nát của đám quan lại thừa cơ đục nước béo có, nếu " HLNTC" chọn thể loại tt lịch sử, Lê Hữu Trác chọn thể kí sự "Thượng kinh kí sự", thì PĐH chọn thể tuỳ bút với cốt truyện đơn giản, kết cấu bố cục tự do " Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh" đã cho ta nhiều tự tin.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1;
- Giáo viên hướng dẫn đọc: to, rõ nổi bật cảm xúc suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người, cuộc sống của tác giả.
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Đình Hổ? (SGK)
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
- Giáo viên yêu cầu học sinh gth: 3, 5, 7, 8, 15, 17, 18 
H: Hãy cho biết đại ý của bài? Nội dung chính ấy được chia thành bố cục văn bản như thế nào?
Hoạt động2.
- Học sinh đọc từ đầu triệu bất tường.
H: Nêu ý chính của đoạn? (thói ăn chơi)
H: Thói ăn chơi xa hoa vô độ của chúa Trịnh được miêu tả qua những chi tiết nào? (sự việc nào?)
HS phát hiệnà 
H: Phân tích ý nghĩa của những cảnh và sự việc đó? (hao tốn tiền của -> cướp đoạt)
H: Theo em, tính chất của việc tìm thu của quí của Chúa là hđ gì?
H: Nhận xét cách miêu tả cảnh và sự việc đó? Mục đích của việc miêu tả đó?
H: Kết thúc những cảnh và việc đó, tác giả đưa ra nhận xét? Nhận xét đó gợi cho em suy nghĩ gì về triều đại chú Trịnh đang ngự trị? Hs thảo luận, phát biểu gv chốt.
- Học sinh đọc đoạn còn lại.
H: Bọn hoạn quan thời chúa Trịnh được tác giả kể, tả bằng những chi tiết nào?
H: nhận xét của em về những hành động đó?
H: Kết thúc đoạn, tác giả ghi lại một sự việc xảy ra ngay trong nhà mình nhằm mục đích gì? (tăng tính thuyết phục, làm cho cách viết thêm sinh động, gửi gắm kín đáo thái độ bất bình, pp của mình)
Hãy so sánh giữa "chuyệnnv " và văn bản "Chuyện cũ trong Trịnh" để tìm ra sự khác biệt giữa truyện tự sự và thể tuỳ bút?
H: Đặc trưng của truyện là gì? (cốt truyện, nhân vật, tình huống)
H: Đặc trưng của thể tuỳ bút? (ghi chép những người bộc lộ cảm xúc suy nghĩ)
H: ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của chuyện.
H: Qua đoạn trích, em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất?
Nội dung 
I- Đọc, hiểu chú thích: 
1. Đọc:
2. Chú thích:
a) Tác giả 
b. Tác phẩm: 
(SGK)
3, Bố cục:
- Văn bản gồm 2 phần : "Từ đầu triệu bắt tường" à Hình ảnh chúa Trịnh
- Phần còn lại" à cuộc sống xa hoa vô độ của bọn quan lại phong kiến thời Lê - Trịnh.
II- Đọc, hiểu văn bản: 
1. Hình ảnh chúa Trịnh.
- Thích đi chơi ngắm cảnh đẹp.
- Xây dựng đình đài liên miên.
- Bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém.
- Thu nhiều của quý trong thiên hạ về tô điểm cho phủ Chúa.
=> Thực chất hành động của Chúa là chiếm đoạt, ăn cướp.
=> Cảnh và việc được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, khách quan, gây ấn tượng.
ố Báo hiệu sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết tới ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi, xương máu của dân.
2. Hình ảnh bọn quan lại hầu cận:
- Mượn gió bẻ măng-> lợi dụng cơ hội kiếm chác doạ dẫm -> ỷ nhà Chúa để hoành hành, tác oai tác quái.
- Vừa ăn cướp vừa la làng.
=> đó là những hành động vô lí, bất công.
III- Tổng kết: 
1. Nghệ thuật: 
- Viết bằng thể loại văn tuỳ bút: ghi chép những con người, sự việc cụ thể có thực -> bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của bản thân về con người và cuộc sống.
- Giàu chất trữ tình.
2. Nội dung: Hiểu về đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa quan lại phong kiến thời vua Lê - chúa Trịnh suy tàn.
IV- Luyện tập: 
1. Trình bày nhận thức của em về tình trạng nước ta thời vua Lê - chúa Trịnh.
4. Củng cố: 
Truyện tự sự + gì so với tuỳ bút?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Làm bài tập 1, tìm đọc tư liệu cùng chủ đề.
- Soạn: "Hoàng Lê thống nhất chí".

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21.doc