Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 22 đến tiết 25

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 22 đến tiết 25

Bài 5 - Tiết 22: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH.

(Vũ trung tuỳ bút- Phạm Đình Hổ.)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua, chúa, quan lại dưới thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút thời trung đại và giá trị nghệ thuật của đoạn văn tuỳ bút này.

 2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng đọc và phân tích thể loại văn bản tuỳ bút trung đại.

 3: Thái độ:

Lên án cách sống xa hoa, hưởng lạc của bọn vua, chúa phong kiến.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Phân tích, bình giảng, luyện tập, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên.

SGV, SGK, Bài soạn.

 2. Học sinh:

SGK, bài soạn.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp (1).

 2. Kiểm tra bài cũ:(5)

Hãy tóm tắt văn bản Lão Hạc .

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 22 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 5 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh.
(Vũ trung tuỳ bút- Phạm Đình Hổ.) 
a. mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua, chúa, quan lại dưới thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút thời trung đại và giá trị nghệ thuật của đoạn văn tuỳ bút này. 
 2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc và phân tích thể loại văn bản tuỳ bút trung đại.
 3: Thái độ:
Lên án cách sống xa hoa, hưởng lạc của bọn vua, chúa phong kiến.
b. Phương pháp:
 Phân tích, bình giảng, luyện tập, thực hành.
c. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên.
SGV, SGK, Bài soạn.
 2. Học sinh:
SGK, bài soạn.
d. tiến trình lên lớp:
 1. ổn định lớp (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Hãy tóm tắt văn bản Lão Hạc .
 3. Bài mới.
GV y/c HS đọc chú thích SGK.
H: Hãy giới thiệu một vài nét về tác giả?
GV: Phạm Đình Hổ còn gọi là Chiêu Hổ vời nhiều giai thoại cùng Hồ Xuân Hương.
Ông có hai tác phẩm có giá trị:- Vũ trung tuỳ bút.
 - Tang thương ngẫu lục.
H: Nêu thời gian và hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
GV nêu y/c đọc: giọng đọc bình thản, chậm rãi.
H: Em hiểu hoạn quan là chỉ người ntn?
H: Hãy nêu thể loại văn bản? Tuỳ bút là thể văn ntn?
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
H: Cuộc sống của chúa Trịnh được giới thiệu vào thời gian nào? Cuộc sống đó được giới thiệu qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào?
H: Ngoài việc vui chơi thì chúa Trịnh còn có ý thích gì? Hãy tìm các chi tiết nói về điều đó?
H: Em hiểu ntn là ‘trân cầm dị thảo’, ‘cổ mộc quái thạch’’?
H: Tác giả đã lấy dẫn chứng gì về chính sách ‘thu’ của chúa? Một cơ binh là bao nhiêu người?
H: Phủ chúa được tác giả miêu tả ntn?
H: Nhận xét về cách kể, tả của tác giả?
H: Những chi tiết trên cho thấy cuộc sống của chúa Trịnh ntn?
H: Câu văn cuối “ Kẻ thức giả... triệu bất tường” mang hàm ý gì?
GV: trước cảnh xa hoa dâm đãng không phải cảnh thái bình là điềm báo trước sự suy vong của triều đại Lê- Trịnh. Thật vậy ngay khi Trịnh Sâm qua đời đã xảy ra nạn kiêu binh rồi triều đình cứ thế mà suy vong.
H: Dựa vào thế chúa bọn hoạn quan, thái giám đã có những hành động gì?
H: Nhận xét cách tác giả lần lượt đưa ra các hành động của bọn quan lại?
H: Qua những hành động này em có nhận xét gì về boạ hoạn quan thái giám ở phủ chúa?
GV: đó là thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng của bọn tay sai quái đản. Sở dĩ chúng làm được như vậy là vì được chúa dung dưỡng và làm theo lệnh chúa vì chúng đắc lực giúp chúa thoả mãn thú chơi xa xỉ. Đúng là dột từ nóc dột xuống.
H: Trước hoàn cảnh đó người dân có cuộc sống ntn?
H: Tác giả lấy dẫn chứng ở đâu?
 * Thảo luận nhóm 5’. 
 H: Vì sao tác giả đưa chi tiết cuối vào?
HS các nhóm trình bày, nhận xét.
GV tổng hợp.
H: Điều đó cho thấy tình cảnh người dân ở thời kì này ra sao?
Thái độ, tình cảm của tác giả với họ ntn?
H: Nhận xét về cách tả, kể của tác giả?
H: Cách tả, kể như vậy khiến cho người đọc thấy được những gì?
GV y/c HS đọc ghi nhớ.
GV cho HS đọc bài đọc thêm.
H: Nêu nội dung và tình cảm của em về bài đọc đó?
H: Căn cứ vào tác phẩm và bài đọc thêm hãy viết một bài văn ngắn những điều em nhận thức được về tình hình nước ta cuối thế kỉ XVIII? 
Đọc.
Giới thiệu.
Nêu.
Đọc.
Giải thích.
Giới thiệu.
Chia đoạn.
Tìm chi tiết.
Giải thích.
Tìm dẫn chứng.
Nhận xét.
Khái quát.
Nêu ý kiến.
Tìm chi tiết.
Nhận xét.
Tổng hợp.
Tìm chi tiết.
Thảo luận.
Trình bày, nhận xét.
Khái quát.
Nhận xét.
Tổng hợp.
Đọc.
Đọc, liên hệ. 
Viết.
I- Đọc và tìm hiểu chung.(10’)
 1- Tác giả.
- Phạm Đình Hổ (1768- 1839) quê Hải Dương.
- Từng nhiều lần được vua Minh Mạng mời ra làm quan rồi lại từ quan.
- Có nhiều công trình biên soạn, khảo cứu về văn hoá có giá trị
 2- Tác phẩm.
Viết đầu thế kỉ Xix gồm 88 mẩu chuyện nhỏ ghi chép tản mạn về các vấn đề xã hội, con người.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh viết về những năm tháng cuối cùng của triều đại Lê- Trịnh.
 3- Đọc và giải thích từ khó.
a- Đọc.
b- Giải thích từ khó.
 4- Thể loại văn bản.
Là một loại bút kí thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc, ấn tượng của người viết.
 5- Bố cục.
3 phần: -Từ đầu... triệu bất tường.
 - ... để khiêng ra.
 - ... còn lại.
II- Đọc hiểu văn bản.(25’)
 1- Cuộc sống của chúa Trịnh Sâm.
- Thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung.
- Xây dựng đình đài cứ liên miên.
- Một tháng 3,4 lần đi du thuyền dạo chơi trên hồ Tây với rất nhiều người hầu ( nội thần, nhạc công, các quan...).
- Bao nhiêu loài trân cầm dị thảo, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở nhân gian chúa đều thu lấy không thiếu một thứ gì.
+ Cây đa cổ thụ một cơ binh mới khiêng nổi.
* Phủ chúa.
Bày vẽ như bốn bể, đầu non, chim kêu, vượn hót ran khắp bốn bề, ồn ào như trận mưa sa, gió táp, vỡ tổ tan đàn.
 NT: Kể, miêu tả tỉ mỉ, khách quan không bộc lộ thái độ, cảm xúc.
=> Cuộc sống xa hoa, tốn kém, lố lăng, báo trước điều không hay có thể xảy ra.
 2- Bọn hoạn quan thái giám.
- Ra ngoài doạ dẫm, dò xét xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim quí thì biên hai chữ “phụng thủ”đêm đến thì lẻn ra sai lính mang về có khi phá nhà đập tường để đưa cây, đá đi.
- Buộc tội gia chủ cất dấu vật quí để doạ dẫm tống tiền.
 NT: Miêu tả qui trình hành động kĩ lưỡng.
=> Thủ đoạn thâm độc, tai quái, tham lam tàn bạo, nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân.
 3- Hoàn cảnh của người dân.
- Nhà giàu: Bỏ của kêu van chí chết, đập phá, bỏ các vật quí để tránh tai vạ.
- Nhà tác giả: Phải chặt cây lê hoa trắng xoá thơm lừng và cây lựu đỏ hoa rất đẹp.
 NT: Dẫn chứng thể hiện tính chân thực đáng tin cậy.
=> tình cảnh khốn khổ, đáng thương của người dân.
- Sự xót xa, tiếc, hận, giận nhưng không làm gì được của tác giả.
III- Tổng kết- ghi nhớ.(5’)
 1- Nghệ thuật.
 2- Nội dung.
 3- Ghi nhớ.- SGK- T64.
IV- Luyện tập- Đọc thêm.(5’)
 1- Đọc thêm.
 2- Luyện tập.
E- Củng cố- Dặn dò.(5)
H: Nêu nghệ thuật và nội dung của văn bản?
VN: - Làm tiếp phần luyện tập.
- Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 5 - Tiết 21: sự phát triển của từ vựng.
a- Mục tiêu cần đạt.
 1- Kiến thức.
HS hiểu được : - Các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.
 - Sự phát triển từ vựng trong học văn.
 2- Kĩ năng.
Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.
 3- Thái độ
Tự giác, tích cực trong học tập.
B- Phương pháp.
 Nêu vấn đề, luyện tập, thực hành.
C- Đồ dùng dạy học.
 GV: SGK, SGV, Bài soạn.
 HS: Bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
 1- Ôn định.(1’)
 2- KTBC: Kiểm tra vở soạn và từ điển học sinh.(5’)
 3- Bài mới.
GV treo bảng phụ có chứa VD và y/c HS đọc.
 Cho câu: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.
H: Từ “ kinh tế” trong câu trên có nghĩa là gì?
H: Từ “ kinh tế” ở VD2 có nghĩa là gì? Có hiểu giống nghĩa như từ “ kinh tế” ở VD1 không?
H: Ngày nay ta dùng từ này theo nghĩa nào? So với trước kia phạm vi nghĩa của từ hiện nay có gì khác?
H: Đọc kĩ các câu thơ trích truyện Kiều và chỉ ra các từ in đậm?
H: Tra từ điển Tiếng Việt để biết nghĩa của hai từ “ xuân”? Từ nào mang nghĩa gốc? Từ nào mang nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?
H: Giải nghĩa hai từ “ tay” trong VDb ?
H: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của hai từ trên?
H: Việc chuyển nghĩa này được hình thành theo phương thức nào?
H: Từ VD1,2 hãy nhận xét về sự phát triển từ vựng? Sự phát triển đó dựa trên những cơ sở nào? Có mấy phương thức phát triển từ ngữ?
GV cho HS đọc ghi nhớ.
H: Nêu y/c bài tập 1?
H: Ơ VD nào từ “ chân” mang nghĩa gốc? VD nào mang nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?
H: Nhận xét về nghĩa của từ “ trà’’ trong các cách dùng?
H: Dựa vào nghĩa gốc hãy nêu nghĩa chuyển của từ “ đồng hồ”?
H: Tìm VD để chứng minh các từ đã cho là từ nhiều nghĩa?
Đọc.
Giải nghĩa.
So sánh.
Liên hệ.
Đọc và tìm.
Tra từ điển và tìm.
Giải nghĩa.
Xác định.
Nhận xét, tổng hợp.
Đọc.
Nêu.
Tìm chi tiết.
Nhận xét.
Nêu.
Tìm VD.
I- Sự biến đổi và phát triển của nghĩa từ ngữ.(20’)
 1- VD.
 a- vd1: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.
 b- vd2: Kinh tế nước ta đang trên đà phát triển.
 2- Nhận xét.
- Kinh tế1: kinh bang tế thế, lo việc nước, việc đời -> hoài bão cứu nước của những người yêu nước.
- Kinh tế 2: tài chính, tiền tệ.
 * Ngày nay dùng từ kinh tế 2 
-> Từ chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp.
 2- Truyện Kiều (Nguyễn Du).
 a- Ngày xuân1: mùa xuân- nghĩa gốc.
- Ngày xuân2: tuổi trẻ- nghĩa chuyển (theo phương thức ẩn dụ).
 b- Tay1: một bộ phận cơ thể người- nghĩa gốc.
- Tay2: kẻ buôn người- nghĩa chuyển. (theo phương thức hoán dụ.) 
 * Ghi nhớ SGK- T57.
II- Luyện tập.(15’)
 1- Xác định.
- Nghĩa gốc: a- một bộ phận cơ thể người.
- Phương thức ẩn dụ: c- vị trí tiếp xúc với đất của kiềng.
- Phương thức ẩn dụ: d- vị trí tiếp xúc với đất của mây.
- Phương thức hoán dụ: b- một vị trí trong đội tuyển.
 2- Nhận xét.
- Giống nghĩa gốc: đã chế biến, để pha nước uống.
- Khác: Dùng để chữa bệnh.
 3- Nêu nghĩa chuyển.
 a- Đồng hồ điện: dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ.
 b- Đồng hồ nước: dùng để đếm số đơn vị nước đã tiêu thụ.
 c- Đồng hồ xăng: dùng để đếm số đơn vị xăng đã mua.
 4- Chứng ninh từ nhiều nghĩa.
 a- Hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS.
- Hội chứng chiến tranh, hội chứng phong bì.
 b- Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Ngân hàng máu, ngân hàng đề thi.
 c - Sốt: Một dạng ốm, thân nhiệt tăng không bình thường.
- Sốt giá cả, sốt hàng hoá. 
 E- Củng cố- Dặn dò.(5’)
H: Nhận xét về sự phát triển của từ vựng? Sự phát triển đó dựa trên những cơ sở nào?
VN:- Làm bài tập 5 SGK- T57.
 - Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 5- Tiết23: hoàng lê nhất thống chí.
Trích hồi thứ mười bốn: đánh ngọc hồi quân thanh bị thua trận, bỏ thăng long chiêu thống chốn ra ngoài.
 (Ngô Gia Văn Phái)
A- Mục tiêu cần đạt.
 1- Kiến thức.
 Giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc – hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ trong chiến công hiển hách đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược Tôn Sĩ Nghị và số phận thê thảm nhục nhã của bọn vua quan bán nước hại dân, qua đó thấy được ý thức dân tộc và quan điểm tiến bộ của tác giả.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết lịch sử, của lối kể chuyện rất trân thực và sinh động.
 2- Kĩ năng.
Hình thành kĩ năng tìm hiểu thể loại văn học chí.
 3- thái độ.
Tự hào về nhân vật anh hùng trong lịch sử lòng căm thù với bọn xâm lược và bọn vua quan bán nước.
B- Phương pháp.
 Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
C- Đồ dùng dạy học.
 GV: SGK, SGV, sách tham khảo.
 HS: bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
 1- Ôn định.(1’)
 2- KTBC: Tóm tắt lại tác phẩm “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? (5’)
 3- Bài mới. 
H: Dựa vào phần chú thích hãy nêu những nét chính về tác giả?
H: Tác phẩm ra đời trong thời gian và hoàn cảnh nào?
GV: Đây là một trong những hồi trung tâm nhất của tiểu thuyết nói về việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
H: Nêu thể loại của văn bản? Chí là thể văn ntn?
GV nêu y/c đọc: cần đọc cả hai câu mở đầu, ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật, lời kể,tả trận đánh cần đọc với giọng khẩn trương phần chấn.
H: Hãy kể lại đoạn trích.
H: Đoạn trích có bố cục mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
H: Khi nghe tin cấp báo quân Thanh đánh chiếm Thăng Long Nguyễn Huệ có những hành động gì? Đó là những hành động ntn?
H: Gặp lúc tướng sĩ can ngăn thời cơ không thuận lợi ông đã có những quyết định ntn?
H: Vì sao vua Quang Trung làm lễ tế trời đất, lên ngôi hoàng đế? Điều đó chứng tỏ ông là người ntn?
GV: Nguyễn Huệ quả là người anh hùng dũng mãnh, xông xáo, quả quyết.
Giới thiệu.
Nêu.
Xác định.
Đọc và kể.
Chia đoạn.
Tìm hành động.
Nêu quyết định.
Giải thích.
Khái quát
I- Đọc và tìm hiểu chung (15’)
1- Tác giả.
Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì ở huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây nổi tiếng đỗ cao và có tài văn học.
2- Tác phẩm.
Là tiểu thuyết lịch sử theo kiểu chương hồi gồm 17 hồi viết về tình hình Việt Nam 30 năm cuối thế kỉ XVIII.
3- Thể loại.
Chí: Tiểu thuyết lịch sử theo kiểu chương hồi viết bằng chữ Hán chịu ảnh hưởng cách viết của Tam Quốc Chí.
4- Đọc và kể.
5- Bố cục.
 3 phần:- Từ đầu...năm Mậu Thân.
 - Tiếp...kéo vào thành.
 - Còn lại.
II- Phân tích.(20’)
1- Hình tượng Nguyễn Huệ. 
a- Khi quân Thanh chiếm Thăng Long.
- Nghe tin báo: tức giận, họp bàn tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
=> Mạnh mẽ, quyết đoán.
- Mọi người can ngăn lấy làm phải bèn đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất... lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu Quang Trung, lễ xong hạ lệnh xuất quân.
=> Có tính toán, tôn trọng ý kiến người khác, thuận lòng nhân dân và tướng sĩ. 
 E- Củng cố – Dặn dò.(5’)
H: Hãy tóm tắt lại tác phẩm?
VN: Học kĩ bài và soạn tiếp phần bài còn lại.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài5- Tiết 24: hoàng lê nhất thống chí.
( Ngô Gia Văn Phái)
a- Mục tiêu bài học.( như tiết 23)
B- Phương pháp.
C- Đồ dùng dạy học.
D- tiến trình dạy học.
 1- Ôn định.(1’)
 2- KTBC:(5’) Tóm tắt hồi thứ 14 của Hoàng Lê Nhất Thống Chí? Ơ phần 1 vua Quang Trung đã bộc lộ những phẩm chất gì?
 3- Bài mới.
H: Đọc và nêu nội dung của phần 2?
H: Để chuẩn bị tiến quân ra Bắc vua Quang Trung đã có những hành động gì?
H: Em biết gì về nhân vật Nguyễn Thiếp? Việc hỏi ý kiến ông chứng tỏ vua Quang Trung là người ntn?
H: Đối với binh lính ông có những hành động gì?
H: Lời dụ của nhà vua có những nội dung chủ yếu nào?
H: Nhận xét về nội dung lời hịch? Nội dung này có tác dụng ntn đối với các tướng sĩ?
H: Qua những việc làm trên em thấy Nguyễn Huệ là người ntn?
H: Sau khi biểu dương lực lượng và khí thế quân sĩ ở Nghệ An Quang Trung kéo quân đến Tam Điệp- Biện Sơn. Tại đây ông đã phân tích tình hình và có thái độ cư xử với bề tôi ntn?
GV: Tài chỉ huy của Nguyễn Huệ còn thể hiện qua các trận đánh khi tiến ra Thăng Long.
H: Trận Hà Hồi ông chỉ đạo cách đánh ntn?
H: Khi giới thiệu về các trận đánh tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp gì?
H: Hình tượng vị tướng chỉ huy dưới ngòi bút của tác giả hiện ra ntn?
GV: Khi miêu tả các trận đánh của nghĩa quân Tây Sơn và vị tướng chỉ huy tài giỏi với lập trường dân tộc và lòng yêu nước tác giả viết với một tấm lòng nồng nàn yêu nước, những trang viết chân thực có màu sắc sử thi.
H: Quân xâm lược nhà Thanh được tác giả giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Tướng chỉ huy?
- Quân lính?
H: Nhận xét về bọn quân tướng nhà Thanh?
H: Tìm các chi tiết giới thiệu về bọn vua quan nhà Lê?
H: Đó là những con người ntn?
H: Nêu nghệ thuật của tác phẩm?
H: Tác phẩm trình bày nội dung gì?
Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ.
Hãy đọc bài đọc SGK.
H: Chỉ ra các mốc thời gian tiêu biểu? Các mốc thời gian đó ứng với những sự kiện nào? 
Đọc và nêu .
Tìm chi tiết.
Giới thiệu.
Tìm hành động.
Nhận xét.
Khái quát.
Tìm chi tiết.
Tìm chi tiết.
Xác định nghệ thuật.
Khái quát.
Tìm chi tiết.
Nhận xét.
Khái quát.
Tổng hợp kiến thức.
Đọc.
Viết đoạn văn.
II- Đọc và tìm hiểu chi tiết.
 2- Tiến quân ra Bắc.(15’)
* Tự mình đốc xuất đại binh.
- Hỏi ý kiến Nguyễn Thiếp ở La Sơn.
- Mộ thêm một vạn quân tinh nhuệ.
 => Bình tĩnh, mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược.
- Ra lời dụ binh lính.
+ Khẳng định chủ quyền dân tộc.
+ Nêu bật chính nghĩa của ta, dã tâm của địch, truyền thống chống giặc của nhân dân ta.
+ Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm minh, thống nhất ý chí để lập công lớn.
 NT: Lời hịch ngắn gọn, có sức thuyết phục cao.
 => Luôn sáng suốt mưu lược trong việc nhận định tình hình, thu phục quân sĩ.
* Đến Tam Điệp:
- Khen, chê đúng người đúng việc, mưu lược trong việc xét đoán dùng người.
- Tư thế oai phong lẫm liệt.
- Đoán trước ngày thắng lợi, có niềm tin tuyệt đối ở chiến thắng.
* Đến Thăng Long.
- Trận Hạ Hồi bắc loa truyền gọi không cần đánh.
- Trận Ngọc Hồi cho quân lính lấy ván ghép phủ rơm rấp nước làm mộc che.
 NT: Tả thực.
 => Người chỉ huy tài giỏi, nhân đức, đẹp đẽ.
 3- Hình ảnh bọn xâm lược và vua tôi Lê Chiêu Thống.
 a- Quân Thanh.
- Không nghe được tin cấp báo, không phòng bị gì.
- Nghe tin quân Tây Sơn vào đến Thăng Long.
+Tướng: thắt cổ tự tử, sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp nhằm hướng Bắc mà chạy.
+ Quân lính: hoảng hốt tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông làm nước sông tắc nghẽn, không chảy được.
 => Hèn nhát, vô dụng.
 b- Bọn vua quan Lê Chiêu thống.
- Vội chạy theo Tôn Sĩ Nghị.
- Cướp thuyền vượt sông, chạy luôn mấy ngày không nghỉ.
- Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị vua tôi nhìn nhau chảy nước mắt.
 => Nhu nhược, phản nước, hại dân.
III- Tổng kết- ghi nhớ.(5’)
 1- Nghệ thuật.
 2- Nội dung.
 3- Ghi nhớ.(SGK- T72)
IV- Luyện tập.(5’)
 1- Đọc thêm.
 2- Viết một đoạn văn ngắn miêu tả chiến công thần tốc của vua quang trung từ tối 30 Tết đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm 1789.
- Đêm 30 Tết xuất phát, đi 100 cây số trong 3 ngày. Sáng mùng 3 đến sông Gián và sông Thanh Quyết, nửa đêm mùng 3 tới làng Hà Hồi, mùng 4 đến Ngọc Hồi, Mùng 5 tấn công Thăng Long. 
 E- Củng cố- Dặn dò.(5’)
H: Ngòi bút tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt đó?
H: Qua tác phẩm em cảm nhận ntn hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ?
VN: Học bài cũ.
Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng.SGK-T73.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài5- Tiết 25: sự phát triển của từ vựng.
A- mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS hiểu: Ngoài việc phát triển nghĩa của từ vựng, một ngôn ngữ có thể ưa2phát triển bằng cách tăng thêm số lượng các từ ngữ mượn.
 - Cấu tạo từ ngữ mới.
 - Mượn từ ngữ của nước ngoài.
2- Kĩ năng.
Rèn kĩ năng phát hiện, sử dụng từ ngữ mới và từ mượn.
3- Thái độ.
Có ý thức sử dụng và phát triển vốn ngôn ngữ dân tộc.
B- Phương pháp.
Qui nạp, luyện tập, thực hành.
C- Đồ dùng dạy học.
GV: SGK, SGV, Bảng phụ.
HS: Bài soạn ở nhà.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định (1’)
2- KTBC:(5’) Nhận xét về sự biến đổi và phát triển của nghĩa từ ngữ? Có mấy phương thức chủ yếu để phát triển ngôn ngữ?
3- Bài mới.
H: Tìm những từ ngữ mới được cấu tạo trên cơ sở từ điện thoại?
H: Giải nghĩa các từ vừa tìm được?
H: Tìm những từ ngữ được cấu tạo trên cơ sở từ kinh tế?
H: Giải thích nghĩa của từ Kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế?
H: Trong Tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x+ tặc hãy tìm những từ ngữ mới theo mô hình này?
H: Ngoài phát triển từ ngữ từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển người ta còn có thể phát triển từ vựng bằng những cách nào?
GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
H: Tìm các từ Hán Việt trong đoạn thơ?
H: Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ các khái niệm sau? Những từ này mượn của ngôn ngữ nào?
H: Qua việc tìm hiểu vd ta thấy có thể phát triển từ vựng bằng cách nào? Tiếng Việt mượn nhiều nhất từ ngữ của ngôn ngữ nào trên thế giới?
GV cho HS đọc ghi nhớ.
H: Tìm từ ngữ mới theo mô hình?
H: Tìm năm từ ngữ mới được dùng gần đây? Giải thích ý nghĩa của các từ đó?
H: Trong các từ in đậm từ nào của Tiếng Hán? Từ nào của ngôn ngữ Châu Âu?
H: Nêu vắn tắt những cách phát triển từ ngữ? Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
Tìm từ ngữ mới.
Giải nghĩa.
Tìm.
Giải thích.
Tìm từ ngữ mới theo mô hình.
Khái quát.
Đọc.
Tìm.
Trả lời.
Khái quát.
Đọc.
Tìm.
Giải thích.
Phân biệt.
Tìm.
I- Tạo từ ngữ mới.(10’)
1- VD.
* Điện thoại:
- Di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở đang thuê bao.
- Nóng: Dành riêng để tiếp nhận và giải quyết những vấn đề cấp bách bất kì lúc nào.VD: 113, 114.
* Kinh tế.
- Tri thức: Dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
2- Tìm từ ngữ mới theo mô hình.
- Lâm tặc: Những kẻ phá rừng.
- Tin tặc: Những kẻ dùng kĩ thuật xâm phạm trái phép các dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác, phá hoại.
* Ghi nhớ: SGK- T75.
II- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.(10’)
1- Từ Hán Việt.
a- Thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử giai nhân
b- Bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, trinh bạch, ngọc.
2- Từ của các ngôn ngữ khác.
a- AIDS.
b- Ma ket tinh.
=> Mượn của Tiếng Anh.
3- Ghi nhớ: SGK- T74
III- Luyện tập.
1- Bài tập 1.
- x + trường: thị trường, thương trường.
- x+ điện tử: thư điện tử, giáo dục điện tử, công nghệ điện tử, dịch vụ điện tử.
2- Bài tập 2: Tìm 5 từ ngữ mới.
- Cầu truyền hình: truyền hình tại chỗ một số chương trình trực tiếp qua hệ thống ca mê ra giữa các địa điểm cách xa nhau về địa lí.
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc thao tác kĩ thuật.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ.
3- Bài tập 3.
Ngôn ngữ Châu Âu.
- xà phòng.
- ô tô.
- ra- đi- ô.
- cà phê.
- ca- nô. 
Tiếng Hán.
- mãng xà.
- biên phòng.
- tham ô.
- tô thuế.
- phê bình.
- phê phán.
- ca sĩ.
- nô lê.
4- Bài tập 4. Bổ sung nghĩa cho những từ ngữ đã có.
vd: người lành-> nấm lành.
b- tăng về số lượng từ ngữ.
vd: xe bình bịch-> xe gắn máy.
c- Mượn của ngôn ngữ nước ngoài.
vd: ngoại giao, mít tinh.
* Đọc thêm.
 E- Củng cố- Dặn dò.(4’)
H: Có mấy cách phát triển nghĩa của từ vựng Tiếng Việt? Cho vd?
VN: Học bài cũ, Soạn bài: Truyện Kiều- T77.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 bai 5.doc