Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)

Tiết 25

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

(Tiếp)

Soạn: 20/09/2009

Dạy:

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm một số lượng từ nhờ cấu tạo thêm từ mới, mượn từ ngữ nước ngoài.

- Rèn kĩ năng làm bài tập, tạo từ ngữ mới.

- Giúp học sinh có ý thức chọn lọc, cân nhắc khi sử dụng từ ngữ vay mượn, tránh lạm dụng.

- Tích hợp các văn bản đã học, sự phát triển của từ vựng.

* Trọng tâm: Các phương thức chuyển

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25
sự phát triển của từ vựng
(Tiếp)
Soạn: 20/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm một số lượng từ nhờ cấu tạo thêm từ mới, mượn từ ngữ nước ngoài.
- Rèn kĩ năng làm bài tập, tạo từ ngữ mới.
- Giúp học sinh có ý thức chọn lọc, cân nhắc khi sử dụng từ ngữ vay mượn, tránh lạm dụng.
- Tích hợp các văn bản đã học, sự phát triển của từ vựng.
* Trọng tâm: Các phương thức chuyển
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài, từ điển Tiếng Việt, bảng phụ.
Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Từ vựng của Tiếng Việt phát triển như thế nào?
3. Bài mới: 37'
* Giới thiệu bài
Từ vựng Tiếng Việt không chỉ phát triển về nghĩa mà còn phát triển về số lượng.
Hoạt động của thầy trò
H: Tìm những từ ngữ mới được cấu tạo gần đây trên cơ sở các từ: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu từ thức
H: Hãy giải thích các từ ngữ đó?
H: Tìm những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình " X + tặc"?
H: Giải thích nghĩa của những từ mới tạo ra đó?
H: Từ các vd a, b, em rút ra những nhận xét gì? (phát triển từ vựng bằng cách tạo thêm những từ ngữ mới)
- Học sinh đọc 2 vd a, b trên bảng phụ
H: Chỉ rõ những từ ngữ Hán việt trong phần trích a, b?
H: Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ các khái niệm sau?
a) AIDS; b) Maketting.
H: Những từ này có nguồn gốc ở đâu?
H: Từ 2 vd, em rút ra nhận xét gì về sự phát triển của từ vựng?
- Học sinh đọc - nêu yêu cầu bt1
- Chia nhóm thảo luận.
- Nhóm trình bày - nhận xét.
- Giáo viên sửa chữa.
- Học sinh đọc - nêu yêu cầu bt 2.
- Giáo viên chia nhóm.
- THi nhanh giữa các nhóm (5')
+ Hiệp định khung: hoạt động có tính chất nguyên tắc chung về một vấn đề nào đó (lớn, quan trọng) được 2 tổ chức hoặc 2 Chính phủ kí kết, coi đó là chứng cớ để kí kết những hiệp định cụ thể.
+ Đa dạng sinh học: Sự đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
- Học sinh đọc - nêu yêu cầu bt 3
- Học sinh hoạt động cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa
Nội dung
I- Bài học: 
1. Tạo từ ngữ mới
a) VD: SGK, tr. 72, 73
- Điện thoại nóng, điện thoại di động.
- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế.
- Kinh tế trí thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
- Lâm tặc: kẻ phá hoại tài nguyên rừng.
- Hải tặc: Kẻ cướp tầu biển.
- Tin tặc: Kẻ dùng kiến thức xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
- Gian tặc: Những kẻ gian manh, trộm cắp.
- Nghịch tặc: Kẻ phản bội làm giặc.
* Ghi nhớ (SGK, tr. 73)
2. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
a) Ví dụ: SGK, tr. 73
b) nhận xét : Từ Hán Việt:
a) Thanh minh tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, đoan trang, tiết, trinh bạch.
- Vay mượn từ của ngôn ngữ tiếng Anh.
c) Ghi nhớ: SGK, 74
II- Luyện tập: 17'
1. Bài 1: a) X + trường: thị trường, chiến trường, thương trường, phi trường, thao trường, lâm trường
b) X + tập: học tập, thực tập, kiến tập, luyện tập, sưu tập, tuyển tập
c) X + hoá: lão hoá, cơ giới hoá, thương mại hoá, trừu tượng hoá
d) X + điện tử: thư điện tử, giáo dục điện tử, thương mại điện tử, dịch vụ điện tử
2. Bài 2: năm từ ngữ mới được dùng phổ biến: 
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc một thao tác KT nhất định.
- Cầu truyền hình: truyền hình tại chỗ các lễ hội giao lưu, trực tiếp thông qua hệ thống camera ghi lại các địa điểm cách xa nhau về cự li địa lí.
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng quán nhỏ, tạm bợ.
- Đường cao tốc: Đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao 100km/h trở lên.
- Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại có uy tín trên thị trường.
3. Bài 3:
a) Từ mượn tiếng Hán: Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ
b) Từ mượn ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, rađiô, cà phê, ca nô.
4. củng cố: 
Nêu rõ các hình thức phát triển của từ vựng?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học ghi nhớ 1, 2
- Hoàn thành bt 4 (SGK)
- Sưu tầm một số từ mượn, cấu tạo từ mới trong thế giới gần đây.
- Chuẩn bị bài : thuật ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25.doc