Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 29: Thuật ngữ

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 29: Thuật ngữ

THUẬT NGỮ

Soạn: 24/09/2009

Dạy:

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Bài dạy giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.

- Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.

- Giúp học sinh có những kiến thức mới để thích ứng với xu thế cuộc sống hiện đại.

* Trọng tâm: khái niệm + luyện tập.

B, CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc kĩ, nghiên cứu bài dạy, tìm tài liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ ghi VD + bài tập.

Học sinh: Chuẩn bị bài cũ và bài mới tốt.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 29: Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29
thuật ngữ
Soạn: 24/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt:
Bài dạy giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
- Giúp học sinh có những kiến thức mới để thích ứng với xu thế cuộc sống hiện đại.
* Trọng tâm: khái niệm + luyện tập.
B, Chuẩn bị: 
Giáo viên: Đọc kĩ, nghiên cứu bài dạy, tìm tài liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ ghi VD + bài tập.
Học sinh: Chuẩn bị bài cũ và bài mới tốt.
B. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, phân biệt dẫn lời và dẫn ý?
3, Bài mới: 39'
* GTB:
Thuật ngữ là một lớp từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ, lớp từ vựng này bao gồm các từ và ngữ cố định gọi chung là từ ngữ, biểu thị các khái niệm khoa học, kĩ thuật công nghệ có những đặc điểm cơ bản. Tính chính xác, hệ thống, qtế đặc biệt là tính chính xác.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm thuật ngữ.
- Đọc 2 cách giải thích từ nước và từ muối.
H: Hãy so sánh cách giải thích của 2 từ "nước" và "muối" ở 2 cách a, b?
H: Cách giải thích nào cần đến kiến thức chuyên môn hoá học? (cách 2)
Giáo viên gọi học sinh đọc các định nghĩa ở VD b.
H: Em học những định nghĩa này ở những bộ môn nào? sử dụng chủ yếu ở những văn bản nào? (văn bản khoa học)
H: Qua các VD a, b em hiểu thuật ngữ là gì? thường được dùng ở các loại văn bản nào?
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ
H: VD minh hoạ.
Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ
H: Quan sát lại các VD b phần I còn có nghĩa khác nào? (không)
H: ở vd a, b phần II, từ muối nào có sắc thái biểu cảm? (muối b).
H: Từ các VD trên, hãy cho biết từ ngữ có đặc điểm gì? (chỉ biểu thị một khái niệm, hoặc mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ) -> không có tính biểu cảm.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ 2
Hướng dẫn học sinh làm bài tập TH
Yêu cầu: 
+ Đọc kĩ các bài tập.
+ Xác định yêu cầu cần đạt.
+ Thực hành.
 + Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Bài tập 1: Điền thuật ngữ lĩnh vực khoa học (gọi 1, 2, 3 học sinh lên bảng).
 Bài tập 2: Học sinh giải thích cách dùng từ phương trình.
- Bài tập 3: Phân biệt thuật ngữ với từ ngữ trong vd.
- Bài tập 4: Định nghĩa từ theo thuật ngữ và từ gọi thông thường.
Bài tập 5: Phân biệt hiện tượng đồng âm của một thuật ngữ.
Các bài tập 2 -> 5 gọi học sinh khá, giỏi.
I- thuật ngữ là gì? 
1. VD
a) Giải thích nghĩa từ nước và từ muối?
- Cách 1: Dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật (dạng, màu, mùi vị, có ở đâu)
- Cách 2: Thể hiện được những đặc tính bên trong (cấu tạo, quan hệ giữa các yếu tố 
b) Các bộ môn: Địa lí, hoá học, Tiếng Việt, toán học.
- Chủ yếu ở văn bản khoa học, kĩ thuật công nghệ.
2. Kết luận, ghi nhớ
- Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học kĩ thuật, công nghệ thường được sử dụng ở các văn bản khoa học, kĩ thuật, công nghệ.
II- Đặc điểm của thuật ngữ: 
1. VD:
a) Các định nghĩa VD b phần 1 chỉ có một khái niệm duy nhất.
b) Muối là một hợp chất
-> Không có tính biểu cảm -> thuật ngữ.
2. Kết luận, ghi nhớ
Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại, thuật ngữ không có tính biểu cảm.
III- Luyện tập: 25'
1. Điền thuật ngữ thích hợp
a) Lực (Vật lí)
b) Xâm thực (Địa lí)
c) Hiện tượng hoá học (hoá học)
d) Trường từ vựng (ngữ văn)
đ) Di chỉ (lịch sử)
e) THụ phấn (sinh học)
g) Lưu lượng (địa lí)
h) Trọng lực (vật lí)
i ) Khí áp (địa lí)
l) Đơn chất (hoá học)
m) Thi tộc phụ hệ (Lịch sử)
n) Đường trung trực (toán học)
2. Từ phương trình được dùng theo nghĩa ẩn dụ.
3. a) Hỗn hợp là một thuật ngữ.
b) Hỗn hợp là một từ thông thường
4. Định nghĩa từ cá của học sinh, là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
- Cách gọi thông thường: cá heo, cá voi.
5. Dùng ở 2 lĩnh vực khác nhau
Thị trường kinh tế và thị trường quang học.
4, Củng cố hướng dẫn về nhà: 
- Thuật ngữ là gì? đặc điểm của thuật ngữ?
5, Hướng dẫn về nhà:
 Hoàn thành các bài tập 1 -5 (SGK) và 1 - 8 (SBT)
- Nắm chắc lí thuyết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc