Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

Soạn:29/09/2009

Dạy:

A- Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh thấy được vai trò của miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn tự sự.

- Rèn kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.

- Tích hợp: Văn tự sự, văn miêu tả.

* Trọng tâm: Viết đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả.

B- Chuẩn bị:

GV: Nghiên cứu, thảo luận, bảng phụ.

HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/ ổn định:

2/ Kiểm tra: Xen trong giờ.

3/ Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự
Soạn:29/09/2009
Dạy:
A- Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được vai trò của miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn tự sự.
- Rèn kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Tích hợp: Văn tự sự, văn miêu tả.
* Trọng tâm: Viết đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả.
B- Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, thảo luận, bảng phụ.
HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra: Xen trong giờ.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
HĐ của thày và trò
Học sinh đọc ví dụ đoạn văn trong SGK trang 91.
H: Đoạn trích kể về việc gì?
(Vua Quang Trung tiến đánh quân Thanh)
H: Việc ấy diễn ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết thúc sự việc)
H: So sánh các sự việc diễn ra do học sinh nêu và đoạn trích? (sự việc đã đủ chưa? đoạn nào sự việc thể hiện sinh động hơn? vì sao?)
H: Từ đó em rút ra nhận xét gì về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? (Ghi nhớ - học sinh đọc)
- Học sinh đọc - nêu yêu cầu bài tập 1
H: VD khi tả TV, tác giả chú ý đến chi tiết nào? làm thế nào để những chi tiết ấy thể hiện cụ thể, sinh động?
(biện pháp nghệ thuật ước lệ, so sánh, ẩn dụ)
(thảo luận nhóm)
 Học sinh đọc - nêu yêu cầu bài tập 2
H: Nguyễn Du đã chọn lọc những chi tiết nào để miêu tả và làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân?
- Học sinh hoạt động độc lập.
 Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 3
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện cho nhóm trình bày.
Nội dung
I- Bài học:
1/ Vai trò của miêu tả trong văn tự sự:
a) Ví dụ: SGK.
b) Nhận xét:
- Đoạn văn vừa kể việc, vừa miêu tả làm cho sự việc diễn ra sinh động, cụ thể.
c) Kết luận:
Ghi nhớ (SGK trang 92)
II- Luyện tập: 
1/ Bài 1: 
- Tả TV: tác giả chú ý tả khuôn mặt, lông mày, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da -> dùng biện pháp ước lệ, so sánh, ẩn dụ -> vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu đoan trang của TV.
- Tả Thuý Kiều: Cũng bằng bút pháp ước lệ: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
=> Các yếu tố miêu tả đó là cho nhân vật như hiện ra cụ thể trước mắt người đọc, người đọc như thấy cảnh và người có thật.
2/ Bài 2: Viết một đoạn văn kể về việc chị em Kiều đi chơi xuân trong buổi Thanh minh.
Yêu cầu: Kể việc Thuý Kiều và Thúy Vân đi chơi xuân có yếu tố miêu tả: cảnh vật, khung cảnh mùa xuân.
3/ Bài 3:
- Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của em.
(Dựa vào sự miêu tả của Nguyễn Du để lựa chọn từ ngữ bằng lời văn của mình)
4/ Củng cố: 
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự?
5/ Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thành bài tập về nhà.
- Ôn tập văn tự sự, KH yếu tố miêu tả: Viết bài tập làm văn số 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32.doc