Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Tiết 40

MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh nắm được thế nào là miêu tả nội tâm, vai trò, nội dung của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Tích hợp: Các đoạn trích trong các tác phẩm "truyện Kiều" "Lục Vân Tiên", nội dung Tiếng Việt ở các bài đã học.

- Rèn học sinh kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

B. Chuẩn bị:

Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ.

Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40
miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được thế nào là miêu tả nội tâm, vai trò, nội dung của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tích hợp: Các đoạn trích trong các tác phẩm "truyện Kiều" "Lục Vân Tiên", nội dung Tiếng Việt ở các bài đã học.
- Rèn học sinh kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ.
Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
3. Bài mới: 37'
- Học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Học sinh đọc đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (bảng phụ)
H: Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng Thuý Kiều?
- Miêu tả tâm trạng hay còn gọi là miêu tả nội tâm.
H: Vì sao em biết đoạn 1.3 miêu tả bên ngoài, có đặc điểm miêu tả nội tâm? (Nội tâm: Kiều nghĩ, nhớ về người thân, thân phận cô đơn, bơ vơ của Kiều)
H: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm của nhân vật?
(Sự phân biệt giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm chỉ là tương đối: "Cảnh nào  bao giờ".
H: Tìm một số đoạn miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm nhân vật trong "Truyện Kiều"? (học sinh tìm).
H: Qua vd, cho biết thế nào là miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm?
H: Miêu tả nhân vật trong văn bản tự sự có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật?
- Học sinh đọc 2 vd trong SGK.
H: Tâm trạng của nhân vật TK, LHạc được biểu hiện như thế nào?
- Học sinh đọc đoạn: sau tự viết bộ lộ cảm xúc trực tiếp.
H: So sánh với đoạn văn trên, có gì khác khi miêu tả nội tâm ở đoạn trước?
H: Vậy, có mấy cách miêu tả nội tâm?
- Học sinh đọc - nêu yêu cầu BT 1.
H: Chỉ rõ những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của MGS? Những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều?
-> Chuyển thành một đoạn văn tự sự (ngôi 1 hoặc ngôi 3)
- Học sinh đọc - học sinh khác nhận xét -> Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
- Giáo viên lưu ý học sinh khi kể gắng làm nổi bật tâm trạng của Kiều lúc gặp HT.
- Kể theo ngôi 1.
- Học sinh chuẩn bị 5 - 7' -> trình bày, nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Học sinh đọc - nêu yêu cầu BT.
- Giáo viên gợi ý học sinh cách làm (việc gì, diễn biến, suy nghĩ khi gây ra việc không hay).
I- Bài học: 20'
1. Miêu tả nội tâm là gì?
a) Ví dụ: "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
b) Nhận xét: 
- Miêu tả cảnh sắc bên ngoài : Đ1.
 Đ3.
- Miêu tả tâm trạng TK: Đ2.
- Miêu tả bên ngoài: bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người có thể quan sát trực tiếp được.
- Miêu tả nội tâm: Những suy nghĩ của nhân vật không nhìn thấy.
- Miêu tả cảnh bên ngoài để bộc lộ tâm trạng bên trong của nhân vật TK.
c) Kết luận:
- Miêu tả bên ngoài là việc miêu tả chân dung, hình dáng, hành động và cảnh vật, màu sắc có thể quan sát trực tiếp.
- Miêu tả nội tâm: là sự tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật (không quan sát trực tiếp được)
=> Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
2. Cách miêu tả nội tâm.
a) VD: SGK.
b) Nhận xét:
- Nội tâm nhân vật TK,lão Hạc được miêu tả qua cảnh vật nét mặt, cử chỉ.
- Nội tâm của nhân vật được miêu tả một cách trực tiếp: trực tiếp bộc lộ cảm xúc.
c) Kết luận:
Ghi nhớ: SGK tr. 117
II- Luyện tập: 17'
1. Bài 1:
- Câu thơ miêu tả chân dung MGS:
"Quá niên bảnh bao"
- Câu thơ miêu tả tâm trạng Kiều:
"Nỗi . mặt dày"
VD: Tôi nhìn thấy trước mắt một chàng SV trường Quốc Tử Giám"
2. Bài 2: Đóng vai Kiều kể lại cuộc báo ân báo oán.
3. Bài 3: 
- Việc gì?
- Diễn biến như thế nào?
(Chú ý tâm trạng sau khi gây ra sự việc không hay đó).
4. Củng cố: 2'
Thế nào là miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học nội dung ghi nhớ.
- Làm BT vào vở BT.
- Chuẩn bị bài: "Chương trình đp"

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40.doc