Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 11

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 11

Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá

 Huy Cận

A. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài học, giúp học sinh:

 - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu ) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bào thơ.

 B Chuẩn bị:

- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9.

- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

B. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

Bước 2: Kiểm tra bài cũ

- Đọc diễn cảm Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật )

- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm

- Em hiểu như thế nào về câu thơ: Chỉ cần trong xe có một trái tim

Bước 3: Bài mới

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2006
 Ngữ văn. Bài 11. Tiết 51:
Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
	 Huy Cận
Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học, giúp học sinh:
 - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu ) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bào thơ.
 B Chuẩn bị:
- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9.
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Đọc diễn cảm Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật )
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm
- Em hiểu như thế nào về câu thơ: Chỉ cần trong xe có một trái tim
Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thúc hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Yêu cầu học sinh theo dõi sgk
HS đọc chú thích * ( T141 )
? Nêu những nét chính về tác giả?
? Xuất xứ tác phẩm?
- GV giới thiệu thêm về tác giả.
GVđọc mẫu một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp.
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Nội dung miêu tả của bài thơ là gì?
? Trong thơ trữ tình, sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm cần được hiểu như thế nào?
? Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
? Nên hiểu bài thơ này chỉ phản ánh hiện thực đánh cá trên biển hay còn là một bài ca lao động?
- Nên hiểu đây còn là một bài ca lao động trên biển
+ Câu hát căng buồm ra khơi.
+ Câu hát kéo cá trên biển.
+Câu hát căng buồm trở về.
Theo dõi 2 khổ thơ đầu
? Đọc hai câu thơ đầu?
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
? Diễn tả cảnh tượng như thế nào?
? Khi màn đêm buông xuống biển thì sự việc nào được diễn ra?
? So sánh với sự việc 2 câu thơ đầu. Nhận xét?
? Âm thanh ( câu hát ) được diễn tả bằng hình ảnh nào?
? Hình ảnh này có ý nghĩa gì?
? Nội dung của câu hát thứ nhất trong bài ca dao là gì?
Theo dõi chú thích sgk.
Độc lập
Độc lập
Đọc bài.
Độc lập
Độc lập.
Độc lập.
So sánh.
Nhận xét
Giới thiệu chung:Tác giả:
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
- Cù Huy Cận ( 1919 – 2005 ); quê: Ân Phụ, Vụ Quang ( Đức Thọ – Hà Tĩnh ).
- Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập Lửa thiêng.
- Từng giữ nhiều trọng trách trong cơ quan cách mạng
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT ( 1996 )
2. Tác phẩm:
- Năm 1958, nhà thơ đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
- Bài thơ được sáng tác trong thời gian đó và in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Đọc – tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: 1,2
2. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản:
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm.
+ Nội dung miểu tả: Đoàn thuyền ra khơi, đánh bắt, trở về.
+ Nội dung biểu cảm: Cảm hứng về đoàn thuyền, về con người lao động ở ba thời điểm trên.
Miêu tả để biểu cảm, biểu cảm thông qua miêu tả.
- Nhân vật trữ tình: ta, đồng thời là tác giả. tác giả đã hóa thân vào người lao động đánh cá để cảm nhận cuộc sống trên biển.
- Chia ba đoạn.
a. Khổ thơ đầu.
b. Những khổ thơ ở giữa
c. Khổ thơ cuối.
3. Phân tích:
a. Câu hát căng buồm ra khơi.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Nghệ thuật so sánh, nhân hóa gợi tả cảnh biển khi hoàng hôn xuống, một ngày trôi qua, bắt đầu sự nghỉ ngơi.
- Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
 Sự việc tương phản với hoàn cảnh ở hai câu thơ đầu: con người bắt đầu một công việc quen thuộc ( lại ra khơi)
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
- Tiếng hát : biểu hiện niềm vui, niềm lạc quan khí thế hăng say nhiệt tình của người lao động, mở đầu một đêm lao động hào hứng, khẩn trương.
* Khổ thơ thứ nhất ca ngợi tinh thần lao động lạc quan say mê của con người trước biển cả. Với họ được ra khơi đánh cá là một niềm vui, niềm hạnh phúc.
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc diễn cảm nội dung bài thơ.	
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn: Bếp lửa.
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2006
 Ngữ văn. Bài 11. Tiết 52:
Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
 Huy Cận
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Tiếp tục giúp học sinh tìm hiểu bài thơ để cảm nhận được:
	- Vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên hài hòa với vẻ đẹp của cuộc sống lao động khỏe khoắn hăng say trên biển.
	- Niềm vui và tin yêu của nhà thơ Huy Cận trước đất nước và con người đang xây dựng cuộc sống mới.
	- Đan xen miêu tả và biểu cảm, các hình ảnh thơ mới lạ được xây dựng là những nét sáng tạo của bài htơ này.
	- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Tiếp tục soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng có diễn cảm bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận?
	- Nêu những nét chính về cấu trúc của bài thơ?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Khổ thơ thứ hai như một bài hát biểu hiện niềm phấn khởi, say mê trước cảnh đẹp quê hương?
Yêu cầu học sinh chú ý đoạn thơ thứ hai. ( Khổ 1 và 2 )
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật? ( Thực chất đây là cảnh gì ?)
? Những câu thơ lạ nhất về cá là những câu thơ nào?
? Nêu nhận xét của em về cách sử dụng ngôn ngữ miêu tả cá của tác giả?
? Cách viết đó đã mang lại hiệu quả gì?
? Theo em, để vẽ được bức tranh thơ hấp dẫn như thế, nhà thơ Huy Cận cần vận dụng những năng lực nghệ thuật nào?
- Học sinh thảo luận để trình bày ý kiến, quan điểm của mình.
- GV đọc 2 khổ thơ tiếp.
- Tiếp tục mạch cảm xúc dạt dào, niềm say mê lao động của con người. Hình ảnh thơ mộng bay bổng dù công việc đánh ca không hề nhẹ nhàng.
? Kết quả công việc đánh cá được thể hiện qua lời thơ nào?
? Nhận xét về hình ảnh thơ?
- Câu hỏi thảo luận:
1. Lời thơ : Ta hát bài ca gọi cá vào - Gõ thyền đã có nhịp trăng cao - Biển cho ta cá như lòng mẹ -Nuôi lớn đời ta tự buổi nào gợi cho em cách hiểu như thế nào về tâm tình của người lao động trên biển?
2. Từ bức tranh thơ này nhà thơ đã thể hiện cách nhìn như thế nào về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống của chúng ta?
? Bài thơ có một từ được nhắc lại nhiều lần. Đó là từ nào? Mục đích của việc nhắc lại nhiều lần như vậy?
? Tác dụng của việc nhắc lại câu thơ này? 
- Ra đi: hào hứng, phấn khởi
- Trở về: vui vẻ, mãn nguyện.
Yêu cầu học sinh chú ý hai câu cuối
? Nhận xét cảnh được miêu tả?
- HS đọc ghi nhớ sgk
? Qua bài thơ, vẻ đẹp nào của cuộc sống được phản ánh?
? Từ bài thơ, em rút ra kinh nghiệm gì khi viết văn miêu tả và biểu cảm?
Đọc bài.
Độc lập
Độc lập
Độc lập.
Độc lập.
Thảo luận tự do
Nhận xét
Độc lập
Thảo luận nhóm
Nhận xét.
Thảo luận tự do
Độc lập
Nhận xét
Độc lập
Nhận xét.
Đọc ghi nhớ.
Độc lập.
Thảo luận nhóm.
II. Đọc - hiểu văn bản
3. Phân tích
b. Cảnh đoàn thyền đánh cá trên biển
Thuyền ta lái gió  buồm trăng
Lướt  mây cao  biển bằng
 đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận 
 Bút pháp lãng mạn ( miêu tả đặc sắc với những hình ảnh có tính chất tạo hình) con thuyền hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ, con người lớn ngang tầm với vũ trụ và công việc đánh cá tràn đầy chất thơ.
Cá thu biển đông như đoàn thoi...
....Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Cá Song lấp lánh đuốc đen hồng
...Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
....Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông..
Dùng đại từ xưng hô em để gọi cá. Động từ, tính từ gợi tả độc đáo
 Các loài cá trong con mắt đầy cảm xúc trữ tình của tác giả trở thành đối tượng của tình yêu lao động.Từ đó, dựng nên bức tranh thơ mộng màu sắc kì ảo về biển và có sức lôi cuốn người đọc người nghe.
- HS thảo luận: 
+ Trực tiếp quan sát.
+ Có trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú.
+ Có tâm hồn nhạy cảm.
+ Tấm lòng tha thiết với vẻ đẹp và sự giàu có của đất nước.
....Ta kéo xoăn tay đàn cá nặng 
....Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Công việc lao động hết sức vất vả, khẩn trương song đạt được kết quả tốt đẹp gợi niềm vui trở về
- HS thảo luận:
1. + Lạc quan trong lao động.
 + Ân tình với biển cả.
 + Yêu biển và tin yêu cuộc sống
2. + Thiên nhiêm thống nhất hài hòa với con người.
+ Con người lao động làm chủ thiên nhiên làm chủ cuộc sống.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Câu hát/ hát rằng/ ta hát
 Bài thơ như một khúc ca lao động say mê, tràn đầy hứng khởi thể hiện niềm lạc quan.
Câu hát căng buồm với gió khơi
 Câu thơ nhắc lại như một điệp khúc của bài hát Vẻ đẹp hùng tráng và nhịp điệu khẩn trương của của đoàn thuyền khi trở về.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
 Cảnh bình minh đẹp đẽ, huy hoàng, con thuyền trở về với cá nặng đầy khoang nét đẹp và niềm vui cuộc sống lao động.
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
- Vẻ đẹp của cuộc sống:
+ Thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ
+ Con người lao động dũng cảm, tài giỏ luôn làm chủ cuộc sống
- Khi miêu tả, ngoài quan sát còn cần đến trí tưởng tượng, liên tưởng.
- Muốn biểu cảm sâu sắc phải có cảm xúc mãnh liệt, dồi dào.
	Bước 4: Củng cố.
	- Đọc diễn cảm bài thơ?
	- Trong các câu thơ tả cá, em thích câu thơ nào nhất ? Vì sao?
	- Hình ảnh thơ nào kì vĩ nhất trong bài thơ? Nêu cảm nhận của em?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà.
	- Học thuộc bài.
	- Nắm chắc nội dung.
	- Soạn bài Bếp lửa
 ________________________________________________________________
Thứ bảy ngày 19 tháng 11 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 11. Tiết 53:
Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng 
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học, giúp học sinh:
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã họ từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ tượng thanh, tượng hình, một số biện pháp tu từ...)
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn bản và giao tiếp
	B. Chuẩn bị:
- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
- HS: Ôn tập, làm trước bài tập.
	C. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Bước 2: Kiểm tra bài về nhà
Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Nhắc lại khái niệm về từ tượng thanh và từ tượng hình? 
? Lấy ví dụ minh họa?
- Khúc khích, ào ào, rì rào...
- Lênh khênh, thăm thẳm....
? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
? Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng?
? Em đã học những phép tu từ nào?
? Nhắc lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ?
?Lấy ví dụ minh họa?
- So sánh: Mây như bông 
- Nhân hóa: Ông trời mặc áo giáp
- Ân dụ: Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
- Hoán dụ: Aó nâu liền với áo xanh..
? Nhắc lại khái niệm phép nói quá, nói giảm,nói tránh? Lấy ví dụ minh họa?
- Nói quá: mắng như tát nước vào mặt
- Nói giảm, nói tránh: Bác đã đi rồi ssao Bác ơi
- Điệp ngữ: 
Một bếp lửa chờn vờn...
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm..
- Chơi chữ: bà già đi chợ cầu Đông...
...Lợi thì có lợi nhhưng răng không còn..
? Phân tích nét độc đáo của biện pháp nghệ thuật?
- Chia 5 nhóm, mỗi nhóm một câu.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gọi học sinh nhận xét.
? Vận dụng kiểm tra về tu từ để phân tích nét độc đáo về nghệ thuật của những câu thơ trong BT3 ( 147 )?
- 
Độc lập.
Độc lập
Thảo luận nhóm
Độc lập
Độc lập
Hoạt động nhóm.
Thảo luận tự do.
 I. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
1. Khái niệm: 
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người...
 - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thia scủa sự vật, con người...
2. Bài tập:
Lý thuyết:Bài tập:
- VD từ tượng thanh về tên loài vật:
tắc kè, tu hú, chèo bẻo, mèo, bò, cuốc.
- Những từ tượng hình:
+ Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
+Tác dụng: miêu tả đám mây một cách cụ thể, sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng:
1. Lý thuyết:
- Sosánh: đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- ẩn dụ: là tên gọi sự việc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Nhân hóa: gợi hoặc tả vật, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm 
cho mọi vật trở lên gần gũi với con người
- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tí-nh chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
- Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn
 2. Bài tập:
 - Bài tập 2: sgk - 147
 a. Phép ẩn dụ tu từ: 
 - hoa, cánh: dùng để chỉ Kiều và cuộc đời nàng.
 - lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều
Diễn tả sự mong manh trước bão tố cuộc đời.
 b. Phép tu từ so sánh: tiếng đàn được so sánh với âm thanh của tự nhiên để nhấn mạnh cái hay của giai điệu.
 c.Phép nói quá: vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều còn hơn cả tự nhiên.
 d. Phép nói quá: cực tả sự xa cách giữa cảnh ngộ, thân phận Thúc Sinh – Kiều.
 e.Biện pháp chơi chữ: tài và tai
- Bài tập 3: sgk 147
a. Phép điệp ngữ ( còn ) và từ nhiều nghĩa ( say sưa ): chàng trai thể hiện tình cảm của mình một cách mạnh mẽ và kín đáo.
b. Phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
 c.Phép so sánh mà tác giả miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cánh rừng đêm trăng
d.Phép nhân hóa mà thiên nhiên trở lên sinh động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
e. Phép ẩn dụ tu từ: thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
	Bước 4: Củng cố
- Có bao nhiêu biện pháp tu từ đã học? 
- Nhắc lại những đơn vị kiến thức đã ôn tập trong tất cả các bài tổng kết?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà
- Học bài. Nắm vững nội dung
- Làm bài tập 3 ( sgk – T147 ), BT3 ( T71 – Bài tập ngữ văn )
 _________________________________________________________________
	Thứ bảy ngày 19 tháng 11 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 11. Tiết 54:
	Tập làm văn: Tập làm thơ tám chữ
	A. Mục tiêu cần đạt:
	 Qua bài học, giúp học sinh:
	- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
	- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm kỹ năng cảm thụ thơ ca.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Tập làm bài thơ tám chữ, sưu tầm một số bai fthơ tám chữ.
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Hãy nhắc lại đặc điểm của thể thơ bảy chữ?
	- Đọc một bài thơ bảy chữ?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt độngcủa HS
Kiến thức cần đạt
Đọc các ví dụ trong bài 1 ( T148 )
? Số lượng chữ ở mỗi dòng thơ?
? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn?
? Nhận xét về cách gieo vần đó.
? Xác định cách ngắt nhịp trong mỗi đoạn và nhân xét. 
? Từ việc tìm hiểu trên đây, em hãy nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ?
Học sinh đọc ghi nhớ sgk ( T 150 )
? Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp ở bài 1 ( T150 )
? Sửa lỗi ở câu thứ 3 ( BT3 – T151 )
? Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống?
? Tìm từ đã bị chép sai trong đoạn thơ và nêu rõ lí do vì sao em cho là như vậy? Hãy sửa lại cho đúng?
? Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ? 
VD: Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương?
Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
Theo dõi ví dụ.
Nhận xét.
Nêu cảm nhận
Đọc ghi nhớ
Độc lập.
Độc lập
Thảo luận tự do
Hoạt động nhóm.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Tìm hiểu ví dụ:
- Mỗi dòng thơ đầu có tám chữ
- Vần: 
a. tan - ngàn ; mới - gội ;
 bừng - rừng ; gắt – mật
 Gieo vần chân theo từng cặp khuôn âm
b. về – nghe ; học – nhọc ; bà - xa
 Gieo vần chân theo từng cặp.
c. ngát – hát ; non – son
 đứng – dựng ; Tiên – nhiên
Gieo vần chân, gián cách theo từng cặp
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, không theo một công thức nào
2. Ghi nhớ: sgk
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ:
Bài tập 1: sgk - 150
- Điền lần lượt các từ: ca hát, ngày qua, bát ngát , muôn hoa
Bài tập 2: sgk - 150
- Điền lần lượt các từ: cũng mất, tuần hoàn , đất trời.
Bài tập 3: sgk - 151
- Từ chép sai là rộn rã
- Vì không tạo nên sự hiệp vần cần thiết cho đoạn thơ.
- Sửa laị: vào trường
III. Thực hành làm thơ tám chữ
Bài tập 1: sgk - 151
- Điền lần lượt các từ: vườn, qua
Bài tập 2: sgk - 151
- HS tự làm.
	Bước 4: Củng cố
	- Nêu đặc điểm thể thơ tám chữ?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài, nắm vững nội dung
	- Thực hiện bài thực hành số 3 ( sgk - 151 )
	Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006
	Ngữ văn.Bài 11. Tiết 55:
Trả bài kiểm tra văn
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua tiết trả bài, giúp học sinh:
	- Củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học từ giá rtị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lối kể chuyện.
	- Học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để có hướng sửa chữa, khắc phục.
	- Rèn kỹ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra 15 phút ( Có đê bài kèm theo )
	Bước 3: Bài mới
	I. Đọc lại đề bài:
	II. Nêu yêu cầu của đề
	- GV nêu yêu cầu của đề và biểu điểm theo nội dung tiết 48.
	III. Nhận xét chung
	1. Những ưu điểm:
	- Học sinh bước đầu có ý thức chuẩn bị bài .
	- Một số bài viết có nhiều cố gắng trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
	- Một số bài làm tốt phần tự luận.
	Lan, Nhung, Hương, Trang, Thái.
	2. Nhược điểm:
	- Phần trắc nghiệm: 
	+ Một số bài còn bị nhầm lẫn do chưa đọc kĩ câu hỏi.
	+ Một số em chọn thừa phương án, không thật tiêu biểu.
	+ Trong mục điền tên thể loại: Phần lớn các bài làm đều hiểu chưa đúng yêu cầu thể loại: Truyện thơ( Chỉ ghi là thơ lục bát )
	- Câu hỏi số 5 cho cả hai đề: Tìm điểm giống nhau giữa Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên.( Thể loại, Ngôn ngữ, Cách xây dựng nhân vật)
	+ Học sinh hiểu sai yêu cầu của đề, nhiều bài lại chỉ ra những điểm giống nhau về nội dung.
	+ Nhiều bài trình bày còn chung chung chưa đi vào chi tiết cụ thể.
	- Phần tự luận: 
	+ Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận còn hạn chế. Diễn đạt thiếu mạch lạc.
	+ Nhiều bài còn để các gạch đầu dòng mà chưa chú ý viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
	+ Chưa biết kết hợp hai nhân vật để cùng nêu cảm nhận ( hai nhân vật yêu cầu trong từng câu đều có những nét tương đồng nhất định )
	- Diễn đạt nhìn chung còn rất hạn chế.
	- Viết bài rất cẩu thả: Trưởng, Tú, Kênh, Uý, Đoàn Trang.....
	- Vẫn còn bài viết sai lỗi chính tả: Hùng, Khanh, Vẻ, Thắng, Tuấn Anh.
	3. Hướng dẫn một số cách viết đoạn văn nêu cảm nhận:
	- Gv đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn phát biểu cảm nghĩ hay.
	- Yêu cầu học sinh thử viết lại phần mở bài.
	4. Trả bài - gọi điểm
Lớp
< 5
5 - 6
7 - 8
9 - 10
% trên TB
9B
	Bước 4: Củng cố
	- Yêu cầu học sinh đọc bài của mình.( 2 học sinh )
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học sinh tiếp tục ôn tập phần văn học trung đại.
	- Soạn bài Khúc hát ru nhưng em bé lớn trên lưng mẹ.
_______________________________________________________________________________
	Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu
_______________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc